Mô hình đề nghị

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 51)

6. Kết cấu luận văn

1.6.2. Mô hình đề nghị

1.6.2.1. Mô hình Binary Logistic:

34

Trong đó:

(i) Y là biến phụ thuộc nhị nguyên, Y là mức độ rủi ro của khoản vay, được đo lường theo 2 khả năng là có rủi ro (có giá trị 1) và không có rủi ro (có giá trị 0).

(ii) pi là xác suất xảy ra rủi ro tín dụng

(iii) : là các hệ số hồi quy

(iv) Xi (i = 1, 2, ..., n) là các biến độc lập chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất xảy ra nợ quá hạn.

Từ biểu thức (2), ta có thể xác định ảnh hưởng của các biến độc lập Xt đến xác suất xảy ra rủi ro tín dụng pi, giả sử các biến khác không đổi và là mức độ thay đổi của các đại lượng, mô hình trên được viết lại như sau:

Vì và nên:

Từ (3) và (4) suy ra:

Công thức (5) cho phép xác định ảnh hưởng của các biến Xt đến pi. Mô hình sử dụng giá trị ban đầu pi = 50% vì xác suất để một trong 2 hiện tượng ngẫu nhiên xảy ra là 50%.

1.6.2.2. Cơ sở lý thuyết của mô hình:

Như đã trình bày, RRTD có nguyên nhân chủ quan xuất phát từ năng lực và ý chí chủ quan của cả người vay lẫn người cho vay. Về phía người vay, năng lực quản trị kém dẫn đến việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Năng lực quản trị của người vay được phản ánh qua trình độ chuyên môn và thâm niên quản lý của người đứng đầu DN, trong đó thâm niên quản lý đóng vai trò quan trọng vì những người có năng lực quản lý tốt mới có thể đứng

35

vững ở vị trí của mình trong thời gian dài, nhất là dưới áp lực cạnh tranh gay gắt như ngày nay.

Bên cạnh năng lực quản trị, tiềm lực tài chính cũng có liên quan mật thiết với khả năng trả nợ (hay RRTD) của các DN. Không có thương vụ nào là không rủi ro nhưng nếu có tiềm lực tài chính mạnh thì việc một thương vụ không thành công sẽ không làm người vay mất khả năng trả nợ. Ngược lại, nếu tiềm lực tài chính yếu thì chỉ một thương vụ thất bại lập tức ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của người vay. Theo các nhà nghiên cứu, có nhiều tiêu chí tài chính có liên quan đến RRTD của một DN.

Đầu tiên là nợ phải trả tính trên vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng nhỏ thì nợ phải trả càng thấp so với vốn chủ sở hữu nên DN sẽ ít gặp khó khăn trong trả nợ. Ngoài ra, khi sử dụng càng nhiều vốn chủ sở hữu thì chủ DN sẽ thận trọng và có trách nhiệm hơn trong việc ra các quyết định quản lý, do đó làm tăng khả năng trả nợ. Các nhà nghiên cứu còn xem xét hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) - tỷ số giữa lợi nhuận ròng và tổng tài sản của DN. Tỷ số này càng cao nghĩa là tài sản được sử dụng càng hiệu quả nên DN sẽ có đủ nguồn lực để trả nợ (Bonfim, 2009).

Các nhà nghiên cứu còn xem xét khả năng thanh toán nhanh (đó là, tỷ số giữa tài sản lưu động mang tính thanh khoản cao (như tiền, các khoản phải thu, v.v.) và nợ ngắn hạn). Khi tỷ số này lớn hơn 1 thì DN có khả năng trả nợ nhanh chóng khi đáo hạn nên RRTD sẽ thấp. Cũng theo các nhà nghiên cứu, khả năng thu hồi các khoản cho vay có đảm bảo bằng tài sản sẽ cao hơn các khoản vay không có đảm bảo bằng tài sản. Nói cách khác, tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo tính trên số tiền vay càng nhỏ thì rủi ro của khoản vay càng cao. Bên cạnh các tiêu chí nêu trên, kết quả xếp hạng DN càng cao ngụ ý rằng DN có thể trả nợ vay tốt và RRTD thấp.

