6. Kết cấu luận văn
2.2.2. Nhân tố xuất phát từ phía Ngân hàng
- Quá trình xét duyệt và phán quyết mức cho vay của Agribank còn kéo dài
thời gian làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư cũng như tiến trình thi công các công trình, dự án của DN. Nhiều hồ sơ vay vượt mức phán quyết phải trình qua nhiều bộ phận.
- Năng lực của cán bộ tín dụng còn yếu. Đa phần các Cán bộ được Agribank
49
quản lý khoản vay lại nằm ở kinh nghiệm thực tế, khả năng xử lý tình huống. Những kiến thức, kinh nghiệm này thường do các cán bộ lâu năm truyền lại cho các cán bộ mới nên nếu người trước làm sai sẽ ảnh hưởng đến những người sau. Đây là một thực trạng tồn tại từ rất lâu trong hệ thống Agribank.
- Giám sát, kiểm tra sau khi cho vay chưa chặt chẽ
Công tác giám sát món vay, đánh giá lại định kỳ về khách hàng, khoản vay và tài sản thế chấp bị buông lỏng, đặc biệt đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài, cán bộ tín dụng thường có tâm lý cả nể, tin khách hàng và bỏ qua chế độ kiểm tra định kỳ, phương pháp kiểm tra không khoa học, không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của khách hàng. Cán bộ tín dụng tại các chi nhánh thường có thói quen cho khách hàng ký trước các biên bản kiểm tra sau cho vay để nhanh chóng có đầy đủ hồ sơ.
- Đánh giá khoản vay chưa phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng
Tùy theo rủi ro của từng khách hàng mà Agribank có các mức cấp tín dụng tối đa khác nhau. Cán bộ tín dụng phải đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng để đưa ra giới hạn cấp tín dụng phù hợp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên trong thực tế, cán bộ tín dụng lại đánh giá không đúng mức độ rủi ro của khách hàng để cấp phát vay theo nhu cầu của khách hàng.
- Tâm lý ỷ lại tài sản thế chấp
Liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay, rủi ro thường xảy ra ở các tình huống: (i) Không có tài sản đảm bảo, (ii) ỷ lại tài sản thế chấp một cách thái quá và (iii) nhận tài sản thế chấp không đủ điều kiện và tính pháp lý của quyền sở hữu, tính thanh khoản và yêu cầu không tranh chấp. Thực tế là tất cả các tình huống trên đều tồn tại ở các chi nhánh Agribank.
- Rủi ro trong khâu quản lý tài sản.
Việc khách hàng “qua mặt” ngân hàng và các cơ quan quản lý để đem tài sản đang cầm cố/thế chấp tại ngân hàng này tiếp tục thế chấp để vay vốn tại một ngân hàng khác không còn là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, những vụ việc đã từng xảy ra tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM trong thời gian vừa qua có thể vẫn
50
chưa đủ để các chi nhánh có đầy đủ kinh nghiệm trong việc quản lý lô hàng, tài sản đảm bảo khi thủ đoạn lừa đảo của các DN ngày càng tinh vi. Vì vây, gần đây mới có trường hợp tài sản cầm cố lưu tại kho có ngân hàng giám sát nhưng tài sản trong kho đã được DN xuất bán mà ngân hàng không hay. Hay trường hợp cùng một lô hàng DN có thể đem thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng, mà bản thân lô hàng đó lại là hàng đang trong giai đoạn chờ giao hàng (đã có hợp đồng mua bán từ trước, thời điểm đem thế chấp phát sinh sau).
- Rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng
Trong thời gian vừa qua tại Agribank, đặc biệt là khu vực TP.HCM và Thủ đô Hà Nội, đã xay ra không ít vụ việc liên quan đến đạo đức của cán bộ ngân hàng trong quá trình cấp phát tín dụng gây ra những tổn thất vô cùng to lớn cho Agribank nói riêng và uy tín của hệ thống ngân hàng nói chung. Các cán bộ ngân hàng này do hưởng được một số lợi ích từ khách hàng vay, đã bỏ qua quy trình thủ tục cho vay, xé rào pháp luật để cấp phát tín dụng dẫn đến khách hàng không có khả năng thanh toán nợ vay và bản thân các cán bộ này cũng vướng vào vòng lao lý. Do đó, đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món vay và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
2.2.3.Nhân tố xuất phát từ điều kiện của nền kinh tế:
- Do thị trường bất động sản bị đóng băng: Qua khảo sát thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp các NHTM cho khách hàng vay mua nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất với số tiền lớn, thời gian ngắn hạn và nguồn trả nợ gốc là từ bán một diện tích đất khác, thâm chí bán chính tài sản đang thế chấp tại ngân hàng. Kết quả là hầu hết các trường hợp này đều không trả được nợ vay đúng hạn cho ngân hàng do không bán được đất theo như dự kiến ban đầu vì thị trường bất động sản đóng băng thời gian qua.
