Rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 31)

6. Kết cấu luận văn

1.3.Rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV

1.3.1.Khái niệm rủi ro tín dụng:

Một số tác giả định nghĩa rủi ro tín dụng như sau:

- Theo Hiệp ước Basel, “Rủi ro tín dụng là rủi ro do tính không chắc chắn về

khả năng hay sự sẵn sàng của đổi tác trong việc đáp ứng các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng."

- Theo Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (1998), “Rủi ro trong hoạt động

tín dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn trả được lãi hoặc gốc hay cả hai.”

- Theo tác giả Nguyễn Văn Tiến (1999), “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là

khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng. Có nghĩa là khả năng khách hàng không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ”

- Theo tác giả Lê Văn Tư (2005), “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khả năng

một khách hàng vay hoặc một đổi tác không thể thực hiện nghĩa vụ đã thoa thuận dẫn đến việc các khoản cho vay hay các khoản phải thu của ngân hàng giảm giá trị hoặc không thu hồi được.”

- Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), “Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khả năng

khách hàng nợ không thể trả nợ cho chủ nợ.”

- Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN

Việt Nam, “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả

năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam

14

kết.”

Từ các định nghĩa trên ta có thể thấy rằng rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện qua việc người đi vay không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Các ngân hàng sẽ không bị đe dọa bởi rủi ro tín dụng nếu luôn nhận lại được cả gốc và lãi của các khoản vay đúng thời hạn, ngược lại nếu người vay gặp khó khăn về tài chính hoặc người vay có khả năng nhưng không có thiện chí trả nợ thì cả gốc và lãi khoản vay bị đặt trong tình trạng rủi ro không thu hồi được.

1.3.2. Phân loại rủi ro tín dụng: chia làm hai loại, như sau:

Rủi ro giao dich: rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi ngân hàng ra

quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng. Đây có thể xem là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng, nó phát sinh do sai sót ở các khâu đánh giá, thẩm định và xét duyệt khi cho vay, hoặc phát sinh do thiếu chặt chẽ ở khâu theo dõi kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, hoặc phát sinh do sơ hở ở khâu bảo đảm và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng. Trong đó, rủi ro lựa chọn (hay rủi ro xét duyệt) là các khoản rủ i ro liên quan đến việc đánh giá và phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. Rủi ro đảm bảo phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo. Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có van đe.

Rủi ro danh muc: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do

những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục được chia thành 2 loại là: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

+ Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt độngh trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một

15

loại hinh cho vay có rủi ro cao.

1.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với NH, gây tổn thất cho NH, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho NH. Từ đó, có nhiều tiêu chí phản ảnh RRTD của NHTM như:

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu. - Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất. - Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề). - Nợ không có tài sản đảm bảo.

Nhiều NH phân loại nợ theo khách hàng để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng. Nợ của khách hàng nhóm A được coi có rủi ro thấp nhất còn nợ khách hàng nhóm D, E được coi là có khả năng mất vốn cao nhất. Đề cách phân loại này phản ảnh chính xác rủi ro tín dụng phải có tiêu chuẩn để xếp hạng tín nhiệm đúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì RRTD là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên các NH cố gắng “thấy” được càng rõ, càng kỹ, càng tốt. Khách hàng phá sản, lừa đảo, chây ỳ không trả nợ là biểu hiện rõ nhất; bên cạnh đó, các khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau. Nhiều NH cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn không trả được, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn của cùng một chủ thể cũng được coi là có rủi ro. Thâm chí, dù nợ chưa đến hạn, hoặc đến hạn vẫn trả được, song tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi cho khách hàng, thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro. Những thước đo RRTD này cho thấy rủi ro ở độ rộng với những tầng nấc khác nhau. Dó đó, vấn đề không phải là ở con số nợ xấu chiếm bao nhiêu % tổng dư nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp. Dù áp dụng phương pháp nào, tính chính xác của các kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ NH các cấp có thực sự nghiêm túc nhìn nhân RRTD hay không và chính sách quản trị rủi ro có nhằm mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong xác định rủi ro hay không.

Trong đề tài này, RRTD sẽ được đo lường thông qua chất lượng các khoản vay biểu hiện bằng trạng thái nhóm nợ mà các khoản vay được phân loại theo quy định

16

hiện hành của NHNNVN. Theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN VN thì các khoản cho vay của các NHTM sẽ được phân vào năm (05) nhóm là:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuấn) bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn và các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

+ Các khoản nợ quá hạn nhưng khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn; đồng thời có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục và tổ chức tín dụng có đủ cơ sở đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

+ Các khoản nợ được cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ nhưng khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại; đồng thời có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục và tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại còn lại.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới. - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuấn) bao gồm:

17

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu đã được phân loại vào nhóm 2;

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; + Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới.

