Gắn giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 81)

giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên

Trong nhà trường, để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo, đội ngũ các thày, cô giáo không những chỉ nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, chống "lão hoá" về mặt kiến thức, chống sự "tụt hậu" về tư duy khoa học mà còn phải không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức, nhân cách của người giáo viên để

thực sự là những tấm gương sống động có tác dụng giáo dục, có sức cảm hoá sâu sắc nhất đối với học sinh, sinh viên.

Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, trách nhiệm của nhà trường, của các thày giáo, cô giáo càng nặng nề hơn, lớn lao hơn. "Mỗi giáo viên phải không ngừng trau dồi phẩm chất , nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi năng lực, khai thác hợp lý mối quan hệ tác động qua lại giữa thày và trò, giữa dạy và học, tạo ra động lực bên trong trong quá trình học tập, rèn luyện" [43, tr.1].

Để đẩy mạnh công tác giáo dục thì cùng với nhà trường và giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên. Trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ" Đảng ta đã khẳng định: Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách.

Gia đình vừa là một thiết chế xã hội, vừa là một nhóm tâm lý xã hội đặc biệt thực hiện các chức năng cao quý nhất là tái sản xuất ra con người, tái sản xuất ra những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Đó là nơi con người được sinh ra và nuôi dưỡng và là nơi đặt nền cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Gia đinh là hạt nhân của xã hội, là tiểu môi trường xã hội nhưng lại chứa đựng trong nó gần như đầy đủ các mối quan hệ của xã hội. Do đó, nó là môi trường đầu tiên để giáo dục ý thức công dân, tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội cho mỗi thành viên trong gia đình. Giáo sư Vũ Khiêu đã khẳng định: "gia đình là trường học đầu tiên để con người đi vào xã hội".

Có thể nói, thế mạnh của giáo dục gia đình là ở chỗ, gia đình có điều kiện để quan tâm, chú ý đến từng thành viên của mình, biết được những mặt mạnh, mặt yếu, hiểu được tâm lý, tính cách cũng như năng lực của từng thành

viên trong gia đình. Từ đó mà có những phương pháp tác động tích cực đối với từng đối tượng trên cơ sở tình thương yêu và trách nhiệm.

Từ xưa tới nay, thiết chế gia đình vẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt kinh tế lẫn đời sống tình cảm,đạo đức. Là nơi giữ gìn và truyền thụ những giá trị văn hoá dân tộc, là nơi đào luyện nhân cách của con người từ thủa ấu thơ cho tới lúc trưởng thành. Tục ngữ Việt Nam đã có câu: "Giỏ nhà ai, quai nhà nấy" hoặc "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh"… Do đó, vai trò của giáo dục gia đình đối với con cái ở mọi lứa tuổi, nhất là độ tuổi học sinh, sinh viên cần phải được nâng cao.

Thấy được vị trí và vai trò quan trọng của gia đình, năm 1994 Tổ chức Văn hoá thế giới đã lấy làm năm "quốc tế gia đình". Đây là một quyết định rất đúng đắn mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Bác Hồ của chúng ta cũng đã nói: "Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình hợp lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình" [33, tr.230]. Đảng ta cũng đã nhấn mạnh: Phải "xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phát huy sức mạnh của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị văn hoá dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác" [8, tr.112 ].

Cùng với nhà trường và gia đình thì xă hội có vai trò hết sức to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên. Khái niệm xã hội ở đây được hiểu là môi trường cuộc sống bên ngoài gia đình và nhà trường.

Vai trò của xã hội đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trước hết được thể hiện ở chỗ định hướng các giá trị, nhất là giá trị đạo đức của xã hội đối với học sinh, sinh viên. Ngăn chặn những khuynh hưiớng tự phát làm ảnh hưởng xấu đến đời sống đạo đức của học sinh, sinh viên, trong đó nhà nước và cộng đồng dân cư là hai bộ phận xã hội đóng vai trò quyết định trong việc định ra những định hướng giá trị đạo đức đúng đắn. Các giá trị đạo đức

mà ngày nay xã hội thừa nhận và làm theo bao gồm các giá trị đạo đức như: lòng yêu nước, yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc, đức tính nhân ái, lòng độ lượng, khoan dung… Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường cũng phải theo những giá trị đạo đức đó, nhằm bồi dưỡng tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức cho học sinh, sinh viên; nhằm biến những niềm tin, lý tưởng thành những hành vi đạo đức.

Tóm lại: Trên đây là những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong công cuộc đổi mới hiện nay của Học viện Ngân hàng. Các giải pháp trên phải được tiến hành một cách đồng bộ với nhau thì mới tạo nên sức mạnh tổng hợp. Không được buông lơi, bỏ sót hay xem nhẹ bất cứ một nội dung nào trong quá trình thực hiện.

