Đưa môn Đạo đức học, Đạo đức kinh doanh vào giảng ở các trường Trung học, Cao đẳng và Đại học Ngân hàng

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 77)

Trung học, Cao đẳng và Đại học Ngân hàng

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, để khắc phục những tiêu cực của nền kinh tế như phân tích ở chương 1 thì việc đưa môn đạo đức học, đạo đức kinh doanh vào giảng dạy trong các trường Đại học và Cao đẳng nói chung và các trường Ngân hàng nói riêng là hết sức cần thiết, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Là một trường kinh tế, học sinh, sinh viên Ngân hàng ra trường sẽ là những cán bộ quản lý, kinh doanh, họ phải thường xuyên tiếp xúc với tiền bạc. Nếu không có một tư cách đạo đức trong sáng thì rất dễ nảy sinh những hiện tượng tiêu cực. Do đó, việc giảng dạy môn đạo đức kinh doanh là điều hết sức cần thiết, phải coi đó là một môn học bắt buộc đối với học sinh, sinh viên. Ở đây, đòi hỏi phải làm những công việc cụ thể sau:

Một là, xây dựng nội dung chương trình giảng dạy đạo đức học và đạo đức kinh doanh phải xây dựng nội dung, chương trình giảng sao cho phù hợp với đối tượng, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Trên cơ sở hệ thống các giá trị đạo đức, thống nhất các giá trị đạo đức truyền thống và hiện đại, xã hội và đặc thù nghề nghiệp để từ đó học sinh, sinh viên học tập, suy nghĩ, so sánh, đối chiếu, tự tìm mình, tự khẳng định mình trong xã hội. Nội dung của môn học phải cung cấp cho học sinh, sinh viên những hiểu biết nhất định về hệ thống các giá trị đạo đức, các chuẩn mực đạo đức để sau khi học xong môn học, mỗi học sinh, sinh viên tự hình thành trong mình những tình cảm đạo đức và có những hành vi đạo đức phù hợp với những giá trị đạo đức xã hội. Những hiểu biết, những tình cảm đạo đức được trang bị, được hình thành trong nhà trường, cùng với trình độ chuyên môn nghề nghiệp sẽ là hành trang vững chắc để giúp họ vững bước vào hoạt động nghề nghiệp.

Hai là, cùng với việc xây dựng nội dung chương trình phù hợp thì cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy đạo đức học và đạo đức trong kinh

doanh. Đây cũng là một yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Có thể cùng một nội dung giảng dạy, nhưng học sinh, sinh viên có hứng thú học hay không, có tích cực hay không, có khơi dậy trong họ được những tình cảm lành mạnh hay không, có mang lại hiệu quả hay không… là phần lớn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của người thầy. Phương pháp giảng dạy không ngừng được hoàn thiện và đổi mới cùng với sự phát triển, đổi mới của xã hội, trong đó, phương pháp nêu vấn đề, đưa tình huống, phương pháp nêu gương giữ vai trò hết sức quan trọng. Đổi mới phương pháp giảng dạy đang là nhiệm vụ trọng tâm nhất của ngành giáo dục. Nó đã và đang được áp dụng trong tất cả các nhà trường, là một trong những biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay (Trang 77)