Thị trường khu vực khác

Một phần của tài liệu Tăng cường ứng dụng Marketing Mix vào hoạt động xuất khẩu giầy dép tại Công ty cổ phần giầy Lập Thạch (Trang 43)

Ngoài 2 thị trường chủ yếu là EU và Châu Mỹ, công ty còn xuất sang một số nước khác. Nhưng tỷ trọng còn nhỏ.

Bảng 2.7 Xuất khẩu giầy dép của Công ty sang các nước khác (2009 - 2013) 2009 2010 2011 2012 2013 Số lượng (đôi) Giá trị (USD) Số lượng (đôi) Giá trị (USD) Số lượng (đôi) Giá trị (USD) Số lượng (đôi) Giá trị (USD) Số lượng (đôi) Giá trị (USD) Us traylia 25.132 30.158,4 Newzerlan d 360 360 Isarel 10.004 55.022 Nhật 4.387 13.422 6053 20.440 Ảrậpeut 40.000 134.720 Thổ Nhĩ Kỳ Đài Loan 113715 997068 250.349 963.420 Li Băng 18.250 93.075 8.392 13201,6 5.320 7.503 Tổng 28.254 148.097 33.524 43.360 43.87 13422 227155 1616488 419762 1711612 Tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu 2,33% 0,7% 0,31% 35,19% 39,584%

Nguồn: Công ty cổ phần giầy Lập Thạch

Năm 2009 số lượng xuất khẩu là 28.254 đôi kim ngạch đạt 148.097 USD (chiếm 2,33%). Đến năm 2011 lượng xuất khẩu thấp nhất trong các năm (2009 - 2013) chỉ có 4.387 đôi đạt 13.422 USD (chiếm 0,31%). Năm 2013 lượng xuất khẩu sang thị trường này của Công ty là cao nhất 419.762 đôi đạt 1711.612 USD (tương đương 39,584%) lượng xuất khẩu chủ yếu sang Đài Loan. Nguyên nhân của sự tăng cả về số lượng lẫn kim ngạch là do Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất giầy thể thao của Đài Loan, sản phẩm xuất khẩu là giầy thể thao, và do nhu cầu tiêu dùng giầy thể thao tăng mạnh do thị hiếu tiêu dùng thay đổi. Những năm tiếp theo Công ty cần chú ý phát triển thị trường này.

Qua tìm hiểu hệ thống phân phối giầy tại EU – đối tác quan trọng của công ty, ta thấy thị trường phân phối và bán lẻ giầy dép tại EU chủ yếu phân biệt giữa hệ thống chuyên mặt hàng giầy (specialist distribution) và hệ thống không chuyên mặt hàng (non-specialist distribution).

Trong ngành kinh doanh giày dép, sự khác biệt chính về phương diện hệ thống phân phối hoặc nguồn cung ứng đó là giữa các nhà phân phối chuyên nghiệp và các nhà phân phối không chuyên.

Hệ thống chuyên mặt hàng giầy:

Chiếm 58% thị trường giầy dép toàn EU và do các nhà nhập khẩu/nhà bán buôn hoặc đại lý và nhà bán lẻ chuyên kinh doanh mặt hàng gồm các loại giầy dép khác nhau. Các công ty bán lẻ lớn thường mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất nước ngoài. Hệ thống chuyên mặt hàng được tổ chức theo các chuỗi cửa hàng lớn chuyên mặt bán giầy dép, hoặc các tập đoàn mua hàng, hoặc các cửa hàng độc lập.

Hệ thống phân phối không chuyên mặt hàng:

Trong hệ thống bán lẻ này giầy dép chỉ là một mặt hàng trong số nhiều mặt hàng được bày bán, Chủ cửa hàng có thể mua lại của các nhà nhập khẩu/nhà bán buôn, hoặc mua trực tiếp từ nhà sản xuất nước ngoài.

Các cửa hàng không chuyên mặt hàng có thể gồm các cửa hàng bán đồ thể thao (sports stores), cửa hàng quần áo (clothing stores), bách hóa tổng hợp (department stores), siêu thị/đại siêu thị (super/hypermarkets), cửa hàng giá rẻ (discount stores), cửa hàng của nhà máy… Hệ thống cửa hàng này chiếm 42% phân phối giầy dép (2012) và có tốc độ tăng trưởng nhanh vì hệ thống này thường bán các loại giầy giá rẻ.

Công ty đã và đang thúc đẩy các kênh phân phối phát triển để đưa sản phẩm của mình tiếp cận với cả hai hệ thống phân phối nói trên để có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Công ty đã gián tiếp thiết lập được mạng lưới phân phối rộng khắp các khu vực: Khối EU, Đông Á, Âu… Với hình thức phân phối rộng khắp, phương pháp bán buôn công ty đã liên tục tăng doanh số lớn trên từng năm, mạng lưới phân phối trên thế giới ngày càng được mở rộng. Cùng với việc sử dụng phân phối như trên đã giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí nhân lực trong công tác tổ chức kênh và bán hàng ở nước ngoài. Tuy nhiên khi sử dụng kênh này, công ty chưa có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, do đó rất khó thu nhập thông tin phản hồi từ phía người tiêu dùng …

Hệ thống phân phối sản phẩm chính là con đường vận động (dòng chảy) của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, do vậy những quyết định về phân phối là hết sức quan trọng cho việc tiêu thụ sản phẩm, thu vốn về của công ty.

Ngày nay sản phẩm của công ty đã có mặt hầu hết các khu vực kinh tế mạnh như EU, Mỹ… Để tiến hành hoạt động sang các thị trường này công ty áp dụng 2 phương thức chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác.

Thứ nhất, phương thức xuất khẩu trực tiếp là phương thức trong đó công ty cổ phần giầy Lập Thạch trực tiếp bán sản phẩm của mình cho khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Phương thức này giúp công ty biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình thị trường nước ngoài. Do đó công ty có thể thay đổi, phương thức giao dịch, bán hàng… nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Công ty thu được lợi nhuận cao hơn do giảm bớt chi phí ở khâu trung gian. Mặc dù vậy Công ty cũng có thể gặp rủi ro lớn trong kinh doanh do phương thức này đòi hỏi nghiệp vụ của cán bộ trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là trình độ marketing trong xuất khẩu của cán bộ.

Trong giai đoạn 2008 – 2013, công ty áp dụng chủ yếu phương thức xuất khẩu trực tiếp với mức áp dụng khoảng 80% doanh thu xuất khẩu của công ty.

Thứ hai, phương thức xuất khẩu uỷ thác là phương thác trong đó Công ty cổ phần giầy Lập Thạch đóng vai trò là người trung gian thay cho các đơn vị sản xuất khác tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu giày dép cho đơn vị đó và công ty được hưởng tiền theo giá trị lô hàng . Hiện nay Công ty đang tiến hành nhận uỷ thác xuất khẩu cho một số đơn vị sản xuất trong nước. Kim nghạch xuất khẩu từ phương thức này chiếm khoảng 15% tổng kim nghạch xuất khẩu của công ty.

Bên cạnh hai phương thức trên Công ty còn sử dụng hình thức gia công quốc tế để gia công dép xăng đan cho các đơn vị nước ngoài nhưng kim ngạch thu được không lớn.

Một phần của tài liệu Tăng cường ứng dụng Marketing Mix vào hoạt động xuất khẩu giầy dép tại Công ty cổ phần giầy Lập Thạch (Trang 43)