Như vây chất lượng các khoản vay sẽ được chia thành năm (5) mức theo cách phân nhóm nợ với nhóm 1 là những khoản vay tốt nhất và nhóm 5 là những khoản vay xấu nhất. Rủi ro tín dụng sẽ tỷ lệ nghịch với chất lượng khoản vay với nhóm 1 là những khoản vay có rủi ro thấp nhất và nhóm 5 là những khoản vay có rủi ro cao nhất. Theo quy định của NHNN Việt Nam thì tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Các khoản nợ thuộc ba nhóm 3,4,5 được gọi là nợ xấu (NPL - Non-Performed Loan).

Đề tài đánh giá món vay có rủi ro dựa trên tiêu chí các khoản nợ có phát sinh quá hạn từ 10 ngày trở lên, đó là nợ các nhóm 2,3,4 và 5. Các khoản vay có mức nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18

quá hạn và nợ xấu càng cao thì RRTD càng lớn và ngược lại.

1.3.4.RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DNNVV

Xuất phát từ đặc điểm của các DNNVV như qui mô vốn và tài sản nhỏ bé; sổ sách và báo cáo kế toán không rõ ràng, minh bạch; sử dụng công nghệ lạc hậu trong sản xuất kinh doanh; trình độ tay nghề công nhân viên cũng như trình độ quản lý của chủ DN còn ở mức thấp .. Do đó, quan hệ tín dụng giữa DNNVV với các ngân hàng thương mại có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, về qui mô tín dụng: rất thấp nếu tính bình quân trên một DNNVV. Thứ hai, về thời hạn tín dụng: chủ yếu là vay ngắn hạn.

Thứ ba, về đảm bảo tín dụng: hầu hết các DNNVV phải có tài sản đảm bảo khi

vay vốn các ngân hàng thương mại.

Thứ tư, về mục đích sử dụng của vốn vay: chủ yếu sử dụng bổ sung vốn lưu

động.

Thứ năm, về lãi suất: ít được ưu đãi lãi suất, lãi suất theo sự ấn định của các

ngân hàng thương mại do DNNVV chưa có sự tín nhiệm cao từ các ngân hàng thương mại.

Thứ sáu, về khả năng hoàn trả nợ vay: DNNVV dễ gặp khó khăn trong việc trả

nợ vay khi có sự biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ như: lạm phát, khủng hoảng kinh tế, tài chính …

Với đặc điểm của các DNNVV và tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV, nên quan hệ tín dụng giữa DNNVV với các ngân hàng thương mại tiềm ẩn các rủi ro sau đây:

- Tình trạng thông tin bất cân xứng làm cho ngân hàng không nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro của DNNVV một cách toàn diện và đầy đủ, do đó các ngân hàng dễ bị mất vốn khi quyết định cho vay.

- Các DNNVV, đặc biệt là DN nhỏ thường kinh doanh dựa vào mối quan hệ

quen biết và manh mún nên ngân hàng khó phát hiện được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của DN khi đã giải ngân.

19

đó khi gặp khó khăn thì dẽ bị mất tính thanh khoản, dẫn đến việc thu hồi nợ vay của ngân hàng sẽ gặp khó khăn.

- Việc sử dụng vốn sai mục đích của các DNNVV cũng làm nảy sinh các rủi ro mất vốn của ngân hàng. Các DNNVV thường sử dụng vốn vay cho mục đích cá nhân và gia đình.

- Các DNNVV kinh doanh thường phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, khi những khánh hàng này gặp khó khăn thì DNNVV cũng sẽ khó khăn theo, từ đó gây rủi ro cho ngân hàng.

- Khả năng quản lý tài chính yếu kém của các DNNVV cũng làm nảy sinh các rủi ro cho ngân hàng trong việc thu nợ vay đúng hạn.

1.4. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RRTD TRONG CHO VAY DNNVV TẠI NHTM DNNVV TẠI NHTM DNNVV TẠI NHTM

Trong quan hệ tín dụng, có hai đối tượng tham gia là ngân hàng và người đi vay (cụ thể ở đây là DNNVV). Do đó RRTD có thể xuất phát bởi những nhân tố từ phía DNNVV và những nhân tố từ phía NHTM. Thêm vào đó, DNNVV đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện nền kinh tế cụ thể nhất định. Do đó RRTD còn xuất phát bởi những nhân tố từ điều kiện nền kinh tế.

1.4.1. Những nhân tố từ phía DNNVV:

- Tiềm lực tài chính không lành mạnh

Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro trả nợ của khách hàng. Không có giao dịch nào là phi rủi ro, nếu khách hàng có tiềm lực tài chính thì việc một giao dịch không thành công sẽ không làm khách hàng mất đi khả năng trả nợ, còn nếu điều kiện tài chính suy yếu sẽ có ảnh hưởng tới tất cả các giao dịch. Khi một giao dịch không thành công, lập tức nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Đây là nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng từ chính phía khách hàng và cũng là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này sẽ được tác giả đề cập ở phần sau.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 31)