Nguyên nhân của những thực trạng trên

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 67)

Một là, do sự chuyển đổi của cơ chế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường (như phân tích ở phần 1.2.3) đã là điều kiện cho sự nảy sinh và tồn tại các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức khác nhau. Chính tính chất chuyển đổi này, hay theo một nghĩa nào đó cũng có thể nói đó là tình trạng "tranh tối, tranh sáng" đang cùng với tình trạng thiếu pháp luật hoặc sự chưa hoàn chỉnh của pháp luật, của công cụ quản lý và điều tiết của nhà nước đã làm cho các biến động trong lĩnh vực đạo đức trở lên gay gắt và đáng lo ngại.

Nền kinh tế của chúng ta hiện thời vẫn đang là nền kinh tế chuyển đổi, cho nên việc thiếu pháp luật hoặc pháp luật chưa đồng bộ là điều dễ hiểu. Chính do thiếu một hệ thống pháp luật đồng bộ và chặt chẽ mà tình trạng lừa đảo, buôn lậu, tham nhũng, hối lộ, làm hàng giả… mới có điều kiện nảy sinh và tồn tại. Việc kiếm tiền quá dễ dàng nhờ những kẽ hở của luật pháp đã làm cho đạo lý trong gia đình, những nấc thang giá trị trong xã hội bị đảo lộn quá sức tưởng tượng. Tình trạng suy thoái về đạo đức trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Trong nhà trường, quan hệ thày trò, tình bạn, tình yêu ở nhiều học sinh có tình trạng "thương mại hoá". Những giá trị truyền thống dần dần bị mờ nhạt, thay vào đó là lối sống thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa. Uy lực của đồng tiền trong nền kinh tế được tăng lên, đồng thời cũng dẫn đến làm đảo lộn trong đời sống đạo đức của một bộ phận dân cư nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Sự thật ấy không ai có thể phủ nhận. Nhưng sẽ không công bằng nếu ta cứ đổ hoàn toàn cho những lý do kinh tế. Tấm huy chương nào cũng có hai mặt, vấn đề là làm sao giảm đến mức tối thiểu những mặt trái của nền kinh tế thị trường và tận dụng tối đa những yếu tố tích cực của nó để vừa giữ gìn được các giá trị đạo đức truyền thống, vừa xây dựng được các quan hệ và phẩm chất đạo đức mới. Làm như vậy cũng có nghĩa là thực hiện được mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".

Hai là, học sinh, sinh viên là những lớp người trẻ, khoẻ, là một bộ phận đã được tuyển chọn trong thanh niên, do đó họ có tinh thần hăng hái, tích cực, nhạy cảm với những cái mới cái tiến bộ, dễ thích nghi với hoàn cảnh và đặc biệt là đều muốn thử nghiệm mình trong cuộc sống. Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên cũng có những khuyết điểm như, ham chuộng hình thức, thiếu kiến thức thực tế, thích đua đòi,chạy theo cái "mới", dễ bị kích động, lôi kéo. Gặp điều kiện giao lưu mở rộng hiện nay nên dễ chạy theo những hứng thú tiêu cực. Đó là những hứng thú khác người, khác đời, "đi đầu" trong cách sống, cách nghĩ sao cho "hơn đời", "hơn bạn". Những hứng thú tiêu cực ấy có một dãy các biểu hiện như: hứng thú tiêu xài, hứng thú chơi sang, hứng thú trang phục theo mốt lạ. Những hứng thú cao đẹp, chân chính dường như bị mờ nhạt trước sự cạnh tranh năng động của kinh tế thị trường. Đó là tình huống có vấn đề đòi việc giáo dục đạo đức phải làm thế nào phát huy được những mặt ưu điểm, những mặt mạnh vốn có của tuổi trẻ, củng cố được niềm tin, định hướng những giá trị đạo đức mới đúng đắn cho họ, giúp họ tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi của mình theo những nguyên tắc, những chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội,Bác Hồ đã nói: "Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi. Đó là thái độ của người cách mạng" [4, tr.5].

Ba là, nhiều học sinh, sinh viên còn lười học thiếu ý chí tu dưỡng, vi phạm kỷ luật, suy thoái đạo đức, dựa dẫm vào bố mẹ hoặc người thân trong gia đình, thiếu ý chí, quyết tâm vươn lên trong cuộc sống, thiếu tích tự chủ dẫn đến buông thả trong suy nghĩ và lối sống… Hầu như họ đều có tư tưởng "xả hơi" sau một thời gian dài gắng sức để thi tốt nghiệp phổ thông trung học và thi vào đại học. Hiện tượng chơi nhiều hơn học, thích chơi hơn thích học, hiện tượng bỏ tiết, bỏ buổi, ghi nợ, cắm quán... tồn tại nhiều trong học sinh, sinh viên . Theo đánh giá tổng kết năm học 2002 - 2003 của Học viện Ngân hàng

thì: "Hiện tượng tiêm chích, nghiện hút trong học sinh, sinh viên vẫn còn, nhưng chưa có biện pháp kiểm tra, phát hiện và xử lý ". Số học sinh, sinh viên bị xét kỷ luật trong toàn Học viện vẫn còn cao. Trong 5 năm, toàn Học viện phải xử lý 456 học sinh, sinh viên từ cảnh cáo đến buộc thôi học [18]. Những biểu hiện tiêu cực này không những chỉ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của họ mà còn là một gánh nặng đối với gia đình và xã hội, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên nói chung và của học sinh, sinh viên Ngân hàng nói riêng.