Tuy nhiên, mặc dù các tiêu chí trên giúp đánh giá năng lực tài chính cũng như khả năng trả nợ của DN nhưng việc nhận biết chúng không dễ dàng do hiện tượng thông tin bất đối xứng, do đó cần có một hệ thống thông tin tín dụng được xây dựng hoàn chỉnh. Song, đây lại là khiếm khuyết của các DNNVV ở nước ta. Thật vây, đối với DNNVV, các báo cáo tài chính thường không đầy đủ và không được kiểm toán nên thiếu độ tin cậy. Nếu báo cáo tài chính thiếu minh bạch thì các TCTD sẽ rất khó biết được “sức khỏe” của DN (Berger và Frame, 2007). Mặc dù các khiếm khuyết

36

như trên làm cho các TCTD khó nhân biết chính xác tiềm lực tài chính của DN nhưng điều đó có thể được khắc phục nếu thời gian duy trì quan hệ tín dụng là đủ dài để các TCTD thu thập thông tin đầy đủ hơn về khách hàng (Norden và Werber, 2010; Psillaki, Tsolas và Margaritis, 2010). Song, tính hiệu quả của việc làm này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi năng lực của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng có năng lực sẽ làm tốt việc phân tích, đánh giá triển vọng của ngành, tình hình tài chính của DN để chọn lọc đúng người vay cũng như sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn để xử lý kịp thời. Ngược lại, các quyết định cho vay mang tính cảm tính của các cán bộ tín dụng kém năng lực dựa trên thông tin không đầy đủ hoặc phiến diện (như chỉ thuần túy dựa vào tài sản thế chấp hay phương án kinh doanh) mà bỏ qua năng lực tài chính của DN, sẽ dẫn đến RRTD cao. Lịch sử trả nợ cũng có quan hệ mật thiết với khả năng trả nợ vì đây là tín hiệu cho biết DN có đang gặp khó khăn không và có ý định trả nợ vay không. Nếu DN có lịch sử trả nợ không tốt thì khả năng nó tiếp diễn hiện tượng đó trong hiện tại và tương lai khá cao.

Từ những lập luân trên, đề tài đã xây dựng mô hình kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp.

RUIRO = ßo + ß1QUYMO + ß2KINHNGHIEMQL + ß3NOPHAITRA + ß4ROA+ ß5KNTTNHANH + ß6TSDAMBAO + ß7LICHSUVAY + ß8KINHNGHIEMCBTD + ß9TGQHTIN DUNG + ß10CANHTRANH (1) Trong đó:

RUIRO: có giá trị là 1 đối với các DN có phát sinh nợ quá hạn thuộc nhóm 2, 3,

4 và 5 (có rủi ro) theo Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là 0 đối với các trường hợp ngược lại (không rủi ro).

QUYMO: căn cứ vào quy mô vốn và lao động, được phân loại theo tiêu chí Nghị

định 56/2009. Để dễ dàng trong thao tác trên biến giả, tác giả phân DNNVV thành 02 loại là DN có quy mô nhỏ và DN có quy mô vừa. Tùy từng DN, có DN với quy mô nhỏ nhưng hoạt động có hiệu quả hơn so với DN có quy mô lớn và ngược lại. Vì vây, biến loại hình DN có thể tương quan cùng chiều hoặc nghịch chiều với RRTD.

37

KINHNGHIEMQL: Biến này đo lường bằng số năm công tác trong ngành, lĩnh

vực có liên quan đến DN hiện tại đang quản lý. Chủ DN càng có nhiều năm công tác trong ngành thì càng có nhiều kinh nghiệm quản lý, các mối quan hệ, thông tin với các đối tác ổn định hơn. Các DN có người quản lý nhiều kinh nghiệm được kỳ vọng là có RRTD thấp hơn các DN có người quản lý ít kinh nghiệm hơn.

NOPHAITRA: Tỷ số này đo lường khả năng tự chủ về tài chính của DN. Hệ số

này càng nhỏ, nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với vốn chủ sở hữu thì DN ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của DN càng lớn. Đây là một trong những chỉ tiêu chính để DN được xét ưu tiên về TSĐB trong cho vay của Agribank.

ROA: Đây là tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân, thể hiện mối

quan hệ giữa lợi nhuận thu được và tổng tài sản bình quân, phản ánh hiệu quả của DN trong việc quản lý tài sản và tạo ra lợi nhuận. Khi tỷ số này càng cao, tài sản được sử dụng càng hiệu quả. DN có đủ nguồn để hoàn trả các khoản vay.

