Kiểm định tự tương quan

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 79)

6. Kết cấu luận văn

3.4.1. Kiểm định tự tương quan

Kiểm định tự tương quan giữa 10 biến để xác định rằng các biến đưa vào mô hình là phù hợp, không có hiện tượng tự tương quan ảnh hưởng đến mức ý nghĩa các biến của mô hình.

Theo kết quả kiểm định từ Ma trân hệ số tương quan giữa các biến cho thấy, các biến có mối tương quan với nhau khá thấp, giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa hầu hết các biến dưới 0,3. Riêng trường hợp hệ số tương quan giữa biến

62

KINHNGHIEMQL và TGQHTINDUNG có giá trị 0,89. Tuy nhiên khi kết hợp với các biến khác trong mô hình, mối tương quan giữa hai biến này sẽ thay đổi. Tóm lại, có thể kết luân, hiện tượng tự tương quan giữa các biến khá thấp, 10 biến độc lập này có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc rủi ro tín dụng. (Phụ lục 1 Ma trận

hệ số tương quan giữa các biến).

3.4.2. Kết quả hồi quy

Đầu tiên ta xem xét kết quả phân tích hồi quy khi chưa có tác động của các biến giả QUYMO, LICHSUVAY, KINHNGHIEMCBTD:

Biến độc lập Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa

C 12.64071 0.0235(**) CANHTRANH -1.152619 0.1834 KINHNGHIEMQL -1.124001 0.0277(**) KNTTNHANH -2.110712 0.0089(*) NOPHAITRA 0.247408 0.3963 TGQHTINDUNG -1.619609 0.0164(**) TSDAMBAO 3.704336 0.0457(**) ROA -60.5806 0.0007(*) Số quan sát 138 -2 Log likelihood 35.12532 McFadden R- squared 0.812278 (*): mức ý nghĩa 1%, (**): mức ý nghĩa 5%

Các hệ số hồi quy của các biến độc lập CANHTRANH, KINHNGHIEMQL, KNTTNHANH, NOPHAITRA, TGQHTINDUNG, TSDAMBAO, ROA đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Tức là các biến độc lập CANHTRANH,

63

KINHNGHIEMQL, KNTTNHANH, NOPHAITRA, TGQHTINDUNG, TSDAMBAO, ROA đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuôc RUIRO.

Mô hình có hệ số -2LL = 35,13, hệ số McFadden R2 = 0,81, cho thấy mô hình có độ tin cây cao, cũng như khả năng giải thích của các biến độc lập.

Xem xét kết quả hồi quy khi có sự xuất hiện của biến giả QUYMO:

Biến độc lập Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa

C 14.17713 0.016 CANHTRANH -0.887943 0.3129 KINHNGHIEMQL -1.366062 0.0356(**) KNTTNHANH -2.029934 0.0159(**) NOPHAITRA 0.390499 0.2405 TGQHTINDUNG -1.420601 0.0336(**) TSDAMBAO 3.151591 0.0919(***) ROA -55.93226 0.0051(*) QUYMO -2.135801 0.0554(**) Số quan sát 138 -2 Log likelihood 30.86038 McFadden R- squared 0.835071

(*): mức ý nghĩa 1%, (**): mức ý nghĩa 5%, (***): mức ý nghĩa 10%

Các hệ số hồi quy của các biến độc lập KINHNGHIEMQL, KNTTNHANH, TGQHTINDUNG, ROA đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Riêng hệ số hồi quy của biến TSDAMBAO có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Tức là các biến độc lập KINHNGHIEMQL, KNTTNHANH, NOPHAITRA, TGQHTINDUNG, TSDAMBAO, ROA đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuôc RUIRO. Hệ số hồi quy âm của biến QUYMO có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, cho thấy DN có quy mô nhỏ có xác

64

suất xảy ra rủi ro tín dụng cao hơn DN có quy mô vừa.

Mô hình có hệ số -2LL = 30,86, hệ số McFadden R2 = 0,83, cho thấy mô hình có độ tin cây cao, cũng như khả năng giải thích của các biến độc lập.

