Vai trò của DNNVV

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 26)

6. Kết cấu luận văn

1.1.3.Vai trò của DNNVV

Xét về mặt lịch sử, sự ra đời và phát triển của các nước tư bản có nền đại công nghiệp phát triển là gắn với những công ty, tập đoàn kinh tế lớn như ngày nay nhưng khởi đầu của họ cũng là những xí nghiệp, những công trường thủ công sản xuất nhỏ. Ví dụ như Honda khởi đầu chỉ là một nhà xưởng bình thường làm bằng gỗ do ông Soichiro Honda thành lập tại Nhật Bản vào năm 1948; Microsoft ra đời 1975 tại Albuquerque, New Mexico do Bill Gates thành lập. Trong quá trình phát triển, quy luật của sự cạnh tranh dẫn đến tích tụ và tập trung vốn thành những tập đoàn kinh doanh lớn. Những tập đoàn kinh doanh lúc ban đầu cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia nhưng trong quá trình cạnh tranh gay gắt mà các công ty xuyên quốc gia đã ra đời. Tuy vậy, đối với những nước tư bản phát triển, các DNNVV vẫn giữ một vị trí quan trọng và ngày càng được khẳng định. Điều đó xuất phát từ những đặc điểm của các DNNVV.

Sau khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng: các DNNVV là nhân tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh, bảo đảm cho sự phát triển ổn định nền kinh tế, tạo công ăn việc làm (Ở Hàn Quốc, DNVVN chiếm 88% lực lượng lao động), cung cấp một lượng hàng hóa đáng kể cho nền kinh tế, đặc biệt là phòng chống nguy cơ khủng hoảng kinh tế. Điều này lại càng khẳng định trong cuộc khủng hoảng kinh tế ở cuối thế kỷ thứ hai mươi ở các nước Châu Á.

Mặc dù năm 2008 kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, tuy nhiên theo kết quả khảo sát trên 2.700 DNVVN tại Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia trong quý 4 năm 2007 của Ngân hàng HSBC được công bố vào ngày 30/01/2008 thì các DNNVV rất lạc quan với triển vọng phát triển kinh tế của khu vực. Với niềm tin vào triển vọng kinh tế tốt đẹp trong năm 2008, các DNVVN của Việt Nam và Ấn Độ có kế hoạch

9

tăng đầu tư vốn trong nửa đầu năm 2008, 3/4 DNVVN của Việt Nam tăng mức chi đầu tư hiện tại. Các DNVVN của Hồng Kông thì thận trọng hơn: 61% trong số họ tiếp tục giữ nguyên mức độ sử dụng vốn như năm trước, chỉ có 26% có kế hoạch tăng đầu tư. Trong khi 72% các DNVVN ở khu vực châu Á dự định tiếp tục duy trì số lượng nhân viên như hiện tại thì 59% DN ở Việt Nam có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân viên, 41% sẽ giữ nguyên số lượng nhân viên trong khi không công ty nào dự định sa thải bớt nhân viên.

Tại Việt Nam, theo kết quả báo cáo ngày 5 tháng 5 năm 2010 của nhóm điều tra DNNVV (DNNVV) do CIEM, Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA) và Trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) hợp tác tổ chức: có 65% DNNVV chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhất là các DN ở Hà Nội, TP.HCM và Nghệ An. Tuy nhiên, nhóm DN rất nhỏ lại chịu ít tác động của khủng hoảng hơn so với DNNVV. Trong số những DN được khảo sát có tới 12% cho rằng khủng hoảng kinh tế đem lại cơ hội tốt trong kinh doanh, 70% nhìn nhận khủng hoảng chỉ là cú sốc tạm thời và họ có thể đương đầu. Theo những DN này, cơ hội trong khủng hoảng là giá đầu vào sẽ rẻ hơn, đối thủ cạnh tranh gặp khó khăn và họ cũng nhận được hỗ trợ tốt hơn từ phía Chính phủ.

Hiện nay, đối với nhiều quốc gia các DNNVV vẫn là xương sống trong sự phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện ngày nay, sự phát triển của chuyên môn hóa và hợp tác hóa đã không cho phép một DN tự khép kín chu trình sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả mà thay vào đó là các DNNVV là vệ tinh của DN lớn tỏ ra rất thích hợp.

Như vậy, trong điều kiện một nền kinh tế phát triển thì các DNNVV cũng không thể tan biến trong các tập đoàn kinh tế lớn mà khả năng hợp tác giữa các DN này trong nền kinh tế càng chặt chẽ. Vai trò của các DNNVV lại càng được thể hiện rõ nét hơn trong điều kiện các nước đang phát triển như Việt Nam. Điều đó được thể hiện cụ thể trên những nét cơ bản sau:

- Các DNNVV cung cấp một lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đáng kể cho

10

- DNNVV trong nền kinh tế góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Các DNNVV thu hút vốn đầu tư trong nền kinh tế.

- Hoạt động của các DNNVV góp phần làm cho nền kinh tế năng động, đạt

hiệu quả kinh tế cao.

- Với quy mô vốn và lao động không lớn, các DNNVV dễ dàng được thành lập, chuyển đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh. Điều đó cho thấy, các DNNVV đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa và cung cấp hàng hóa, dịch vụ bổ sung cho các DN lớn, là những vệ tinh, những xí nghiệp gia công cho những DN lớn cùng hệ thống đồng thời là mạng lưới tiêu thụ hàng hóa cho DN lớn.

- Các DNNVV đáp ứng tích cực, kịp thời nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng mà các DN lớn không thể làm được.

- Các DNNVV có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng. Phát triển các DNNVV sẽ giúp các địa phương khai thác thế mạnh về đất đai, tài nguyên, lao động trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

- Các DNNVV tạo được mối liên kết chặt chẽ với các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn xuyên quốc gia ...

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 26)