Những nội dung, yêu cầu của giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng hiện nay

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 35)

viên Ngân hàng hiện nay

Như phần 1.1.2 đã nói, giáo dục đạo đức là quá trình chuyển những nguyên tắc, những chuẩn mực, những quan điểm, lý tưởng đạo đức của xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, thành tình cảm đạo đức, tri thức đạo đức, thành niềm tin, ý chí, thành trách nhiệm, nghĩa vụ, thành nhu cầu và động lực bên trong của mỗi cá nhân. Như vây, giáo dục đạo đức là một trong những giải pháp trực tiếp trong việc xây dựng đạo đức con người mới và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) là mốc lịch sử đánh dấu sự nghiệp đổi mới toàn diện ở nước ta, trong đó có sự đổi mới về cơ chế, từ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh tế, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế tập trung, bao cấp ở Việt Nam trong nhiều năm qua đã cho thấy, nó không những không tạo ra được động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội mà còn tạo ra nhiều tiêu cực cho xã hội. Cơ chế thị trường thì hoàn toàn khác, nó là yếu tố tích cực thúc đẩy sự năng động, sáng tạo dám nghĩ, dám làm của con người, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế đất nước, cho việc tiếp nhận những giá trị văn hoá tinh hoa của nhân loại, nhất là việc học tập để tiếp thu được nhiều những giá trị của nền khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Song, trong bất cứ nền kinh tế thị trường nào thì tính chất hai mặt cũng là một đặc điểm vốn có của nó. Bên cạnh mặt tích cực thì kinh tế thị trường là con đẻ của chế độ tư hữu, nó đã để lại cho chúng ta không ít những tiêu cực của xã hội, trong đó phải kể đến đó là "nguy cơ về sự suy thoái đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân". Do đó, không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng, kinh tế thị trường là"con dao hai lưỡi".

Cơ chế thị trường luôn lấy lợi ích kinh tế làm động lực, mục tiêu cho sự phát triển. Nhân tố này tự bộc lộ tính hai mặt: Một mặt, để đạt được lợi ích, mỗi cá nhân, tập thể phải trăn trở, tìm tòi, chủ động, nhạy bén trong sản xuất kinh doanh, nhưng mặt khác, nó lại làm trỗi dậy những ham muốn cá nhân, vị kỷ trước những lợi ích vật chất. Đây là "chất men" kích thích đã làm cho khá nhiều cán bộ trở nên thoái hoá, biến chất, sẵn sàng bất chấp mọi pháp luật, mọi thủ đoạn, bất chấp mọi luân thường đạo lý để đạt được những lợi ích hẹp hòi, ích kỷ của mình. Khi tiền bạc đã trở thành mục tiêu của cuộc sống thì những định hướng về mục đích, lý tưởng của con người cũng phụ thuộc vào đồng tiền. Vì thiếu tiền và cũng vì quá nhiều tiền mà nhiều khi trong các quan hệ gia đình, xã hội nảy sinh nhiều những hành vi vô đạo đức, thiếu văn hoá. Đảng ta đã nhận định: "Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thày trò, đồng chí, đồng nghiệp" [10, tr.16]. Sẵn có đồng tiền làm ra một cách bất chính, do lợi dụng chức quyền để tham nhũng, do buôn gian, bán lậu, trốn thuế, làm hàng giả… mà nhiều kẻ đã tiêu xài lãng phí theo kiểu "ném tiền qua cửa sổ". Tình trạng tham nhũng, lãng phí tiền của của nhà nước ngày càng nghiêm trọng: "Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống của chế độ ta. Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến" [11, tr.76]. Không ít cán bộ đã bị "tha hoá về phong cách, lối sống, trở thành nô lệ cho đồng tiền, sống xa hoa đồi bại. Họ đánh mất nhân phẩm của chính mình và chà đạp nên nhân phẩm của người khác" [5, tr.9].

Như vậy, những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với đời sống xã hội là rất to lớn. Nó đã làm cho các giá trị đạo đức trong xã hội bị đảo lộn như:

- Coi trọng những giá trị vật chất, xem nhẹ những giá trị tinh thần, chạy theo những giá trị ngoại lai, xem nhẹ những giá trị truyền thống, coi thường thuần phong mỹ tục.

- Tuyệt đối hoá lợi ích cá nhân, xem nhẹ lợi ích tập thể, cộng đồng. - Chạy theo lối sống thực dụng, coi nhẹ quan niệm sống có lý tưởng, có lòng nhân ái.

Những biểu hiện của sự suy thoái đạo đức đó đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến công tác giáo dục chính trị đạo đức, lý tưởng cho học sinh, sinh viên nói chung và cho học sinh, sinh viên Ngân hàng nói riêng. Đây là tình huống có vấn đề mà trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng phải chú ý giải quyết. Ở đây cần phải chống cả hai khuynh hướng:

- Tuyệt đối hoá những giá trị đạo đức truyền thống mà coi nhẹ hiện đại. - Phủ nhận, xa rời những giá trị đạo đức truyền thống, làm mất bản sắc văn hoá dân tộc.