Xem xét kết quả hồi quy có sự xuất hiện của 2 biến giả QUYMO, LICHSUVAY:

Biến độc lập Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa

C 16.07618 0.0511 CANHTRANH -1.363459 0.191 KINHNGHIEMQL -1.900978 0.0942(***) KNTTNHANH -1.864686 0.1106 NOPHAITRA 0.376262 0.3008 TGQHTINDUNG -1.58515 0.068(***) TSDAMBAO 2.835394 0.1624 ROA -54.23419 0.0316(**) QUYMO -7.578573 0.2109 LICHSUVAY 7.924558 0.1994 Số quan sát 138 -2 Log likelihood 22.26434 McFadden R- squared 0.881012

(*): mức ý nghĩa 1%, (**): mức ý nghĩa 5%, (***): mức ý nghĩa 10%

Các hệ số hồi quy của các biến độc lập KINHNGHIEMQL, TGQHTINDUNG có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Riêng hệ số hồi quy của biến ROA có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Tức là chỉ có các biến độc lập KINHNGHIEMQL, TGQHTINDUNG, ROA có ảnh hưởng đến biến phụ thuôc RUIRO. Mặt khác hệ số hồi quy của các biến giả QUYMO, LICHSUVAY không có ý nghĩa thống kê tại mức 10%, cho thấy khi có sự tham gia của biến giả LICHSUVAY thì DN có nợ quá hạn hay

65

không, DN có quy mô nhỏ hay có quy mô vừa thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng của các DN này không có sự khác biệt.

Xem xét kết quả hồi quy có sự xuất hiện của 3 biến giả QUYMO, LICHSUVAY, KINHNGHIEMCBTD:

Biến độc lập Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa

C 13.22369 0.1143 CANHTRANH 0.813249 0.6638 KINHNGHIEMQL -1.131238 0.347 KNTTNHANH -1.789602 0.096 (***) NOPHAITRA 0.481358 0.3927 TGQHTINDUNG -3.414531 0.1095 TSDAMBAO 2.500012 0.2072 ROA -63.38632 0.0868(***) QUYMO -6.82264 0.2963 LICHSUVAY 5.714838 0.3624 KINHNGHIEMCBTD 9.730403 0.0656(***) Số quan sát 138 -2 Log likelihood 15.027368 McFadden R-squared 0.919688

(*): mức ý nghĩa 1%, (**): mức ý nghĩa 5%, (***): mức ý nghĩa 10%

Các hệ số hồi quy của các biến độc lập KNTTNHANH, ROA, KINHNGHIEMCBTD có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Tức là chỉ có các biến độc lập KNTTNHANH, ROA, KINHNGHIEMCBTD có ảnh hưởng đến biến phụ thuôc RUIRO. Mặt khác hệ số hồi quy của các biến giả QUYMO, LICHSUVAY không có ý nghĩa thống kê tại mức 10%, cho thấy khi có sự tham gia của biến giả

66

KINHNGHIEMCBTD thì DN có nợ quá hạn hay không, DN có quy mô nhỏ hay có quy mô vừa thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng của các DN này không có sự khác biệt. Tuy nhiên cán bộ tín dụng có kinh nghiệm khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến rủi ro tín dụng.

Mô hình có hệ số -2LL = 15,03, hệ số McFadden R2 = 0,92, cho thấy mô hình có độ tin cây cao, cũng như khả năng giải thích của các biến độc lập.

Do đó ta xem xét kết quả hồi quy chỉ có sự xuất hiện của biến giả KINHNGHIEMCBTD:

Biến độc lập Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa

C 17.70377 0.0418 CANHTRANH -1.070321 0.375 KINHNGHIEMQL -1.629351 0.1079 KNTTNHANH -2.287309 0.0132(**) NOPHAITRA 0.454159 0.4052 TGQHTINDUNG -2.475692 0.0599(***) TSDAMBAO 3.065629 0.1179 ROA -102.1458 0.0375(**) KINHNGHIEMCBTD 7.943507 0.0274(**) Số quan sát 138 -2 Log likelihood 17.846218 McFadden R-squared 0.904624

(*): mức ý nghĩa 1%, (**): mức ý nghĩa 5%, (***): mức ý nghĩa 10%

Các hệ số hồi quy của các biến độc lập KNTTNHANH, TGQHTINDUNG, ROA, KINHNGHIEMCBTD đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Tức là các biến độc lập KNTTNHANH, TGQHTINDUNG, ROA, KINHNGHIEMCBTD có ảnh hưởng đến biến phụ thuôc RUIRO. Mặt khác hệ số hồi quy của các biến giả

67

KINHNGHIEMCBTD có ý nghĩa thống kê tại mức 10%, cho thấy cán bộ tín dụng có kinh nghiệm khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến rủi ro tín dụng.

Mô hình có hệ số -2LL = 17,85, hệ số McFadden R2 = 0,90, cho thấy mô hình có độ tin cây, cũng như khả năng giải thích của các biến độc lập cao hơn so với các mô hình khác.

