Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng hiện nay

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 56)

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng hiện nay và những nguyên nhân của thực trạng đó nay và những nguyên nhân của thực trạng đó

2.1.1. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng hiện nay nay

Ở chương 1 chúng ta đã phân tích tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng. Để phát triển mạnh nguồn lực con người, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên giữ vai trò hết sức quan trọng. Nhà kinh tế học người Anh đã khẳng định: bất kỳ một chế độ kinh tế nào đều cần một loạt những quy tắc, cần có một hình thái ý thức xã hội đề biện hộ cho nó và cần một thứ lương tri của cá nhân để thúc đẩy nó nỗ lực thực hiện chúng.

Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng là quá trình tác động đến đối tượng giáo dục để hình thành cho họ ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, lý tưởng đạo đức để từ đó làm cho họ có niềm tin và tình yêu nghề nghiệp. Tất cả được thể hiện thông qua những hành vi đạo đức khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhìn chung, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng những năm qua đã có nhiều những biểu hiện tích cực:

+ Đã có sự quan tâm của các cấp, các ngành, mà trước hết phải kể đến vai trò của ngành Giáo dục- đào tạo. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên đã được coi là một trong bốn nội dung của quá trình học tập (đức, trí, thể, mỹ), trong đó giáo dục đạo đức được xếp ở vị trí thứ nhất. Hàng năm, Bộ đều có kế hoạch triển khai thực hiện "tuần lễ sinh hoạt chính trị", cho học sinh, sinh viên. Quán triệt những

cụ thể, chủ yếu cho học sinh, sinh viên. Nhấn mạnh việc "tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cách mạng cho học sinh, sinh viên..". Thực hiện sự chỉ đạo và những yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các hoạt động giáo dục đạo đức của Học viện Ngân hàng cho học sinh, sinh viên đã được duy trì một cách thường xuyên, khơi dạy được lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức được vai trò, trách nhiệm của học sinh, sinh viên Ngân hàng trong hiện tại, trước mắt và mai sau.

Trong Báo cáo tổng kết 5 năm của Học viện Ngân hàng (1998 - 2003), đã đánh giá: "Lập trường tư tưởng, ý thức chính trị của học sinh, sinh viên ngày càng vững vàng, có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, tu dưỡng và hướng tới tất cả vì ngày mai lập nghiệp". Trong 5 năm qua, toàn Học viện đã có hàng trăm sinh viên được học lớp cảm tình Đảng, trong đó có 15 sinh viên được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Đoàn thanh niên, Hội sinh viên đã có vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên đã chủ động tổ chức nhiều hình thức hoạt động như: Hội thảo về kinh nghiệm học tập, hội thảo về lối sống trong sinh viên. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các phong trào vui chơi giải trí, thể dục thể thao, phong trào văn nghệ đã để lại được nhiều những ấn tượng trong học sinh, sinh viên. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên là nòng cốt trong các hoạt động giáo dục đạo đức. Thông qua những ngày lễ lớn, những ngày truyền thống của ngành, của Học viện, Đoàn thanh niên đã có nhiều những hình thức hoạt động với những nội dung rất phong phú và hấp dẫn như: "Chào thiên niên kỷ mới", "Ngàn hoa dâng Bác", "Tuổi trẻ sống đẹp"... và gần đây là phong trào "Sinh viên tình nguyện", "Mùa hè xanh". Các hoạt động đã thu hút được đông đảo học sinh, sinh viên tham gia và đạt chất lượng tốt.

Là một bộ phận được tuyển chọn trong thanh niên, là nguồn lực kế cận bổ sung, tăng thêm sức mạnh cho ngành, đại bộ phận học sinh, sinh viên Ngân hàng đã tỏ rõ tính tích cực trong học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức, quyết tâm vươn lên nắm lấy những tri thức khoa học từ trong nhà trường để sau này trở thành những chuyên gia giỏi, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đạt ra, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới của đất nước. Kết quả điều tra của Đoàn thanh niên Học viện Ngân hàng cho thấy, số học sinh, sinh viên tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước ngày càng tăng. Cụ thể:

Năm học Tỷ lệ

1999 - 2000 89%

2000 - 2001 92%

2001 - 2002 97%

Phong trào học tập "Vì ngày mai lập thân, lập nghiệp" cũng được dấy lên mạnh mẽ. Số sinh viên đạt thành tích khá, giỏi ngày càng cao và tăng dần nhất là sinh viên hệ đại học. Cụ thể:

Năm học Tỷ lệ sinh viên khá giỏi

1998 - 1999 18,45%

1999-2000 27,05%

2000-2001 37,40%

2001-2002 42,34%

2002-2003 43,79%

Hầu hết sinh viên Ngân hàng đều tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học đã trở thành một nội dung trong hoạt động học của sinh viên Ngân hàng. Nó ngày càng đi vào chiều sâu, trở thành nguồn động viên, kích thích khả năng sáng tạo trong mỗi sinh viên.

