Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 30)

hàng trong giai đoạn hiện nay

Như đã phân tích ở trên, trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Ngân hàng Việt Nam đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong việc đẩy lùi lạm phát , ổn định sức mua của đồng tiền, huy động vốn để đầu tư phát triển, thúc đẩy việc tăng trưởng kinh tế. Đảng ta đã coi Ngân hàng và hoạt động của Ngân hàng là mạch máu lưu thông trong nền kinh tế. Coi đó là "đột phá khẩu" trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh sinh viên có vai trò đặc biệt quan trọng là do:

Thứ nhất: Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng nhằm góp phần phát triển toàn diện nguồn nhân lực cho hệ thống Ngân hàng trong cả nước.

Để tiếp tục đổi mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá chung của đất nước, của ngành thì vấn đề then chốt và cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng phát triển nguồn lực con người. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói "Chiến lược con người là chiến lược số 1". Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng đã nhấn mạnh: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá" [8, tr.21]. Để phát triển nguồn

lực đó thì công tác giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đào tạo trong ngành Ngân hàng nói riêng giữ vai trò đặc biệt quan trọng mang tính quyết định.

Sự nghiệp giáo dục đào tạo bên cạnh việc xây dựng những lớp người "có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi" thì còn phải xây dựng những lớp người có "đạo đức trong sáng, có tác phong công nghiệp". Đó là những lớp người vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời dặn của Bác Hồ. Người đã từng nhắc nhở cán bộ tài chính, ngân hàng: "Cán bộ kinh tế tài chính phụ trách nhiều tiền của mà chưa hoàn toàn thông thạo việc quản lý tiền của ấy. Cho nên chúng ta cần phải ra sức học tập, quản lý tài sản quốc gia mà ngành mình phụ trách, đồng thời phải trau rồi đạo đức cách mệnh: cần, kiệm, liêm, chính, một lòng một dạ phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, tẩy trừ những thói tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu để cùng nhau tiến bộ" [34, tr.36].

Nói tới nguồn nhân lực trong Ngân hàng là nói tới yếu tố con người trong ngành Ngân hàng. Đó là những chủ thể của hoạt động kinh tế, có đầy đủ những năng lực phẩm chất, tạo nên nhân cách của họ. Từ đó làm nên sức mạnh của tập thể đơn vị. Sức mạnh của nguồn lực con người trong mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua sức mạnh của mỗi cá nhân. Nhân tố con người trong Ngân hàng vừa với tư cách là chủ thể của hoạt động quản lý kinh doanh, vừa với tư cách là khách thể của các quá trình kinh tế xã hội. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với các nguồn lực khác. Do đó, nguồn lực con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của hoạt động quản lý, kinh doanh của Ngân hàng.

Trong Ngân hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn giữ vai trò hết sức quan trọng, song nó chỉ được phát huy khi kết hợp chặt chẽ với nguồn lực con người Vì: "Nhân tố con người giữ vị trí trung tâm quyết định đối với toàn hệ thống các nhân tố khác" [14, tr.81]. Đảng ta cũng đã nhấn mạnh: "cần khai thác và sử dụng mọi nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất. Nguồn lực đó là nguồn lao động có trí tuệ, có tay nghề thành thạo, có phẩm

chất tốt đẹp, được đào tạo và phát huy bởi một nền giáo dục tiên gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước" [9, tr.9].

Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Đối với ngành Ngân hàng cách đây gần 1 thế kỷ, Lênin đã từng đánh giá: "Không có những Ngân hàng lớn sẽ không thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội" và Người đã ví hệ thống Ngân hàng giống như "bộ xương của chủ nghĩa xã hội". Ở nước ta hiện nay, Ngân hàng có vai trò hết sức to lớn, nó không những chỉ thu hút mọi nguồn vốn trong xã hội để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh mà còn là trung tâm tiền ,thanh toán mang lại lợi ích hết sức to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để Ngân hàng giữ được vai trò mũi nhọn của mình trong nền kinh tế thì việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc đào tạo, xây dựng và phát triển những con người vừa có trình độ trí tuệ vừa có năng lực thực hành, vừa phải có nhân cách đạo đức, mới tạo ra sự phát triển nhanh chóng và bền vững của Ngân hàng. Thực tế đã khẳng định một điều, nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Ngân hàng, đó chính là hệ thống các trường trung học, cao đẳng, đại học Ngân hàng trong cả nước. Trong hơn 40 năm qua, Học viện Ngân hàng đã đào tạo và đào tạo lại trên 36.000 cán bộ có trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng và trên 30.000 cán bộ có trình độ trung cấp cho ngành. Các học sinh, sinh viên tốt nghiệp từ Học viện đã và đang là nguồn nhân lực chủ yếu của hệ thống Ngân hàng. Nhiều người đã trở thành các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu về ngân hàng- tài chính tại Việt Nam, Lào và Cămpuchia [19].