Do đó, mô hình hồi quy có dạng như sau:

RUIRO = 17.70377 - 1.070321xCANHTRANH - 1.629351xKINHNGHIEMQL

- 2.287309xKNTTNHANH + 0.454159xNOPHAITRA -

2.475692xTGQHTINDUNG + 3.065629xTSDAMBAO - 102.1458xROA + 7.943507xKINHNGHIEMCBTD + ei

3.4.3. Xác đinh mức độ dư đoán của mô hình

Mức độ chính xác của dự báo thể hiện qua bảng 4.6, kết quả cho thấy chỉ số Count- R2 = 97,83%, con số này cho biết độ chính xác của mô hình logit trong dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng là 97,83%. Với dữ liệu mẫu có 138 quan sát, mô hình đã dự đoán được 135 trường hợp đúng, tỷ lệ dự đoán đúng là 97,83%.

Bảng 3.8 Bảng mức độ dự đoán của mô hình

RUIRO Số DN Phần trăm chính xác

DN không có rủi ro 3 2.17

DN có rủi ro 135 97.83

Tổng cộng 138 100

Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu.

3.4.4. Xác định kỳ vọng về dấu của mô hình và tác động biên của các biến đến xác suất xảy ra rủi ro tín dụng:

Bảng 3.9 So sánh kết quả từng biến của mô hình với kỳ vọng ban đầu

Biến độc lập Kỳ vọng

Kết quả

68 CANHTRANH - - KINHNGHIEMQL - - KNTTNHANH - - 5% NOPHAITRA + + TGQHTINDUNG - - 10% TSDAMBAO - + ROA - - 5% KINHNGHIEMCBTD + + 5%

Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu

Bảng 3.10 Tác động của từng biến trong mô hình đến rủi ro tín dụng

Biến độc lập Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa Tác động biên CANHTRANH -1.070321 0.375 -0.2676 KINHNGHIEMQL -1.629351 0.1079 -0.4073 KNTTNHANH -2.287309 0.0132(**) -0.5718 NOPHAITRA 0.454159 0.4052 0.1135 TGQHTINDUNG -2.475692 0.0599(***) -0.6189 TSDAMBAO 3.065629 0.1179 0.7664 ROA -102.1458 0.0375(**) -25.5365 KINHNGHIEMCBTD 7.943507 0.0274(**) 1.9859

KNTTNHANH: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình cho thấy các DN có khả năng thanh

toán nhanh cao thì rủi ro tín dụng sẽ giảm thấp. Cũng từ mô hình, nếu khả năng thanh toán nhanh của DN tăng 1 đơn vị thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng sẽ giảm 57,18%.

TGQHTINDUNG: Với mức ý nghĩa 10%, DN có mối quan hệ với ngân hàng càng

lâu, càng khăng khít với ngân hàng hơn, và do đã “hiểu tính” DN, nên khi có vấn đề, ngân hàng cũng dễ dàng nhận ra hơn để tìm cách hạn chế rủi ro. Kết quả về dấu của

69

Mô hình phù hợp với kỳ vọng biến này tỷ lệ nghịch với RRTD. Cũng từ mô hình, nếu thời gian quan hệ tín dụng tăng 1 năm thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng giảm 61,89%.

ROA. DN kinh doanh hiệu quả với mức lợi nhuận trên tài sản cao thì khả năng hoàn

trả vốn vay cũng cao. Đúng như kỳ vọng ban đau, chỉ tiêu ROA khi phân tích trong mô hình có mối tương quan nghịch với RRTD với mức ý nghĩa 5%. DN với một chỉ tiêu ROA cao thì khả năng không hoàn trả được nợ vay cho ngân hàng thấp hơn, mô hình đã chỉ ra rằng, khi chỉ tiêu ROA tăng thêm 1 phần trăm thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ giảm rất mạnh 25.54 (dP4/dROA= -25.5365).

KINHNGHIEMCBTD. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng cán bộ tín dụng

có thâm niên làm việc trong khoảng thời gian trên 3 năm là quản lý món vay ít rủi ro. Kết quả thu được đúng như kỳ vọng, cán bộ có ít kinh nghiệm trong quản lý món vay thì rủi ro tín dụng cao hơn, xác suất để rủi ro xảy ra gần như là chắc chắn với mức ý nghĩa thống kê là 5%.

Kết luân chương 3

Rủi ro tín dụng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân từ phía DNNVV, có những nguyên nhân từ phía Ngân hàng, nguyên nhân từ điều kiện nền kinh tế. Việc xây dựng mô hình phân tích các rủi ro tín dụng chỉ là một khía cạnh trong quản lý rủi ro tín dụng, các trường hợp điển hình được nêu chỉ là bề nổi của tảng băng, còn phần tiềm ẩn thì cũng rất nhiều và đa dạng. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, tác giả đã đưa ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay DNNVV tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM, cụ thể là tại 7 chi nhánh có dư nợ lớn nhất chiểm hơn 40% tổng dư nợ cả khu vực.

Chương tiếp theo đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động cho vay tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM.