Công tác giáo dục đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường cần phải định hướng cho họ những giá trị đạo đức mới theo hướng kế thừa có chọn lọc những giá trị văn hoá tinh hoa của dân tộc. Thận trọng loại bỏ những khía cạnh còn chưa phù hợp, kém giá trị thúc đẩy, thậm chí kìm hãm sự phát triển của xã hội, đồng thời xem xét những tiêu thức, những giá trị đạo đức mới từ nền văn minh nhân loại, từ đòi hỏi của công cuộc đổi mới, từ nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường nhằm "gạn đục khơi trong, đón nhận những luồng gió mới". Nghị quyết Trung ương V (khoá VIII) đã nêu 10 nhiệm vụ cụ thể trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng con người. Nghị quyết khẳng định việc xây dựng con người trong giai đoạn cách mạng mới cần phải đạt tới những đức tính sau:

+ Có tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, phấn đấu vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Có tinh thần tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung.

+ Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước.

+ Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

+ Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, thẩm mỹ và thể lực [10, tr.55-56].

+ Đại hội Đảng lần thứ IX cũng đã đề ra: "Phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội" [11, tr.114]. Do đó, việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay theo chúng tôi cần hướng vào những nội dung sau:

Thứ nhất: Giáo dục những giá trị truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc cho học sinh, sinh viên Ngân hàng:

Bất kỳ một dân tộc nào trên thế giới cũng đều có những truyền thống của mình. Có thể coi truyền thống là phức hợp những tâm tư, tình cảm, thói quen, ý chí, của chính dân tộc đó được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, mang tính ổn định được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống là một bộ phận của ý thức xã hội, nó được quy định bởi chính những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội mà dân tộc đó đã trải qua. Do đó, nó không phải là cái nhất thành bất biến. Tuy nhiên, nếu nó luôn biến đổi thì lại không

giữ được cái cốt lõi bên trong của nó, song phải thừa nhận rằng, truyền thống là một trong những yếu tố bền vững nhất, khó thay đổi nhất trong ý thức xã hội cho dù tồn tại xã hội đã có sự thay đổi. Truyền thống bao giờ cũng có tính hai mặt: giá trị và phản giá trị.

Khi nói tới những giá trị đạo đức truyền thống là nói đến những truyền thống tốt đẹp, có tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển của dân tộc đó. Hệ thống các giá trị truyền thống ở nước ta rất phong phú đầy sức sống đã được lịch sử công nhận và thế giới tôn trọng như: tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, truyền thống nhân ái.

Dân tộc Việt Nam đã có truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Lịch sử dân tộc ta đã trải qua những cuộc đấu tranh lâu dài và quyết liệt với nhiều thế lực xâm lược khác nhau. Cả thế giới phải ngạc nhiên và kính phục trước những chiến thắng oanh liệt của nhân dân Việt Nam chống lại những tên đế quốc thực dân sừng sỏ, lớn mạnh hơn mình gấp hàng trăm lần. Sức mạnh nào đã giúp cho Việt Nam có được những kỳ tích đó ? Chắc chắn đó không phải chỉ là sức mạnh về vật chất mà còn là sức mạnh về tinh thần, sức mạnh được phát huy từ chính những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó chính là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý trí tự lực tự cường. Tất cả những giá trị truyền thống đó được hun đúc nên từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc ta và khi đã được hình thành, chúng trở thành động lực, thành sức mạnh, thành cốt cách, bản lĩnh của con người Việt Nam, thành di sản truyền thống quý giá mà chúng ta không thể đánh mất, bởi vì: "Mất nước nhiều khi còn giành lại được, nhưng nếu để mất bản sắc văn hoá dân tộc sẽ là mất hết và mãi mãi" [23, tr.77].

Do đó, giáo dục có thế coi là con đường chủ đạo để các giá trị truyền thống đến với từng thế hệ, từng con người, hoá thành cốt cách, bản lĩnh, chí khí của người Việt Nam. Giáo dục những giá trị truyền thống của dân tộc là

nhằm "xây dựng những thế hệ, những con người văn minh hiện đại có nhân cách văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc" [14, tr. 301].