- Chủ trương chính sách của nhà nước thường xuyên thay đổi, cách điều hành nền kinh tế theo cơ chế hành chánh đã gây những thiệt hại lớn cho DN như tình trạng quản lý xuất khẩu gạo theo quota, theo giá cả;... Đối với lĩnh vực tài chính tiền tệ thì bị khống chế về lãi suất huy động và cho vay, vô tình làm cho vận hành của
51
thị trường thật bị bóp méo và khách hàng vay cuối cùng bị thiệt thòi vì gánh lãi suất cao không đúng như chủ trương của Nhà Nước.
Kết luận chương 2
Khu vực TP.HCM có đặc trưng số lượng DNNVV chiếm tỷ lệ cao so với mặt bằng chung cả nước, đây là một trong những vùng kinh tế trọng điểm quốc gia với sự đóng góp rất lớn về dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu và xây lắp. Xuất phát từ những đặc trưng trên, hoạt động Agribank trong khu vực những năm gần đây cũng tập trung phát triển nhóm khách hàng DNNVV, cơ cấu tín dụng cũng phù hợp với tiềm năng phát triển vùng.
Tuy nhiên, hoạt động cho vay các DNNVV tại khu vực này vẫn còn những điểm bất cập. Vì vây, dù không được mong đợi, nhưng rủi ro vẫn luôn hiện diện trong mọi quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh của DN. Tùy theo mức độ, rủi ro có thể gây ra những thiệt hại về tài chính, nhưng cũng có thể đẩy DN vào tình trạng khánh kiệt, thậm chí phá sản. Đây là một thảm họa lớn đối với các chủ nợ của các DN này, trong đó có ngân hàng. Vì vậy, trong hoạt động của mình, một điều hết sức quan trọng mà Agribank cần phải luôn quan tâm, đó là: Quản trị rủi ro. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp Agribank triệt tiêu hoặc giảm thiểu những thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra. Để có một cái nhìn khách quan, chính xác hơn cũng như đo lường xác suất xảy ra, chương tiếp theo sẽ đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD thông qua mô hình định lượng với số liệu được thu thập từ 7 chi nhánh Agribank đại diện cho khu vực TP.HCM.
52
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DNNVV TẠI CÁC CHI NHÁNH AGRIBANK –
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 3.1.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
3.1.1.Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp sử dụng trong bài được thu thập trực tiếp từ các báo cáo tình hình hoạt động các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM, Cục Thống kê, các báo và các tạp chí chuyên ngành,...
3.1.2.Số liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp được lấy từ báo cáo tài chính, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank và tình hình vay trả của DN tại ngân hàng. Mẫu được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng với tiêu thức phân tầng theo dư nợ tín dụng bình quân tại từng chi nhánh, sau đó lấy mẫu từ 50% của tổng số DN đang vay vốn. Cụ thể, có thể chia phương pháp lấy mẫu làm 3 bước.
Bước 1: Lấy tỷ trọng dư nợ từng chi nhánh trong tổng dư nợ 7 chi nhánh nghiên cứu. Chẳng hạn, trong bảng 2.2, chi nhánh Mạc Thị Bưởi có dư nợ bình quân là 8.205 tỷ đồng sẽ chiếm tỷ trọng 28% trong tổng dư nợ bình quân 7 chi nhánh. Tính tương tự cho các chi nhánh khác.
Bước 2: Để xác định số lượng DN cần khảo sát, bước này tiếp tục nhân tỷ trọng dư nợ tại bước 1 với số lượng DNNVV từng chi nhánh tương ứng, ta được số lượng DN của từng chi nhánh tương đồng nhau về tiêu chí dư nợ. Chẳng hạn, tại bảng 2.2, chi nhánh Mạc Thị Bưởi có tỷ trọng dư nợ là 28%, trong khi số lượng DNNVV vay vốn tại chi nhánh này là 32 DN (Tổng số nghiên cứu là 713). Suy ra, số lượng DN tương đồng về tiêu chí dư nợ tại chi nhánh Mạc Thị Bưởi là 199 DN (28% x 713 DN).