70

CHƯƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY CÁC DNNVV TẠI CÁC CHI NHÁNH AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

4.1. NHÓM GIẢI PHÁP XUẤT PHÁT TỪ PHÍA DNNVV, TỪ PHÍA NGÂN HÀNG, TỪ ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ

4.1.1.Đối với nhóm nhân tố xuất phát từ phía DNNVV:

4.1.1.1. Chuyên nghiệp hóa trong tổ chức hoạt động bộ máy kế toán – tài chính để tạo tính minh bạch và trung thực trong các báo cáo

Tổ chức bộ máy kế toán chuyên nghiệp hơn, người đứng đầu bộ máy kế toán phải được đào tạo chuyên nghiệp (có trình độ từ cao đẳng trở lên), sử dụng các phần mềm kế toán để hạch toán và lập các báo cáo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nhiều sai sót, số liệu dễ đọc, dễ kiểm tra.

Để nâng hiệu quả trong công tác khai báo thuế các doanh nghiệp nên đăng ký khai báo thuế qua mạng, bộ phận kế toán phải thường xuyên cập nhập những văn bản pháp luật trong lĩnh vực kế toán mới ban hành để thực hiện đúng qui định.

Doanh nghiệp không nên sử dụng hai loại báo cáo tài chính, một dành cho ngân hàng và một dành cho cơ quan thuế. Điều này sẽ làm khó khăn cho ngân hàng trong công tác đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp khi doanh nghiệp lập hồ sơ xin vay vốn đồng thời cũng làm mất đi sự tin tưởng từ phía ngân hàng.

Tổ chức bộ máy kế toán chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp lập sổ sách, báo cáo chuyên nghiệp hơn từ đó tăng tính trung thực và minh bạch của các báo cáo, đặc biệt là báo cáo tài chính. Như vậy sẽ dần nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với các ngân hàng trong quan hệ tín dụng.

4.1.1.2. Nâng cao kỹ năng và trình độ nghề nghiệp đối với nhân viên và các cấp quản lý của DNNVV

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày nay ít chú trọng vào công tác đào tạo nhân viên của mình, doanh nghiệp càng nhỏ thì càng ít chú trọng hơn. Có hai nguyên nhân chính

71

của thực trạng này: Thứ nhất, doanh nghiệp thấy không cần thiết vì không có giúp ích gì cho doanh nghiệp; Thứ hai, doanh nghiệp không muốn bỏ tiền ra để đào tạo. Hầu như nhân viên tự túc trong việc học tập nâng cao trình độ, khi họ có kiến thức và kinh nghiệm tốt thì họ sẽ rời bỏ doanh nghiệp điều này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Do đó, doanh nghiệp nên quan tâm đến việc đào tạo nâng cao tay nghề của nhân viên.

Để được đào tạo nâng cao tay nghề nhân viên phải làm cam kết phục vụ lại cho doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Có được như vậy thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mới được nâng cao, tăng tính cạnh tranh trên thị trường từ đó tăng được thị phần, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp, đặc biệt là tăng sự tin tưởng của ngân hàng đối với doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ như ngày nay, việc nâng cao trình độ quản lý là điều rất cần thiết đối với Ban lãnh đạo doanh nghiệp đặc biệt là nâng cao về trình độ quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, tài chính, kế toán. Hiện nay, có khoảng 40% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp trở xuống, trong khi đó cơ hội và môi trường học tập ở Việt Nam đang rất thuận lợi. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp nên tham gia học tập để nâng cao trình độ quản lý của mình và đó cũng là lợi thế trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng cũng như các nguồn vốn khác (các quỹ tín dụng).

4.1.1.3. Tăng cường bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu để tăng năng lực tài chính của doanh nghiệp

Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cũng như trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là các doanh nghiệp gia đình hay các doanh nghiệp do một nhóm bạn bè có cùng ngành nghề lập nên. Trong quá trình kinh doanh thường nảy sinh các mâu thuẫn về quyền lợi của nhau, do đó các doanh nghiệp thường bị tách ra thành hai hay nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn cạnh tranh với nhau để giành khách hàng quen biết. Trong thực tế ở Việt Nam it khi các doanh nghiệp nhỏ sáp nhập lại thành một doanh nghiệp

72

lớn. Chính vì đặc điểm như vậy nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thích kết nạp thêm thành viên, cổ đông mới mà chỉ sử dụng vốn tự có của mình, nếu thiếu thì đi vay gia đình, bạn bè hoặc ngân hàng, thâm chí có doanh nghiệp suy nghĩ có bao nhiêu vốn kinh doanh bấy nhiêu, chưa quan tâm đến huy động vốn vì sợ rủi ro. Do đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường rất nhỏ. Chính vì vậy, để tăng cường tiềm lực tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách kêu gọi thêm

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)