Từ đồ thị 3.7 cho các nhận xét sau:
- Tỷ lệ nước trích ly càng lớn thì độ nhớt càng giảm.Tỷ lệ vảy: nước trích ly = 1: 2 cho dung dịch có độ nhớt cao nhất.
- Quá trình ngâm càng kéo dài thì sự hao hụt gelatin càng lớn do collagen và gelatin bị hòa tan một phần trong dung dịch axit, các sản phẩm thủy phân của gelatin càng nhiều. Điều này ảnh hưởng lớn đến độ nhớt của dung dịch gelatin. Từ đồ thị, em thấy tại thời gian ngâm 48 giờ cho dung dịch có độ nhớt cao nhất.
Từ những nhận xét trên, em chọn thời gian ngâm axit là 48 h và tỷ lệ vảy : nước trích ly là 1: 2 (w/v) cho các khảo sát tiếp theo.
3.6. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian trích ly đến độ nhớt của dung dịch gelatindung dịch gelatindung dịch gelatin dung dịch gelatin
Quá trình trích ly là một quá trình quan trọng, không thể thiếu trong công nghệ thu nhận gelatin từ các nguồn nguyên liệu khác nhau.
Mục đích: dưới tác dụng của nhiệt độ, collagen trong vảy cá ở trạng thái không hòa tan thủy phân thành gelatin ở trạng thái hòa tan.
SVTH: Hà Thị Thanh Tịnh – Lớp: 09H2A
Đề tài: Nghiên cứu quy trình thu nhận gelatin từ vảy cá đổng quéo (Branchiostegus japonicus) bằng phương pháp axit
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu nhận gelatin là:
- Nhiệt độ trích ly: nếu trích ly ở nhiệt độ quá cao (đun sôi) thì ngoài thành phần gelatin còn có các gelatose và gelatone ảnh hưởng đến độ dính và độ đông của gelatin, vì vậy nên duy trì ở nhiệt độ trích ly thấp để đảm bảo chất lượng gelatin. Trong quá trình khảo sát này, em chọn khảo sát nhiệt độ trích ly từ 70 ÷ 90 0C [30]. Vì vảy cá có nhiều liên kết ngang và lớp collagen ở trong cùng nên em không khảo sát nhiệt độ thấp hơn 70 0C vì nhiệt độ đó không đủ để trích ly gelatin và thời gian trích ly kéo dài dẫn đến không kinh tế.
- Thời gian trích ly: thời gian quá dài cũng ảnh hưởng đến chất lượng gelatin vì nó làm giảm độ nhớt và khả năng đông đặc của gelatin và làm màu sắc sậm lại. Do đó, cần trích ly trong thời gian ngắn.
- Tỷ lệ vảy : nước trích ly (w/v): yếu tố này đã khảo sát ở mục 3.5. Tiến hành khảo sát:
- Chuẩn bị dung dịch axit đã khảo sát ở trên. Quá trình tiến hành tương tự như trên. Em chuẩn bị 25 mẫu vảy cá mỗi mẫu 50 g. Ngâm với axit tỷ lệ 1 : 2 (w/v) trong 48 h. Ngâm xong, trích ly với tỷ lệ vảy : nước trích ly = 1 : 2 (w/v) ở các nhiệt độ 70; 75; 80; 85; 90 0C trong thời gian 1; 2; 3; 4; 5 h.
- Trích ly xong, tiến hành lọc và đo độ nhớt của dung dịch ở 60 0C. Kết quả khảo sát được thể hiện trong hình 3.8.
Từ đồ thị 3.8 cho các nhận xét sau:
Độ nhớt của dung dịch gelatin tăng lên và giảm dần theo chiều tăng nhiệt độ vì khi trích ly ở nhiệt độ cao thì sự phân cắt mạch collagen để tạo gelatin càng lớn nhưng nó lại thúc đẩy tiếp quá trình thủy phân gelatin làm giảm độ nhớt của dung dịch gelatin.
Ở 70 0C, độ nhớt của dung dịch gelatin tăng dần khi thời gian trích ly tăng nhưng giảm dần ở các điểm nhiệt độ khác. Điều này chứng tỏ rằng, thời gian trích ly dài cũng ảnh hưởng đến chất lượng gelatin.
Quan sát đồ thị, em thấy tại nhiệt độ trích ly 80 0C và thời gian trích ly là 2 h
SVTH: Hà Thị Thanh Tịnh – Lớp: 09H2A
Đề tài: Nghiên cứu quy trình thu nhận gelatin từ vảy cá đổng quéo (Branchiostegus japonicus) bằng phương pháp axit
thì cho độ nhớt dung dịch đạt cao nhất (10.5 cP).
Hình 3.8 - Đồ thị biểu thị sự phụ thuộc của nhiệt độ và thời gian trích ly vào độ nhớt của dung dịch gelatin