KNTTNHANH: Tỷ số giữa tài sản lưu động mang tính thanh khoản cao như tiền,

các khoản phải thu trên nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh khoản của DN đối với các tài sản mang tính thanh khoản cao, chỉ tiêu này xem hàng tồn kho là nhân tố mang tính thanh khoản thấp nên loại trừ nhân tố này khi xác định giá trị tài sản lưu động. Khi tỷ số này lớn hơn 1 khả năng DN trả nợ vay một cách nhanh chóng, rủi ro châm trả càng thấp.

TSDAMBAO: Theo Nguyễn Văn Tiến (1999), khả năng thu hồi nợ của các

khoản vay có đảm bảo bằng tài sản chắc chắn hơn các khoản vay không có đảm bảo bằng tài sản. Mô hình kỳ vọng rằng nếu tỷ lệ giá trị TSĐB trên số tiền vay càng nhỏ thì rủi ro của khoản vay càng cao.

LICHSUVAY: Lịch sử trả nợ có mối quan hệ rất lớn với khả năng trả nợ hiện tại.

Đây là một trong những nhân tố sớm thể hiện DN có đang trong tình trạng khó khăn hay không, ý muốn trả nợ vay có cao không, DN có lịch sử trả nợ không tốt thì khả năng đó tiếp diễn trong hiện tại và tương lai khá cao. Mô hình kỳ vọng biến này tương quan thuận với rủi ro tín dụng.

38

KINHNGHIEMCBTD: Trình độ và kinh nghiệm của CBTD có ảnh hưởng rất

lớn đến RRTD. Trong nghiên cứu này, mô hình kỳ vọng rằng CBTD càng làm lâu năm thì càng có kinh nghiệm và trình độ trong thẩm định, quản lý món vay cũng như hỗ trợ khách hàng trong những lúc khó khăn. Khi sử dụng biến này, tác giả không đề cập đến nhân tố đạo đức của cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, không phải CBTD càng làm lâu năm thì chất lượng quản lý càng tốt.

Tiêu chí tuyển dụng CBTD của Agribank trong những năm gần đây là có trình độ đại học đúng chuyên ngành hệ chính quy và một số bằng cấp phụ khác như tiếng anh, tin học,... Vì vây, có thể nói, nền tảng kiến thức và hiểu biết về công việc giữa các CBTD là như nhau, chỉ có kinh nghiệm là khác nhau. Thông thường, thời gian công tác bình quân của 1 CBTD là dưới 7 năm, trong đó từ 1-3 năm đầu là thời gian “học việc”, thời gian này khác nhau tùy theo khả năng từng người nhưng nhìn chung sau 3 năm đầu, cán bộ đã có những kiến thức làm việc tốt, khoảng thời gian từ năm thứ 4 trở đi là những năm cán bộ bắt đầu tích lũy kinh nghiệm thành kỹ năng và “kỹ xảo” làm việc. Sau thời gian 7 năm làm việc, đa số những cán bộ vững nghiệp vụ và kinh nghiệm thường được cất nhắc lên vị trí cao hơn. Phân tích từ số liệu thực tế tại các chi nhánh Agribank sẽ minh chứng điều này. Mô hình phân thời gian làm việc của CBTD ra làm 2 giai đoạn, trước 3 năm, và từ 3 năm trở về sau. Trong đó, cán bộ có thời gian công tác ít hơn 3 năm quản lý món vay có nhiều rủi ro hơn, có giá trị 1. Những cán bộ có thâm niên công tác từ 3 năm trở lên quản lý món vay tốt hơn, nhận giá trị 0. Biến này tỷ lệ nghịch với RRTD.

TGQHTINDUNG: Khách hàng có mối quan hệ với ngân hàng càng lâu, càng

khăng khít với ngân hàng hơn, và do đã “hiểu tính” DN, nên khi có vấn đề, ngân hàng cũng dễ dàng nhận ra hơn để tìm cách hạn chế rủi ro. Mô hình kỳ vọng biến này tỷ lệ nghịch với RRTD, DN có thời gian quan hệ với ngân hàng càng lâu, RRTD càng giảm.

CANHTRANH: Đây có thể coi là nhân tố sống còn cho sự tồn tại của một sản

phẩm, DN càng phụ thuộc vào sản xuất một hay một vài sản phẩm chuyên biệt, tính cạnh tranh sẽ là nhân tố tác động rất lớn đến thành quả kinh doanh của DN.