Bước 3: Chọn ngẫu nhiên tỷ lệ 10% số DN tại từng chi nhánh (kết quả của bước 2) làm số quan sát cần phân tích (lấy 199 DN x 10%).
53 ĐVT: Tỷđồng, %, DN STT CHI NHÁNH Dư nợ bình quân 2009- 2011 (tỷ đồng) Tỷ trọng dư nợ (%) SỐ lượng DN SỐ DN được chọn 1 Chi nhánh Mạc Thị Bưởi 8.205 28% 32 20 2 Chi nhánh Bình Chánh 3.237 11% 101 8 3 Chi nhánh 3 2.282 8% 56 6 4 Chi nhánh TP.HCM 6.338 20% 215 14 5 Chi nhánh Sài Gòn 3.898 13% 25 9 6 Chi nhánh 9 2.919 10% 149 7 7 Chi nhánh Nhà Bè 2.838 10% 135 7 Tổng cộng 29.717 713 71
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo tình hình hoạt động của các chi nhánh Agribank.
Bảng 3.2 Số DNNVV được chọn nghiên cứu năm 2012.
ĐVT: Tỷ đồng, %, DN STT CHI NHÁNH Dư nợ bình quân 2010- 2012 (tỷ đồng) Tỷ trọng dư nợ (%) SỐ lượng DN SỐ DN được chọn 1 Chi nhánh Mạc Thị Bưởi 8.571 29% 32 19
54 2 Chi nhánh Bình Chánh 2.302 8% 75 6 3 Chi nhánh 3 1.823 6% 39 4 4 Chi nhánh TP.HCM 6.154 21% 215 14 5 Chi nhánh Sài Gòn 4.124 14% 25 9 6 Chi nhánh 9 3.009 10% 140 7 7 Chi nhánh Nhà Bè 3.419 12% 129 8 Tổng cộng 29.402 655 67
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo tình hình hoạt động của các chi nhánh Agribank.
Mẫu được tập trung điều tra tại các chi nhánh có dư nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ trên địa bàn TP.HCM là: Chi nhánh Mạc Thị Bưởi, Chi nhánh Bình Chánh, Chi nhánh 3, Chi nhánh TP.HCM, Chi nhánh Sài Gòn, Chi nhánh 9 và Chi nhánh Nhà Bè. Các quan sát được lựa chọn là các DN có quan hệ tín dụng với Agribank trên 1 năm tại 2 thời điếm: dư nợ thời điếm 31/12/2011 và thời điếm 31/12/2012 còn số dư. Đề tài chọn như vây để đảm bảo rằng tất cả các mẫu được chọn đều đã phát sinh dư nợ phải thanh toán, như vây mới có thể đánh giá được chất lượng của khoản vay một cách tương đối chính xác.
Tại thời điểm 31/12/2011 có hơn 713 DNNVV, tác giả chọn ngẫu nhiên ra 71 DN theo tỷ trọng dư nợ vay tại từng chi nhánh như kết quả từ bảng 3.1. Sau đó, gởi yêu cầu cung cấp thông tin đến 7 chi nhánh Agribank nêu trên để có được các số liệu theo yêu cầu của mô hình nghiên cứu (báo cáo tài chính, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, tình hình vay trả, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng,...).
Tương tự, thời điểm 31/12/2012 có 655 DNNVV, cùng phương pháp trên, chọn ra 67 DN để nghiên cứu.
55
mẫu được xác định theo công thức của Yamane (1967):
Trong đó: N là số quan sát tổng thể.
e là sai số cho phép, với mức ý nghĩa mong muốn là = 10%. Số mẫu cần thực hiện tối thiểu là:
Với cỡ mẫu được chọn là 138 quan sát, đề tài đảm bảo số lượng quan sát chọn ra đại diện được cho tổng thể 1.368 DNNVV nghiên cứu.