- Năm học 1999 - 2000 đạt 2 giải ba về Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc.

- Năm học 2000 - 2001 đạt 2 giải ba, một giải khuyến khích về Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc.

- Năm học 2001 - 2002 đạt 1 giải nhì, 2 giải ba, 2 giải khuyến khích về Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc.

- Năm học 2002 - 2003 đạt 2 giải nhì, 2 giải ba, 2 giải khuyến khích về Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc và một giải vàng trong cuộc thi "Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ" của sinh viên các trường Đại học trong cả nước.

Học viện Ngân hàng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen về thành tích nghiên cứu khoa học. Hàng năm, có nhiều học sinh, sinh viên đựơc nhận bằng khen, học bổng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Năm học 2002 - 2003 đã có 352 học sinh, sinh viên được khen thưởng về đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện [18]

+ Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng còn đựơc sự quan tâm của các cấp, các ngành ở từng địa phương nơi Học viện giảng dạy. Có nhiều những hoạt động thiết thực, thu hút được nhiều học sinh, sinh viên tham gia. Thông qua những hình thức hoạt động đó, đã tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Đặc biệt là hai ngành Công an và Y tế cùng với ngành Giáo dục - Đào tạo trong những năm qua đã đẩy mạnh phong trào phòng chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác ngay trong các nhà trường. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức về căn bệnh thề kỷ HIV - AIDS. Kết hợp cùng nhà trường triển khai việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và các tệ nạn trong học sinh, sinh viên. Hạn chế đến mức tối đa số học sinh, sinh viên vi phạm kỷ luật.

Ngoài ra, công tác giáo dục đạo đức còn phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của gia đình. Sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình là một trong những biện pháp có hiệu quả trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. Giáo viên chủ nhiệm lớp thay mặt cho nhà trường thường có những thông báo định kỳ, đột xuất đến gia đình của từng học sinh, để gia đình nắm bắt được quá trình học tập và rèn luyện của con em họ, cùng với nhà trường có sự kết hợp chặt chẽ trong việc giáo dục, định hướng cho con em mình.

Như vậy có thể nói, hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng đang từng bước được nâng lên, góp phần quan trọng vào quá trình đào tạo con người mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành Ngân hàng. Kết quả điểu tra cho thấy, đại đa số học sinh, sinh viên Ngân hàng được hỏi đều cho rằng, phẩm chất đạo đức là điều kiện không thể thiếu trong bước đường lập nghiệp của học sinh, sinh viên. Cụ thể:

- Đại học tại chức ở Phân viện Bắc Ninh là 98%. - Học sinh trung học là 87% [6].

Bên cạnh những kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng trong thời kỳ đổi mới thì hoạt động giáo dục đạo đức vẫn còn những hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập đó đựơc thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất: Còn tồn tại trong quan niệm của một số cán bộ chưa đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức. Họ cho rằng, chỉ cần tập trung vào giảng cái mà học sinh, sinh viên đang cần - đó là chuyên môn, nghề nghiệp, tài năng. Khi nền kinh tế đã phát triển thì trình độ đạo đức của học sinh, sinh viên tự khắc cũng sẽ được nâng lên.

Việc coi nhẹ giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên không chỉ dừng lại trong các nhà trường, mà đây còn là điểm yếu của toàn xã hội. Trong Kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 1996 - 2000 và định hướng đến năm 2020 phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo có đoạn viết: "Trong xã hội chưa có sự tôn trọng đúng mức các giá trị nhân cách về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng, tài năng mà người học có được nhờ vào giáo dục đào tạo. Do đó, hạn chế động cơ thúc đẩy học tập rèn luyện của học sinh, sinh viên". Nói về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Thế Kiệt đã nhấn mạnh, ngày nay "nhiều người lại tỏ ra nghi ngờ vai trò của đạo đức, việc coi nhẹ giáo dục đạo đức chủ yếu biểu hiện ở hai mặt: Trước hết, bỏ qua tầm quan trọng của giáo dục đạo đức và cho rằng chỉ cần kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức sẽ được nâng cao, chỉ cần làm tốt công tác kinh tế, không cần quan tâm đến giáo dục đạo đức…" [24, tr.9]. Với quan điểm này, họ đã phủ nhận một cách cực đoan vai trò của đạo đức. Họ cho rằng, việc điều tiết các quan hệ trong xã hội chỉ cần dựa vào cơ chế có tính cưỡng chế từ bên ngoài như pháp luật, kinh tế, hành chính… còn đạo đức hầu như không có vai trò gì.