Trong giai đoạn hiện nay, kẻ thù của đất nước, của dân tộc đang từng ngày, từng giờ, tìm mọi âm mưu và thủ đoạn nhằm chống phá chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới của nhân dân ta thì việc giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho học sinh, sinh viên lại càng có ý nghĩa quan trọng. Trong xu thế hội nhập hiện nay, nước ta vẫn còn ở trong tình trạng lạc hậu, kém phát triển, đời sống của người dân tuy đã được cải thiện song vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, nó có thể là mảnh đất tốt để cho những giá trị bên ngoài lấn át, làm xói mòn, băng hoại những giá trị truyền thống của dân tộc. Cần phải làm cho học sinh, sinh viên nhận thức được rằng, hội nhập trong khu vực và thế giới là một việc làm cần thiết, song không phải bằng mọi giá, không phải chỉ vì mục tiêu kinh tế mà giẫm đạp lên tất cả, mà phải giữ lấy những giá trị truyền thống từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam, bởi đó không chỉ là bản sắc, cội nguồn, cốt cách của con người Việt Nam mà còn là nguồn sức mạnh to lớn, đủ sức nâng dân tộc ta lên một tầm cao mới.

Giáo dục đạo đức, truyền thống cho học sinh, sinh viên không phải chỉ dừng lại ở quá trình nhận thức. Như vậy thì chưa đủ. Cái quan trọng là phải giúp cho học sinh, sinh viên "nội tâm hoá" những giá trị, phẩm chất ấy tạo thành những nét, những thuộc tính, những phẩm chất, những giá trị nhân cách bền vững trong họ, để họ ra sức học tập, phấn đấu, rèn luyện. Giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống là để hình thành và củng cố cho học sinh, sinh viên Ngân hàng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, khơi dậy trong họ lòng nhiệt huyết cách mạng, ý trí tự lực tự cường, cần cù sáng tạo trong học tập và nghiên cứu, ý chí vươn lên không cam chịu lạc hậu, đói nghèo, đang tiềm ẩn trong mỗi học sinh, sinh viên. Khi nói về vai trò của truyền thống dân tộc, trong bài phát biểu, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười có nói: "Trong khi chăm lo

phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trung tâm chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng, động lực tạo ra sự phồn vinh và phát triển lâu bền của quốc gia không chỉ đơn thuần là vốn đầu tư, công nghệ, tài nguyên, mặc dù điều đó là quan trọng mà chủ yếu là do trí tuệ của con người, do khả năng sáng tạo của toàn dân tộc được hình thành từ truyền thống văn hoá Việt Nam" [38]. Ở nhà trường, các giá trị truyền thống dân tộc là nội dung xuyên suốt qua các bộ môn, qua các mặt hoạt động, đặc biệt là đối với các môn khoa học Mác-Lênin. Thông qua những hoạt động này mà truyền lại và nhân lên mãi những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong mỗi con người. Nó giúp cho học sinh, sinh viên Ngân hàng có đủ bản lĩnh trước sự đảo lộn những định hướng giá trị, coi tiền bạc, địa vị và sự giàu sang vật chất là những giá trị đích thực, xem nhẹ các giá trị tinh thần, các chuẩn mực đạo đức. Có thể nói, việc giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh, sinh viên Ngân hàng là sự chuẩn bị những tiền đề văn hoá cần thiết giúp cho họ vững bước, bước vào kỷ nguyên mới.

-Thứ hai: Giáo dục cho học sinh, sinh viên Ngân hàng biết sống có lý tưởng, văn minh, hiện đại, có ước mơ và hoài bão lớn

Giáo dục lối sống đẹp cho học sinh sinh viên Ngân hàng là giáo dục cho họ có một lối sống giàu lòng nhân ái, có trách nhiệm, luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, sống lành mạnh, trung thực, thuỷ chung, biết giữ lấy những gì là thuần phong mỹ tục của dân tộc. Bên cạnh việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh sinh viên thì cần phải giáo dục cho họ lối sống văn minh, hiện đại. Đó là lối sống có kỷ cương, kỷ luật, lối sống theo tác phong công nghiệp, mọi người đều phải tuân theo hiến pháp và pháp luật trong hoạt động kinh doanh cũng như trong cuộc sống đời thường. Giáo dục lối sống năng động, sáng tạo coi trọng hiệu quả, coi trọng trí tuệ. Lối sống dám đương đầu với những khó khăn thử thách không tư lợi, cơ hội. Giáo dục họ có cách làm việc có nề nếp, kỷ cương, khoa học. Đó là những giá trị biểu hiện nhân cách

của con người có tri thức, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc của con người Việt Nam.

Giáo dục lối sống đẹp, văn minh, hiện đại cho học sinh sinh viên Ngân hàng sẽ góp phần to lớn trong việc khắc phục lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, chà đạp lên mọi quan hệ tốt đẹp của con người. Một trong những vấn đề có ý nghĩa trong việc giáo dục đạo đức để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, sinh viên là giáo dục cho học sinh, sinh viên biết sống có lý tưởng, có ước mơ và hoài bão lớn lao. Cuộc sống chỉ cao quý khi con người sống có lý tưởng, có ước mơ và hoài bão, nếu không có nó thì con người chẳng làm được cái gì "vĩ đại" cả, vì: "lý tưởng của con người sẽ làm cho họ có thái

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 35)