Đổi mới nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 74)

viên Ngân hàng

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng những năm qua được thông qua một số môn học và thông qua các phong trào hoạt động. Từ đó đã xây dựng và hình thành nên những phẩm chất đạo đức mới trong học sinh, sinh viên. Những năm qua, tuy đã có nhiều hoạt động mang tính chất tập thể cho học sinh, sinh viên song những hoạt động đó cũng chưa được duy trì

dục đạo đức chưa cao. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hơn nữa những hình thức hoạt động, những phong trào thi đua trong học sinh, sinh viên như, phong trào sinh viên tình nguyện, phong trào sinh viên với nếp sống văn hoá, sinh viên với nghề nghiệp... Đặc biệt, nên có các buổi giao lưu giữa học sinh, sinh viên Ngân hàng với học sinh, sinh viên các trường khác, giữa học sinh, sinh viên với các nhà quản lý, kinh doanh giỏi... có như vậy học sinh, sinh viên Ngân hàng mới có điều kiện nâng cao sự nhận thức, sự hiểu biết của mình. Cha ông ta đã từng nói: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là như vậy. Thông qua những hình thức giáo dục đó, sẽ giúp cho học sinh, sinh viên Ngân hàng hình thành nên những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao quý như: thái độ tôn trọng, lịch sự đối với mọi người, tính trung thực, thật thà, ý thức trách nhiệm đối với công việc, tính năng động sáng tạo luôn có ý thức hướng tới cái chân, cái thiện, mỹ. Đây là những phẩm chất rất cần thiết và đáng quý đối với học sinh, sinh viên Ngân hàng - những chủ nhân tương lai trong các doanh nghiệp Ngân hàng. Những giá trị phẩm chất đó cần phải được không ngừng củng cố và phát triển, tạo nền tảng cho họ ngay từ khi họ đang ngồi trên ghế nhà trường. Đã đến lúc cần phải có sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường và các Ngân hàng trong việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Sự kết hợp đó không chỉ thể hiện ở việc động viên về vật chất, tiếp nhận những học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong quá trình học tập sau khi họ ra trường mà còn thông tin cho nhà trường những nội dung giáo dục cần thiết để đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn. Sự kết hợp đó còn được thể hiện trong thời gian học sinh, sinh viên xuống các Ngân hàng thực tập. Thái độ nhiệt tình, ân cần giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn của các cán bộ Ngân hàng sẽ giúp các em củng cố được kiến thức chuyên môn, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Không những thế, đây còn là thời kỳ trang bị cho các em khả năng "miễn dịch" trước sự tấn công của các hiện tượng tiêu cực, trước sự cám rỗ của đồng tiền, trước

những "tấm gương phản diện" của một số cán bộ thoái hóa biến chất trong ngành. Từ đó đã tạo nên cho họ một tình huống có vấn đề, để từ đó họ rèn luyện cho mình một ý chí vươn lên, tình yêu đối với nghề nghiệp. Thực tiễn vẫn luôn là một nhà trường lớn nhất để rèn luyện học sinh, sinh viên. Do đó cần tăng cường những hình thức hoạt động thực tiễn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)