Những nhân tố từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 38)

6. Kết cấu luận văn

1.4.2.Những nhân tố từ phía Ngân hàng

- Các ngân hàng không có được một chính sách quản trị tín dụng hợp lý

Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các Ngân hàng, do vậy một chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, nguồn nhân lực, mạng lưới, khả năng quản trị rủi ro,... sẽ giúp hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn. Một chính sách tín dụng tốt phải là một ứng dụng thông minh của những nguyên tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh tế. Các ngân hàng cần phải làm tốt công tác dự báo và định hướng cho các đơn vị trực thuộc của mình trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Nếu không thực hiện tốt thì những khuyến cáo về ngành hàng nào không nên hoặc hạn chế cho vay thường chỉ được đưa ra khi rủi ro tín dụng đã phát sinh ở một số chi nhánh khác hay tín dụng đã tăng trưởng đến mức nóng.

Tầm nhìn không tốt của các ngân hàng cũng là nguyên nhân của tình trạng cạnh tranh thu hút khách hàng bằng cách giảm tiêu chuẩn xét duyệt cho vay dẫn đến rủi ro tín dụng.

- Quy trình cấp tín dụng và mô hình quản trị rủi ro chưa phù hợp

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi Ngân hàng quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Nếu quy trình tín dụng không chặt chẽ thì rất

21

dễ dẫn đến tình trạng cán bộ sẽ không thực hiện đầy đủ các bước và những thủ tục cần thiết khi quyết định cho vay và như vây các khoản vay sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao. Bên cạnh đó, việc để một bộ phận thâm chí một cán bộ thực hiện toàn bộ chức năng thẩm định, cho vay, thu nợ và quản lý rủi ro cũng sẽ làm quá tải và tăng nguy cơ xảy ra rủi ro đạo đức ở cán bộ làm công tác tín dụng.

- Năng lực của cán bộ tín dụng còn yếu

Nhân tố con người có thể coi là nhân tố có tác động lớn nhất về phía ngân hàng đến tính rủi ro của hoạt động tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng không có được năng lực dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, phát hiện và xử lý các khoản vay có vấn đề thì sẽ dẫn đến việc nhiều quyết định cho vay mang tính cảm tính, được đưa ra trên cơ sở thông tin không được cân nhắc đầy đủ hoặc phiến diện, như chỉ dựa vào tài sản thế chấp hay bản thân phương án kinh doanh mà bỏ qua năng lực tài chính của DN, sẽ dẫn đến rủi ro.

- Giám sát, kiểm tra sau khi cho vay không chặt chẽ

Công tác giám sát món vay, đánh giá lại định kỳ về khách hàng, khoản vay và tài sản thế chấp bị buông lỏng, đặc biệt đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài, cán bộ tín dụng thường có tâm lý cả nể, tin khách hàng và bỏ qua chế độ kiểm tra định kỳ, phương pháp kiểm tra không khoa học, không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của khách hàng.

- Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng

Việc định giá khoản vay không đúng mức độ rủi ro của khách hàng, làm thiếu hụt nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng và làm tăng mức độ RRTD từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng. Chính sách lãi suất không khoa học đã để Ngân hàng ở hai thái cực: (i) cho vay dễ dãi với lãi suất thấp, không đủ nguồn bù đắp rủi ro mà phải từ 7 đến 10 năm sau mới bộc lộ, và (ii) đến khi hết nguồn thì yêu cầu lãi suất cho vay cao cộng với điều kiện khắt khe dẫn đến mất dự án có độ an toàn và chấp nhân khách hàng có độ rủi ro cao.

- Tâm lý ỷ lại tài sản thế chấp

22

Không có tài sản đảm bảo, (ii) ỷ lại tài sản thế chấp một cách thái quá và (iii) nhận tài sản thế chấp không đủ điều kiện và tính pháp lý của quyền sở hữu, tính thanh khoản và yêu cầu không tranh chấp. Tài sản đảm bảo nợ vay là phương án dự phòng khi dự án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro, dòng tiền không như dự kiến. Song, tâm lý ỷ lại tài sản đảm bảo cũng là một nhân tố gây ra rủi ro, do các khoản vay cần được trả bằng tiền chứ không phải bằng tài sản.

- Không đa dạng hóa danh mục đầu tư

Các ngân hàng không có bộ phận quản lý rủi ro cho toàn bộ danh mục để tính toán tỷ trọng đầu tư đối với từng ngành hàng, loại cho vay phân theo thời hạn và loại tiền để có rủi ro thấp nhất, phù hợp với chiến lược, cơ cấu nguồn vốn và năng lực bản thân ngân hàng. Việc các ngân hàng cho vay quá nhiều vào một ngành nghề hay một nhóm đối tượng khách hàng như DN nhà nước sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro.

- Rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng

Bộ phân tín dụng là nơi trực tiếp thẩm định dự án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp kiểm tra kho hàng, tài sản thế chấp, giám sát giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, là đầu mối tiếp xúc với khách hàng nên nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món vay và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

- Chính sách quản trị nguồn nhân lực

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào sản phẩm có tính rủi ro nhất trong hoạt động ngân hàng. Chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ tín dụng ở các ngân hàng có tác động trực tiếp đến hiệu quả thực thi chiến lựợc, chính sách tín dụng của ngân hàng. Một chiến lược, chính sách quản trị tín dụng tốt mà không đi kèm chính sách đúng đắn về nguồn nhân lực sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn và gián tiếp tăng nguy cơ rủi ro đạo đức ở cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 38)