Để các giải pháp trên thực thi có hiệu quả, nhất thiết phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, thống nhất của các cấp bộ đảng và chính quyền. Đó là điều kiện tiên quyết quan trọng, đảm bảo cho việc giáo dục đạo đức trong các nhà trường phát triển đúng định hướng, góp phần nhanh chóng đưa Học viện Ngân hàng trở thành "một trung tâm đào tạo có uy tín và chất lượng trong cả nước".

Nhà trường, gia đình và xã hội đều có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, sinh viên. Do đó, để tạo nên sức mạnh tổng hợp thì cần phải có sự tác động đa chiều từ nhiều phía; cần phải gắn giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và xã hội. Nếu buông lơi, bỏ sót, hay xem nhẹ bất cứ khâu nào thì đều phải trả giá, đều phải gánh chịu những hậu quả. Bác Hồ cũng đã từng nhấn mạnh: "Trường học phải liên hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội", và Đảng ta đã luôn đề cao quan điểm ấy, phải "kết hợp giáo dục nhà trường , giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể".

KẾT LUẬN

Triết học Mác-Lênin đã khẳng định, nhân cách đạo đức được hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của con người thông qua các hoạt động mang tính xã hội như giao tiếp, giáo dục, hoạt động trong các nhóm xã hội, trong đó giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, Bác Hồ đã từng nói:

"Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên"

Học sinh, sinh viên là một bộ phận đựợc tuyển chọn trong thanh niên Việt Nam. Họ có tuổi đời trung bình còn rất trẻ. Đây là giai đoạn nhân cách đang được hình thành và phát triển, đặc biệt là nhân cách nghề nghiệp. Do đó, trong giai đoạn này, vai trò giáo dục và tự giáo dục là hết sức quan trọng và cần thiết.

Học sinh, sinh viên Ngân hàng là nguồn nhân lực dự trữ to lớn không chỉ bổ sung cho ngành mà còn cho cả các ngành kinh tế khác. Đại bộ phận học sinh, sinh viên Ngân hàng là những thanh niên cần cù, sáng tạo, thông minh, có đạo đức lối sống trong sạch, lành mạnh, hăng hái tham gia các phong trào hoạt động, họ là những người nối tiếp, phát huy truyền thống của dân tộc, của nhà trường. Họ là lực lượng đáng tin cậy góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành, của đất nước.

Bên cạnh những học sinh, sinh viên ưu tú, sống có lý tưởng, hoài bão, mơ ước lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân, của đất nước thì vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên tỏ ra lười biếng trong học tập, buông thả trong lối sống, không chú ý đến học tập và rèn luyện, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu trung thực trong cuộc sống. Để tạo ra đựoc những học sinh, sinh viên Ngân hàng phát triển toàn diện cả về tri thức và đạo đức, để tạo ra nguồn nhân lực có chất lưọng để cung cấp cho hệ thống các Ngân hàng và các doanh

nghiệp trong cả nước thì cùng với việc nâng cao trình độ văn hoá khoa học, cần phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên.

Nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có những mặt trái của nó, nó đã gây những tác động tiêu cực, mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội nhất là vấn đề đạo đức lối sống. Chúng ta ai cũng biết rằng, trong điều kiên kinh tế thị trường, khoảng cách giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái thiện và cái ác là hết sức mong manh. Nếu mất bản lĩnh, thiếu tri thức và lương tâm nghề nghiệp thì con người khó mà giữ được cái khoảng cách mong manh ấy. Vì vậy, để khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức hiện nay ở một bộ phận học sinh, sinh viên nói chung và học sinh, sinh viên Ngân hàng nói riêng thì chúng ta phải đặc biệt chú ý đến vấn đề giáo dục đạo đức, coi giáo dục đạo đức là việc làm thường xuyên, lâu dài và mang tính cấp bách trong các nhà trường Trung hoc, Cao đẳng, Đại học Ngân hàng.

Muốn nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường Ngân hàng thì phải chú ý giải quyết một số giải pháp chủ yếu:

- Tạo lập một môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh.

- Đưa môn Đạo đức học, Đạo đức kinh doanh vào giảng dạy.

- Đổi mới nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.

- Tăng cường công tác giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật trong hoạt động tài chính, ngân hàng nói riêng. Nâng cao vai trò chủ động tự giáo dục của học sịnh, sinh viên.

- Gắn giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.

Tri thức là sức mạnh, nhưng nếu được sử dụng để phục vụ cho chủ nghĩa cá nhân thì tác dụng phá hại cũng rất lớn. Đó là lẽ vì sao Chủ tịch Hồ Chí Mỉnh rất quan tâm chú ý đến việc giáo dục đạo đức cách mạng, và Người gọi đạo đức cách mạng là cái nền, cái gốc của người cách mạng. Đối với tầng lớp trí thức là trí thức tương lai trong ngành Ngân hàng cũng không nằm ngoài cái chung đó. Quá trình hình thành đạo đức mới trong học sinh, sinh viên là quá trình "nội tâm hoá" những giá trị đạo đức nhằm tạo ra những lớp người vừa "hồng", vừa "chuyên" đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng như yêu cầu của sự nghiêp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 81)