3.2.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Như đã trình bày ở chương 2, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Để có cái nhìn cụ thể bằng số học rủi ro tín dụng của các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM, luận văn sử dụng phương pháp hồi quy bội thông qua mô hình Binary Logistics. Cụ thể như sau:
Mô hình nghiên cứu:
RUIRO = ßo + ß1QUYMO + ß2KINHNGHIEMQL + ß3NOPHAITRA + ß4ROA+ ß5KNTTNHANH + ß6TSDAMBAO + ß7LICHSUVAY + ß8KINHNGHIEMCBTD + ß9TGQHTIN DUNG + ß10CANHTRANH (1)
Trong mô hình (1), biến phụ thuộc RUIRO có giá trị là 1 đối với các DN có phát sinh nợ quá hạn thuộc nhóm 2, 3, 4 và 5 (có rủi ro) theo Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là 0 đối với các trường hợp ngược lại (không rủi ro). Với hai giá trị này của biến phụ thuộc, mô hình Binary Logistics sẽ giúp ước lượng ảnh hưởng của các biến độc lập trong mô hình đến xác suất xảy ra RRTD trong cho vay đến các DN.
Ý nghĩa của các biến độc lập và kỳ vọng về dấu của các hệ số ßi trong mô hình (1) như sau:
56
Biến số Diễn giải ý nghĩa của các biến độc lập Kỳ vọng
QUYMO Biến giả. Có giá trị là 1 đối với các DN quy mô
vừa và là 0 đối với các DN nhỏ và siêu nhỏ.
Tỷ lệ thuận/ nghịch
KINHNGHIEMQL Số năm làm công tác quản lý của chủ DN Tỷ lệ nghịch
NOPHAITRA Nợ phải trả/vốn chủ sở hữu Tỷ lệ thuận
ROA ROA = Lợi nhuận ròng/Tổng giá trị tài sản
bình quân. Tỷ lệ nghịch
KNTTNHANH (TS lưu động - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn Tỷ lệ nghịch
TSDAMBAO Giá trị tài sản đảm bảo/Tổng dư nợ vay Tỷ lệ nghịch
LICHSUVAY Biến giả, có giá trị 1 nếu đã từng bị chuyển nợ
quá hạn, bằng 0 nếu không có nợ quá hạn. Tỷ lệ thuận
KINHNGHIEMCBTD
Biến giả, có giá trị 0 đối với CBTD có thâm niên công tác trên 3 năm. Nhóm còn lại có giá trị 1.
Tỷ lệ thuận
TGQHTINDUNG Số năm từ khi DN có quan hê vay vốn với
Agribank đến thời điểm nghiên cứu. Tỷ lệ nghịch
CANHTRANH
Biến này có giá trị từ 1-4, theo đó khả năng cạnh tranh của DN tăng dần, DN có sản phẩm dễ bị thay thế có giá trị 1, tăng dần đến giá trị 4, sản phẩm DN khó có khả năng bị thay thế/ sản phẩm gần như độc quyền.
Tỷ lệ nghịch
3.3.MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT
3.3.1.Cơ cấu mẫu phân theo địa bàn nghiên cứu
Như đã trình bày, để đảm bảo được tính đại diện cho nghiên cứu RRTD tại 7 chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM, tác giả chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng với tiêu thức phân tầng theo dư nợ tín dụng bình quân 3 năm tại các chi
57
nhánh này.
Bảng 3.3 Cơ cấu mẫu phân theo chi nhánh nghiên cứu
ĐVT: DN, % STT Chi nhánh Số lượng Tỷ trọng (%) Tỷ trọng tích lũy (%) 1 Chi nhánh Mạc Thị Bưởi 39 28,26% 28,26% 2 Chi nhánh Bình Chánh 14 10,14% 38,41% 3 Chi nhánh 3 10 7,25% 45,65% 4 Chi nhánh TP.HCM 28 20,29% 65,94% 5 Chi nhánh Sài Gòn 18 13,04% 78,99% 6 Chi nhánh 9 14 10,14% 89,13% 7 Chi nhánh Nhà Bè 15 10,87% 100% Tổng cộng 138
Nguồn: Số liệu phân tích từ mẫu nghiên cứu
Tổng số quan sát điều tra là 138, trong đó, số lượng DN được chọn mẫu tại chi nhánh Mạc Thị Bưởi là cao nhất, 39 DN và chiếm 28,26% tổng thể nghiên cứu. Kế đến là chi nhánh TP.HCM, chi nhánh Sài Gòn, chi nhánh Nhà Bè, chi nhánh Bình Chánh, chi nhánh 9, thấp nhất là chi nhánh 3 với số DN được chọn là 10, chiếm tỷ trọng 7,25%.
3.3.2.Cơ cấu mẫu phân theo quy mô DN
58
thành 2 loại: DN quy mô nhỏ, DN quy mô vừa.