Qua điều tra ở một số đơn vị Ngân hàng cho thấy, số cán bộ được đào tạo qua các cấp học của Học viện chiếm từ 65-70% [45]. Số còn lại được đào tạo ở một số trường khác. Với số liệu trên một lần nữa khẳng định: học sinh,

sinh viên Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Ngân hàng.

Thứ hai: Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên góp phần tích cực vào việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, chống lại những thói hư tật xấu. Những giá trị đạo đức đã được kết tinh hàng nghàn năm trong lịch sử dân tộc như lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức tự lực, tự cường, lòng nhân ái, khoan dung… Khi những giá trị đạo đức ấy biến thành tình cảm, động lực,nó sẽ giúp cho con người vượt qua mọi khó khăn gian khổ,vươn lên trong cuộc sống.

Để tạo ra nguồn lực tương lai bổ sung cho ngành Ngân hàng những lớp người "cường tráng về thể chất, phát triển về trí tuệ, phong phú về tâm hồn, có đạo đức và tác phong trong sáng" thì vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống, giáo dục ý thức tự lực tự cường, tinh thần hiếu học, lòng nhân ái… cho học sinh, sinh viên là vô cùng cần thiết, bởi vì, sức mạnh của nguồn nhân lực trong Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giáo dục đào tạo từ các bậc trung học, cao đẳng và đại học trong cả nước. Do đó, Học viện Ngân hàng trong những năm qua đã không ngừng được phát triển, mở rộng và nâng cao. Đồng chí Giám đốc Học viện Ngân hàng đã đánh giá: "Học viện Ngân hàng đang dần dần trở thành một trung tâm đào tạo có uy tín và chất lượng, được Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng Thương mại và xã hội tin tưởng lựa chọn" [19].

Thực tế ngành Ngân hàng những năm qua đã có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên do thiếu tu dưỡng rèn luyện bản thân mình để cho chủ nghĩa cá nhân, tính tự tư, tự lợi và lòng tham sai khiến, biến họ thành những kẻ bất tài, sa đoạ về đạo đức lối sống, tha hoá về phẩm chất chính trị tư tưởng. Chính lối sống thực dụng, truỵ lạc, tha hoá đó đã làm cho họ mất đi năng lực nhận thức bản chất sự vật, không hoàn thành được những nhiệm vụ được giao. Mỗi

năm ngành Ngân hàng có tới hàng ngàn cán bộ bị bị kỷ luật, bị sa thải vì không có đủ phẩm chất, năng lực. Để tránh phạm phải những sai lầm, khuyết điểm thì biện pháp quan trọng nhất vẫn là phải thường xuyên được giáo dục và tự giáo dục. Nho giáo đã khuyên rằng: "Từ thiên tử cho đến thứ dân, ai ai cũng phải lấy tu thân làm gốc". Tự tu dưỡng và rèn luyện được ví như "ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong".

Thứ ba: Giáo dục đạo đức còn có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản lĩnh chính trị cho học sinh, sinh viên Ngân hàng.Trong qúa trình phát triển của cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn khẳng định: Đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một sự lựa chọn đúng đắn, hợp quy luật. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX một lần nữa Đảng ta lại khẳng định: "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lêin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Do đó giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên có một vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định lập trường chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị cho mỗi học sinh, sinh viên. Trong thư của đồng chí Chủ tịch nước Trần Đức Lương gửi các thày, cô giáo, sinh viên và học sinh cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới có đoạn viết: “Mỗi học sinh, sinh viên đều phải nỗ lực trong học tập và rèn luyện để trở thành người có đạo đức, có học vấn, có nghề nghiệp, có sức khoẻ... góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng không chỉ xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của chính bản thân họ mà còn xuất phát từ chính yêu cầu của công cuộc đổi mới của đất nước. Có thể nói, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có vai trò quyết định tới sự phát triển của ngành Ngân hàng nói riêng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế nói chung. Do đó, sự nghiệp "trồng người" luôn được Đảng

ta quan tâm chú ý, được xác định như một "chiến lược", một "quốc sách" hàng đầu trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 30)