39

Để ước lượng mô hình (1) nêu trên, đề tài sử dụng mô hình hồi quy binary logistics như đã trình bày ở trên, nhằm xác định ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan đến RRTD trong cho vay đến các DNNVV trên địa bàn TP.HCM.

Kết luận chương 1

Trong chương này tác giả đã làm rõ được khái niệm về DNNVV, đặc điểm, vai trò của DNNVV, các loại hình cho vay của NHTM dành cho DNNVV, và quan trọng hơn hết là chỉ ra được các nhân tố tác động đến RRTD trong cho vay DNNVV tại NHTM.

Với những phân tích về mặt lý thuyết, thì việc đề xuất một mô hình định lượng để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến RRTD sẽ đưa ra một cái nhìn cụ thể và khách quan hơn. Vì lẽ đó, một mô hình định lượng đã được tác giả đề xuất.

Chương 2 sẽ nghiên cứu lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD khi cho vay DNNVV trong một tình huống cụ thể - Các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM.

40

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHO VAY DNNVV TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN

ĐỊA BÀN TP.HCM

2.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY DNNVV TẠI CÁC CHI NHÁNH AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM:

2.1.1. Hoạt động của các DN trên địa bàn TP.HCM:

Theo số liệu thống kê đến 20/06/2013, có 12.333 DN được cấp phép thành lập mới với tổng vốn đăng ký 57.033 tỷ đồng. Ngoài ra có 17.745 DN đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với số vốn bổ sung 59.434 tỷ đồng. Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung là 116.467 tỷ đồng.

Đến cuối tháng 5 năm 2013, 8.330 DN đã gửi thông báo ngưng hoạt động và 2.994 DN tái hoạt động, điều đó cho thấy một số DN đã vượt qua khó khăn.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài: tính đến 20/06/2013 có 187 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 229 triệu USD. Hiện tại có 4.697 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 33 tỷ USD.

2.1.2. Tình hình phát triển số lượng DNNVV trên địa bàn TP.HCM:

TP.HCM là một trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất cả nước, do đó hàng năm có hàng ngàn DN đăng ký thành lập mới, trong đó chủ yếu là các DNNVV. Tính đến hết năm 2010, TP.HCM có hơn 85.000 DNNVV chiếm hơn 24% tổng số DNNVV trong cả nước.

Tình hình phát triển số lượng DNNVV trên địa bàn TP.HCM từ năm 2006 đến năm 2010 được thể hiện qua số liệu thống kê sau:

Bảng 2.1: Số lượng DNNVV trên địa bàn TP.HCM từ năm 2009 đến 2012

Đơn vị tính: DN

Chỉ tiêu đánh giá

Năm

2009 2010 2011 2012

Phân theo qui mô lao

41

Phân theo qui mô vốn

bình quân 44.633 54.327 65.758 71.852

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Với số liệu thống kê Bảng 2.4, nếu xét theo qui mô lao động bình quân thì số lượng DNNVV trên địa bàn TP.HCM cao hơn nếu xét theo qui mô vốn bình quân. Vì vậy, để so sánh số lượng DN qua các năm với nhau, tác giả thống nhất sử dụng số liệu phân theo qui mô lao động bình quân.

Như vậy, ta thấy số lượng DNNVV trên địa bàn TP.HCM qua các năm tăng rất nhanh, cụ thể so với năm 2009 số lượng DNNVV năm 2010 tăng lên 15.202 DN với tỷ lệ tăng là 24,97%; so với năm 2010 số lượng DNNVV năm 2011 tăng 8.147 DN, tăng 11,93%; so với năm 2011 số lượng DNNVV năm 2012 tăng 7.892 DN, tăng 9,27%.

Nếu so với cả nước thì số lượng DNNVV trên địa bàn TP.HCM năm 2009 chiểm tỷ trọng 29,97%, năm 2010 chiểm tỷ trọng 30,77%, năm 2011 chiếm tỷ trọng 24,33% và năm 2012 chiếm tỷ trọng gần 24%. Điều này đã phản ánh được rằng TP.HCM là một trung tâm kinh tế, tài chính của Việt Nam nên đã thu hút sự đầu tư của người dân và các tổ chức trong và ngoài nước.

Xét về loại hình DN ta có cơ cấu loại hình DN được thống kê trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu loại hình DNNVV trên địa bàn TP.HCM năm 2010

Nguồn: Tổng cục thống kê (15)

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)