2. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN
2.3.2.3. Chuyển và nhận tiền quốc tế:
- Chuyển tiền đi nước ngoài:
Khi bạn có nhu cầu chuyển tiền tới bất cứ nơi nào trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Trung Quốc,v.v… cho nhiều mục đích hợp pháp khác nhau như học tập, chữa bệnh, du lịch, đi công tác, trả phí ở nước ngoài, trợ cấp cho thân nhân, chuyển tiền thừa kế, định cư ở nước ngoài, v.v... ., NHLD VID Public sẵn sàng phục vụ nhu cầu chuyển tiền của khách hàng hàng với dịch vụ tốt nhất và chi phí thấp nhất Có thể chuyển đổi từ VND sang nhiều loại ngoại tệ khác như USD, GBR, EUR, AUD, CAD, SGD, HKD, CHF,v.v… với tỷ giá ưu đãi.
- Nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam:
Phương thức đơn giản, nhanh chóng dành cho tất cả mọi người muốn chuyển tiền về cho bạn tại Việt Nam. Với mạng lưới chi nhánh tại các thành phố chính trên toàn quốc, khách hàng có thể nhận tiền dễ dàng tại các điểm nhận tiền thuận tiện nhất với mức phí hấp dẫn.Bạn có thể lựa chọn nhận ngoại tệ chuyển về hoặc VND với tỷ giá hấp dẫn.
2.3.2.4.Chuyển tiền trong nước.
Đến với NHLD VID Public, khách hàng sẽ được cung cấp và phục vụ nhu cầu chuyển tiền một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất,
2.3.2.5.Dịch vụ Internet Banking:
VID Public e-Banking là dịch vụ ngân hàng trực tuyến giúp khách hàng thực hiện các giao dịch trên tài khoản mở tại NHLD VID Public thông qua một máy tính kết nối Internet.Với công nghệ bảo mật Entrust (hãng bảo mật hàng đầu thế giới), Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm thực hiện giao dịch trực tuyến mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải trực tiếp đến Ngân hàng.
2.3.3.Sản phẩm dịch vụ cấp tín dụng:
Hiện nay NHLD VID Public đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của Khách hàng để phục vụ cho các mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ tiểu dùng, đầu tư phát triển…như sau:
· Cho vay thấu chi · Cho vay mua nhà, ô tô · Tín dụng luân chuyển · Cho vay du học, tiêu dùng
· Dịch vụ bảo lãnh, Dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu
2.4. Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHLD VID Public:
2.4.1.Đánh giá chung thực trạng huy động vốn tiền gửi của NHLD VID Public:
Bảng 2.1: Tóm tắt tình hình hoạt động của NHLD VID Public từ năm 2010 đến 2012.
Đơn vị tính: Triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn chủ sở hữu 75.86 73.17 75.14
Vốn Điều lệ 62.50 62.50 62.50
Tổng Tài sản Có 389.66 358.88 359.68
Cho vay và ứng trước 250.67 225.31 229.73
Huy động vốn 309.37 282.49 281.04
Lợi nhuận trước thuế 9.59 4.68 6.63
Dựa vào bảng 2.1 ta có thể nhận định chung về tình hình hoạt động kinh doanh của NHLD VID Public như sau:
Năm 2011:
- Tổng tài sản của NHLD VID Public tính đến thời điểm 31/12/2011 đạt 358,88 triệu USD, giảm 7,09% tương đương 30,78 triệu USD so với 389,66 triệu USD năm 2010.
- Tổng dư nợ cho vay và ứng trước giảm 10,12% tương đương 25,36 triệu USD từ 250,67 triệu USD năm 2010 xuống 225,31 triệu USD năm 2011. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng năm 2011 giảm chủ yếu do tình hình kinh tế không thuận lợi, cũng như thanh khoản khó khăn xuất phát từ việc NHNN thực thi các chính sách thắt chặt tiền tệ trong cả năm.
- Tổng huy động vốn giảm 8,69% tương đương 26,88 triệu USD từ 309,37 triệu USD năm 2010 xuống 282,49 triệu USD năm 2011. Tình hình huy động vốn của NHLD VID Public chịu ảnh hưởng bất lợi do thanh khoản VNĐ trong hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong năm 2011. VNĐ mất giá trong năm 2011 đã làm số dư tiền gửi của Ngân hàng giảm khi chuyển đổi. Hơn nữa, do VID Public Bank tuân thủ quy định về lãi suất trần của NHNN, không áp dụng "lãi suất thoả thuận" cao cho khách hàng dẫn đến số dư tiền gửi sụt giảm. Ngoài ra tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã vượt xa lãi suất huy động khiến cho nhiều người quyết định rút tiền gửi từ ngân hàng để đầu tư vào các lĩnh vực khác có khả năng sinh lời hấp dẫn hơn như vàng, chứng khoán và ngoại tệ.