Ba là, công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội chưa chặt chẽ, hoạt động của các tổ chức quần chúng chưa cao, tình trạng tàng trữ và lưu thông ma tuý diễn ra còn nhiều. Con số nghiện bị phát hiện, theo dõi ít hơn nhiều so với thực tế. Hiện tượng cung cấp ma tuý và ép học sinh cho mượn phòng để sử dụng ma tuý vẫn còn nhưng chúng ta lại không phát hiện được. Việc động viên, khen thưởng và đặc biệt là xét kỷ luật học sinh, sinh viên chưa kịp thời. Do vậy mà tình trạng vi phạm đạo đức trong học sinh, sinh viên vẫn luôn là điều bức xúc.

Trong những năm gần đây, do nhu cầu của học sinh, sinh viên tăng lên rất nhiều, nhà trường hầu như chỉ bố trí chỗ ở cho một lượng rất nhỏ. Còn phần lớn số học sinh, sinh viên thuê nhà bên ngoài nhà trường chưa có những giải pháp kết hợp với địa phương trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên. Có nhiều trường hợp học sinh mắc khuyết điểm tới mức nghiêm trọng, lúc đó gia đình và nhà trường mới biết. Tình trạng đó cũng hạn chế rất lớn đến kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng.

Năm là, lợi dụng sự mở cửa của nền kinh tế, các thế lực thù địch, đứng đầu là Đế quốc Mỹ đã tiến hành âm mưu "Diễn biến hoà bình". Thực chất của chiến dịch này là "chiến thắng không cần chiến tranh" đối với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam là một trong những mục tiêu. Chúng tìm mọi

cách tuyên truyền xuyên tạc, vu khống, bóp méo sự thật nhằm mua chuộc, dụ dỗ, khống chế, lôi kéo học sinh, sinh viên vào con đường sa đoạ về đạo đức, lối sống. Với luận điểm: "Làn sóng điện thay thanh gươm, cây bút là phương tiện đi vào trái tim, khối óc con người", các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin, tuyên truyền, phát hành nhiều tài liệu có nội dung xấu nhằm chống phá Việt Nam. Chính các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết: "Một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước" và "một đôla chi cho tuyên truyền, có tác dụng ngang với 5 đôla chi cho quốc phòng", chúng đã xác định: "Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất", "Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ quốc tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng". Tính đến nay đã có 240 đài phát thanh của các thế lực phản động quốc tế có chương trình tiếng Việt hướng dẫn vào Việt Nam. Đầu năm 1997, Mỹ cho khai trương chương trình tiếng Việt của đài châu Á tự do (RFA) nhằm tăng cường tuyên truyền, bôi nhọ Đảng, chế độ, kích động tâm lý bất mãn, gieo rắc mầm mống phản kháng đối với xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chỉ riêng năm 2001 đã phát hiện 3.476 tài liệu chiến tranh tâm lý, 43.160 thư ân xá quốc tế gửi vào Việt Nam [42, tr.88]. Đặc biệt chúng sử dụng Internet sẵn sàng mở cho các đối tượng để truy cập những thông tin sai lệch do chúng đưa lên mạng, kích động với mọi người chạy theo lối sống ích kỷ, hưởng thụ làm giảm sút niềm tin, ý chí và lý tưởng cách mạng trong họ, kích thích mọi hành vi phi đạo đức, chạy theo đồng tiền và các hành vi phi pháp khác. Một số các đối tượng được các thế lực thù địch đặc biệt chú ý tác động là các phần tử bất mãn, cơ hội, tham nhũng, phản bội tư tưởng trong Đảng, các tầng lớp trí thức học sinh, sinh viên được coi đó là những "nhân tố mới". Những hoạt động đó đã từng ngày, từng giờ "gặm nhấm, ăn mòn" những giá trị truyền thống của dân tộc. Chúng muốn "nhuộm đen" các thế hệ tương lai của chúng ta. Chúng cho rằng, đây là con

đường êm thấm nhất, con đường ngắn nhất để đạt tới mục đích cuối cùng là tiêu diệt chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Tóm lại: Những biến đổi đạo đức của học sinh, sinh viên Ngân hàng diễn ra rất phức tạp. Bên cạnh những xu hướng biến đổi tích cực chiếm ưu thế thì còn có những nhân tố tiêu cực. Mặc dù chỉ là một bộ phận, song nó đã có tác động rất lớn làm hạn chế xu hướng phát triển tích cực trong học sinh, sinh viên. Do đó, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, phát huy những nhân tố

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 67)