Nền kinh tế thị trường, với sự hoạt động của quy luật giá trị, quy luật cung, cầu, yếu tố tài năng được đánh giá rất cao. Coi trọng vấn đề tài năng, tri thức là hoàn toàn đúng nhưng chưa đủ. "Hiểu biết là ngọn nguồn của tính tự giác", song thực tiễn cũng chỉ ra rằng, người có tri thức chưa chắc đã là người có hành vi đạo đức. Học sinh, sinh viên có thể nắm chắc kiến thức, hiểu kỹ về nội quy, quy chế, song một số vẫn cố tình vi phạm. Đây chính là một trong những biểu hiện của sự tách rời giữa Đức và Tài. Nếu chỉ coi trọng yếu tố "Tài" thôi thì sẽ dẫn đến tình trạng cá nhân phát triển một cách phiến diện, lệch lạc, méo mó về nhân cách, biến con người thành những cái máy không biết cảm nhận, mất hết lòng nhân ái trong tâm hồn, thậm chí tàn ác. "Có tài mà

không có đức thì vô dụng". Do đó, Đức - Tài, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn thống nhất với nhau, trong đó Đức luôn được coi là gốc, là cơ sở để tài năng phát triển. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo " mới chỉ chú trọng đến đào tạo chuyên môn coi nhẹ giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thanh niên" [25, tr.10]. Đó là một cách nhìn lệch lạc, chỉ quan tâm đáp ứng những đòi hỏi về vật chất mà không chú ý đến việc hoàn thiện nhân cách của con người. Tiến sĩ Đỗ Lan Hiền đã viết: "Tiến bộ đạo đức không tỷ lệ thuận với tiến bộ trí tuệ và vật chất. Xã hội giàu có văn minh không đồng nhất với xã hội có đạo đức. Người giàu có thông minh không có nghĩa là người tốt, người có đạo đức " [16, tr.19].

Thế kỷ XIX Mác đã đánh giá vai trò "bà đỡ" của Ngân hàng như sau: "Ngân hàng ra đời với vai trò môi giới tài chính và trung gian, đã tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế đem cho các doanh nghiệp và công chúng vay. Đó chính là nét nổi bật nhất trong vai trò của Ngân hàng, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ" [30, tr.28]. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không tạo ra giá trị sử dụng mà là thực hiện giá trị . Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng. Với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng cung ứng các dịch vụ thanh toán. Mọi hoạt động kinh doanh tiền tệ đều hướng vào khách hàng để kiếm tìm lợi nhuận. Song, việc kiếm tìm lợi nhuận được tiến hành như thế nào, bằng phương pháp nào lại phụ thuộc vào giá trị đạo đức trong kinh doanh Ngân hàng. Những hiện tượng trong hoạt động Ngân hàng như: gây khó khăn cho khách hàng trong giao dịch vay, gửi, lợi dụng sự kém hiểu biết của khách hàng để mang lại lợi ích cho Ngân hàng hoặc cho cá nhân... đều là cách kinh doanh phi đạo đức. Phương châm hoạt động của Ngân hàng là mang lại sự thành đạt cho khách hàng (bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp), mọi hoạt động làm tổn hại đến khách hàng, đến hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp thì đều vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Cho nên, để làm tốt vai trò, chức năng "bà đỡ" của Ngân hàng thì phải cần đến yếu tố tài và đức, cần phải có một sự nhận thức đúng về vai trò của công tác giáo dục đạo đức trong các nhà trường. Đây là nơi đã, đang và sẽ tạo ra những lớp người - nguồn nhân lực tương lai cho đất nước, những lớp người vừa "hồng" vừa "chuyên" đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.

Thứ hai: Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và nhân cách tuy đã thực hiện song vẫn bị xem nhẹ, chất lượng chưa cao. Môn Đạo đức học chưa được đưa vào giảng dạy với tư cách là một môn học bắt buộc. Đúng như một tác giả đã viết: "Mấy năm trở lại đây, trong các trường đại học, môn Đạo đức học không có trong danh mục của bảy chương trình đào tạo ở giai đoạn một. Có lẽ đã đến lúc đòi hỏi chúng ta phải có thái độ bình tĩnh, sáng suốt để đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội và thực trạng của việc giảng dạy, học tập đạo đức học trong các nhà trường ở nước ta hiện nay" [17, tr.19]. Các trường đại học thuộc khối kinh tế, xã hội cũng chưa đưa môn học đạo đức kinh doanh vào giảng dạy. Hiện nay mới chỉ có một số trường đưa môn đạo đức học vào giảng dạy như: Trường Đại học Y, Trường Đại học Sư phạm, Học viện Công an… còn lại các trường khác hầu như không có môn Đạo đức học. Như vậy, việc giáo dục đạo đức và đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên khối kinh tế nói chung và học sinh, sinh viên Ngân hàng nói riêng là một vấn đề cần sớm được nghiên cứu, xem xét. Nói như vậy không có nghĩa phủ nhận hoàn toàn việc giáo dục đạo đức ở một

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 56)