- Lợi nhuận trước thuế giảm 51,20% tương đương 4,91 triệu USD từ 9,59 triệu USD năm 2010 xuống 4,68 triệu USD năm 2011. Lợi nhuận của Ngân hàng năm 2011 giảm chủ yếu là do việc trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu tổng cộng là 6,31 triệu USD.
Năm 2012:
- Tổng tài sản của NHLD VID Public tính đến thời điểm 31/12/2012 đạt 359,68 triệu USD, giảm nhẹ 0,22% tương đương 0,80 triệu USD so với 358,88 triệu USD năm 2011. Tổng dư nợ cho vay và ứng trước tăng 1,96% tương đương 4,42 triệu USD từ 225,31 triệu USD năm 2011 lên 229,73 triệu USD năm 2012, điều này
phản ánh nổ lực của Ngân hàng trong việc thực thi hiệu quả chiến lược tiếp thị để thúc đẩy tăng trưởng cho vay và ứng trước.
- Tổng huy động vốn giảm nhẹ 0,51% tương đương 1,45 triệu USD từ 282,49 triệu USD năm 2011 xuống 281,04 triệu USD năn 2012. Ngân hàng thường xuyên theo dõi nắm bắt những thay đổi của thị trường và điều chỉnh lãi suất kịp thời để luôn đảm bảo tính cạnh tranh cũng như triển khai các chiến dịch huy động tiền gửi để thu hút tiền gửi từ các ngân hàng khác.
- Lợi nhuận trước thuế tăng 41,67% tương đương 1,95 triệu USD từ 4,68 triệu USD năm 2011 lên 6,63 triệu USD năm 2012.
Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu nguồn vốn tiền gửi NHLD VID Public từ năm 2010 – 2012:
Đơn vị tính: triệu USD
2010 2011 2012 Năm Chỉ tiêu Quy mô Tỷ trọng (%) Quy mô Tỷ trọng (%) Quy mô Tỷ trọng (%) 2011 / 2010 (%) 2012 2011 (%)
Theo đối tượng khách hàng
· Tiền gửi các TCTD
· Tiền gửi của TCKT
· Tiền gửi cá nhân
56.50 207.05 45.82 18 67 15 43.35 165.68 52.61 17 63 20 42.97 167.65 57.42 16 63 21 -23 -20 +15 -0.88
Theo loại tiền gửi
· VNĐ · Ngoại tệ 203.44 105.93 66 34 162.79 98.85 62 38 166.31 101.73 62 38 -20 -7 Theo mục đích
· Tiền gửi không kỳ hạn
· Tiền gửi có kỳ hạn 68.51 240.86 22 78 72.53 189.11 28 72 68.85 199.19 26 74 +6 -21
Tổng Nguồn vốn tiền gửi 309.37 100 261.64 100 268.04 100 -15
Hình 2.1: Biểu đồ tổng huy động nguôn vốn tiền gửi tại NHLD VID Public
Nhận xét chung về quy mô và cơ cấu tiền gửi huy động tại NHLD VID Public từ năm 2010-2012:
Nhìn vào bảng 2.2 và biểu đồ được thể hiện, ta thấy tình hình hoạt động nguồn vốn tiền gửi của NHLD VID Public tăng trưởng không đều qua các năm, có năm tăng có năm giảm, cụ thể như sau:
Năm 2011: Tổng huy động nguồn vốn tiền gửi giảm 15% tương đương khoản 47,73 triệu USD từ 309,37 triệu USD năm 2010 xuống còn 261,64 triệu USD năm 2011. Tình hình huy động nguồn vốn tiền gửi của Ngân hàng chịu ảnh hưởng bất lợi do tính thanh khoản VNĐ trong hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong năm 2011. VNĐ mất giá trong năm 2011 đã làm số dư tiền gửi cỉa ngân hàng giảm khi chuyển đổi. Hơn nữa do Ngân hàng tuân thủ quy định về lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước, không áp dụng lãi suất thỏa thuận cao cho khách hàng dẫn đến số dư tiền gửi sụt giảm. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã vượt xa lãi suất huy động khiến nhiều người quyết định rút từ ngân hàng để đầu tư vào các lĩnh vực khác có khả năng sinh lời hấp dẫn hơn như vàng, chứng khoán và ngoại tệ.
