cực trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên
Quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, con người phải chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh, trong đó có môi trường kinh tế - xã hội. Môi trường kinh tế - xã hội là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục đạo đức. Nếu không có môi trường kinh tế - xã hội thì con người không thể tiến hành giao tiếp với nhau, sống biệt lập với xã hội, tách khỏi xã hội không thể trở thành "con người", không thể có nhân cách và đạo đức được vì "xét cho cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ". Nếu môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh, trong sạch, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục cũng như cho việc hình thành và phát triển đạo đức cá
nhân. Ngược lại sẽ gây khó khăn, cản trở, thậm trí còn lệch chuẩn so với các giá trị đạo đức, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của con người.
Muốn có một môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh, trong sạch thì chúng ta phải chú ý giải quyết tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất: Ngăn ngừa và đẩy lùi tệ "quan liêu, tham nhũng". Đây là một trong những vấn đề mang tính chất cấp bách hiện nay ở nước ta. Đảng ta đã coi đó là "nguy cơ", là những "thách thức", và là vấn đề "quốc nạn" của dân tộc. Do đó việc "đấu tranh chống tham nhũng là vấn đề nóng bỏng, bức bách hiện nay cần phải được tiến hành một cách cương quyết, triệt để trong toàn bộ máy ở tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở" [12, tr.51]. Có như vậy mới góp phần lành mạnh hoá môi trường kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên. Lênin cũng đã từng khẳng định, kẻ thù của cách mạng sau khi giành được chính quyền là: "Tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa", "nạn mù chữ" và "nạn hối lộ". Do đó, cần phải xoá bỏ, tiêu diệt những kẻ thù trên.
Có thể nói, việc đấu tranh chống tham nhũng, khắc phục những tiêu cực, những tệ nạn trong xã hội sẽ góp phần khơi dạy được "nhân tính " trong mỗi con người, giữ gìn và phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo một môi trường trong sạch, lành mạnh để giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.
Thứ hai: Phải gắn việc tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Để tạo ra một môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh, có tác dụng tích cực đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam nói chung, của học sinh, sinh viên Ngân hàng nói riêng thì bên cạnh việc phát triển kinh tế luôn là sự tiến bộ và công bằng xã hội vì sự phát triển của kinh tế chưa phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện để thực hiện. Mục tiêu cuối cùng là vì
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chỉ rõ: "Chúng ta không thể chấp nhận một sự tăng trưởng đơn thuần về kinh tế với các giá trị phải trả là sự mai một về bản sắc văn hoá dân tộc, sự huỷ hoại các giá trị đạo đức truyền thống" [47, tr.20]. Do đó, xây dựng đạo đức mới cho học sinh, sinh viên trong nền kinh tế thị trường phải gắn liền với việc giải quyết công bằng xã hội. Bác Hồ đã từng nói: "không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Công bằng xã hội phải được thể hiện trên cả các mặt, kể cả khâu phân phối cũng như tạo điều kiện phát triển năng lực và sử dụng nhân lực trong xã hội của mỗi thành viên trong cộng đồng. Do đó, để lành mạnh hoá môi trường kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên, hướng học sinh, sinh viên tới những giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp thì phải có một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn. Ngành Ngân hàng cần phải giáo dục, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, vi phạm những chuẩn mực đạo đức kinh doanh, hạn chế tối đa hiện tượng "con ông cháu cha" để tuyển chọn những lao động không đủ trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức vào làm việc trong ngành.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, làm thay đổi định hướng của một số giá trị trong đó có giá trị đạo đức. Với sự hoạt động của quy luật cạnh tranh, tính năng động, sáng tạo của con người đã được thể hiện, nhưng đồng thời nó cũng tạo ra không ít những hiện tượng vi phạm đạo đức. Hoạt động Ngân hàng trong những năm đổi mới, tuy đã đạt được nhiều những thành tích đáng kể, song trong quản lý, kinh doanh vẫn còn những hiện tượng tiêu cực, vô trách nhiệm làm thiệt hại nhiều tới lợi ích quốc gia. Do đó, cần phải lành mạnh hoá môi trường trong ngành mà trước hết là chống tệ nạn tham nhũng, quan liêu, khắc phục sự yếu kém về quản lý kinh doanh trong mỗi Ngân hàng.
Thứ ba: Trong nhà trường, môi trường giáo dục cũng phải được lành mạnh hoá, phải ngăn chặn ngay tình trạng gian lận trong thi cử, hiện tượng mua điểm, bán bằng... những hiện tượng đó diễn ra đã làm mất uy tín, giảm lòng tin của học sinh, sinh viên, của xã hội vào sự công bằng cũng như kỷ cương phép nước nơi học đường - nơi mà từ xưa tới nay vẫn được coi là nơi có môi trường lành mạnh, trong sạch nhất. Hiện nay chúng ta thấy có rất nhiều những tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào trong học đường như: tệ cờ bạc, trộm cắp, ma tuý, mại dâm... gần đây là một số vụ việc vi phạm đạo lý truyền thống "tôn sự trọng đạo" mà pháp luật phải xử lý. Đó là những điều nhức nhối đau lòng không những chỉ đối với nhà trường mà còn đối với cả xã hội. Nó đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cũng như đối với mỗi thày cô giáo là cùng với tăng cường truyền thụ tri thức, văn hoá, khoa học, cần coi trọng hơn nữa việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, cần có những biện pháp để ngăn chặn và làm trong sạch môi trường sống trong học sinh, sinh viên. Đây là một công việc hết sức gian khó và phức tạp cần phải có sự kết hợp của nhiều tổ chức, không thể phó mặc một mình cho nhà trường. Có như vậy mới tạo ra được một sức mạnh tổng hợp để tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho những cán bộ Ngân hàng trong tương lai.