Năm 2012: Tổng huy động nguồn vốn tiền gửi tăng nhẹ 2% tương đương khoảng 6.4 triệu USD từ 261,64 triệu USD năm 2011 lên 268.04 triệu USD năm 2012. Ngân hàng thường xuyên theo dõi nắm bắt những thay đổi của thị trường và
điều chỉnh lãi suất kịp thời để luôn đảm bảo tính cạnh tranh cũng như triển khai các chiến dịch huy động tiền gửi để thu hút tiền gửi từ các thành phần trong xã hội. Sau 5 năm trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử, kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2012 đã dần dần đạt những kết quả khả quan. Song song đó tình hình hoạt động huy động vốn của Ngân hàng cũng có dấu hiệu tăng trưởng, tuy mức tăng trưởng chưa nhiều nhưng đây là tín hiệu tốt cho những năm tiếp theo.
Về cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo đối tượng khách hàng:
- Tiền gửi của Tổ chức kinh tế vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đối tượng khách hàng, vượt xa rất nhiều so với các TCTD và khách hàng cá nhân. Năm 2010, tiền gửi từ các TCKT đạt 207.05 triệu USD và chiếm tỷ trọng khoảng 67% tống nguồn vốn tiền gửi. Sang năm 2011, quy mô nguồn vốn tiền gửi từ thành phần này giảm khoảng 2%, xuống còn 165.68 triệu USD và tăng nhẹ trong năm 2012 với giá trị là 167.65 triệu USD, trong cả hai năm này tỷ trọng của thành phần TCKT luôn chiểm tỷ trọng cao khoảng 63% tống nguồn vốn tiền gửi.
- Tiền gửi của khách hàng cá nhân năm 2010 là 45.82 triệu USD, chiếm 15% tổng nguồn vốn tiền gửi. Ngược lại với thành phần TCKT, lượng tiền khách hàng cá nhân có xu hướng tăng. Năm 2011, lượng tiền gửi của đối tượng này đạt khoảng 52.61 triệu USD, chiếm 20% tổng nguồn vốn tiền gửi, tăng tương ứng 15% so với năm 2010. Sang năm 2012, lượng tiền gửi khách hàng cá nhân đạt 57,42 triệu USD, chiếm 21% tổng nguồn vốn tiền gửi, tăng 9% so với năm 2011. Có được sử tăng trưởng trên là nhờ Ngân hàng đã thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thêm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, kết hợp với việc nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút nhiều hơn nữa nhóm khách hàng quan trọng này.
- Trong khi đó, lượng tiền gửi của các TCTD khác tại ngân hàng có xu hướng giảm. Năm 2010 lượng tiền gửi đạt 56.5 triệu USD, năm 2011 giảm xuống còn khoảng 43.35 triệu USD, giảm tương ứng là 23% so với năm 2010; Năm 2012 lượng tiền gửi thành phần này lại giảm tiếp còn 42.97% tương ứng với mức giảm gần 1% so với năm 2011. Về tỷ trọng của lượng tiền gửi của các TCTD khác tương đối ổn định trong tổng nguồn vốn tiền gửi, dao động từ 16-18%.
- Nhìn chung, quy mô nguồn vốn tiền gửi từ TCKT vẫn chiểm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu theo đối tượng khách hàng. Vì Ngân hàng không phải ngân hàng chuyên bán lẻ nên việc huy động nguồn vốn tiền gửi từ thành phần TCKT luôn luôn là thành phần chính. Việc gia tăng lượng tiền gửi của khách hàng Doanh nghiệp về cả quy mô lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi tiền gửi loại này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi của khách hàng cá nhân xét trên từng món tiền gửi thường thấp hơn, trong khi ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản khoản lớn hơn so với số lượng tài khoản của khách hàng Doanh nghiệp, điều này cũng làm gia tăng chi phí quản lý của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn nhận biết được rằng nguồn khách hàng cá nhân có tiềm năng phát triển rất cao, vì đối tượng khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như thanh toán, tiện ích dịch vụ và tính an toàn đồng vốn. Vì vậy ngân hàng cũng đang tập trung đến đối tương khách hàng này, bằng chứng là lượng huy động nguồn vốn tiền gửi của khách hàng cá nhân gia tăng qua các năm, đây là một tín hiệu khả quan cho hoạt động huy động tiền gửi của NHLD VID Public.
Về cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo loại tiền:
- Năm 2010: Nguồn vốn huy động tiền gửi bằng VNĐ đặt 203.44 triệu USD, chiếm tỷ trọng 66% trong tổng nguồn vốn tiền gửi, trong khi nguồn vốn tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ đạt 105.93 triệu USD và chiểm 34% trong tổng nguồn vốn tiền gửi.
- Năm 2011: Nguồn vốn huy động tiền gửi bằng VNĐ giảm xuống 20% so với năm 2010, đạt 162.79 triệu USD và chiếm tỷ trọng 62% trong tổng nguồn vốn tiền gửi, trong khi đó nguồn vốn tiền gửi bằng ngoại tệ cũng giảm 7% so với năm 2010 đạt 98.85 triệu USD và chiếm tỷ trọng 38% trong tổng nguồn vốn tiền gửi.
- Sang đến năm 2012, nguồn vốn tiền gửi bằng VNĐ tăng lên nhẹ khoảng 2% so với năm 2011, đạt 166.31 triệu USD, Nguồn vốn tiền gửi bằng ngoại tệ cũng tăng nhẹ khoảng 3% so với năm 2011 và đạt 101.31 triệu USD. Tỷ trọng loại tiền gửi trong năm 2012 vẫn không thay đổi, vẫn tương đương năm 2011 lần lượt là 62% và 38%.
- Nhìn chung qua các năm, huy động nguồn vốn tiền gửi bằng VNĐ đóng vai trò chủ chốt trong tổng nguồn vốn tiền gửi, bởi đồng Việt Nam luôn là đồng tiền giao dịch chính trong nước và lãi suất tiền gửi bằng VNĐ luôn cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ (chủ yếu là so sánh với USD), do đó đã luôn thu hút khách hàng chủ yếu gửi tiền VNĐ. Bên cạnh đó do những quy định về quản lý ngoại hối cũng làm cho đồng USD không thể giao dịch một cách tự do như VNĐ, ví dụ như khách hàng phải chứng minh được nguồn gốc số tiền này mới được tự do giao dịch.
Về cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo mục đích huy động:
- Năm 2010: Loại tiền gửi không kỳ hạn đạt 68.51 triệu USD và chiểm tỷ trọng 22% trong tổng nguồn vốn tiền gửi. Bên cạnh đó loại tiền gửi có kỳ hạn đạt 240.86 triệu USD và chiếm tỷ trọng 78% trong tổng nguồn vốn tiền gửi.
- Năm 2011: Nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn tăng lên gần 6% so với năm 2010, đạt 72.53 triệu USD và chiếm 28% trong tổng nguồn vốn tiền gửi. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn lại giảm tới 21% và chỉ đạt 189.11 triệu USD, chiểm 72% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn tiền gửi.
- Sang năm 2012, tiền gửi không kỳ hạn giảm khoảng 5% so với năm 2011, đạt 68.85 triệu USD và chiếm 26% tỷ trọng trong nguồn vốn tiền gửi. Tiền gửi có kỳ hạn lại tăng lên 5% so với 2011 và đạt 199.19 triệu USD và chiếm 74% trong tổng nguồn vốn tiền gửi.
- Nhìn chung qua các năm, loại tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động nguồn vốn tiền gửi vì loại tiền này có lãi suất tiền gửi cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, nên kích thích nhu cầu gửi tiền của người dân, còn chủ yếu loại tiền gửi không kỳ hạn là để khách hàng giao dịch kinh doanh, tiêu dùng hàng ngày.
Bảng 2.3: Tổng phương tiện thanh toán, tiền gửi và tốc độ tăng trưởng toàn hệ thống Ngân hàng đến cuối năm 2012.
Chỉ tiêu Số dư
(Tỷ đồng)
Tốc độ tăng (giảm) so với cuối năm trước (%)
Tổng phương tiện thanh toán 3.702.867 18,46
Trong đó:
- Tiền gửi của các TCKT 1.298.269 13,02
- Tiền gửi của dân cư 1.738.863 34,10
Nguồn: Vụ thanh toán – NHNN Việt Nam
Dựa vào bảng số liệu 2.3 ta thấy tổng phương tiện thanh toán của toàn ngành đạt khoảng 3.702.867 tỷ đồng, tương ứng 177,783.13 triệu USD (theo tỷ giá quy đổi liên ngân hàng vào thời điểm kết thúc năm 2012 là 20.828). So với toàn ngành thì tổng nguồn vốn huy động tiền gửi của NHLD VID Public chỉ chiếm khoảng 0.15%, con số này thực sự rất nhỏ, cho thấy quy mô hoạt động của NHLD VID Public vẫn còn rất thấp so với toàn ngành.
2.4.3.So sánh về lãi suất huy động của NHLD VID Public với một số NHLD tại Việt Nam Việt Nam
Bảng 2.4: Bảng lãi suất tiết kiệm trả lãi cuối kỳ bằng VND của một sô NHLD tại Việt Nam đến ngày 31/12/2012
Đơn vị tính: %/năm Ngân hàng / Kỳ hạn (tháng) KK H 1 2 3 6 9 12 18 24 36