Cùng với sự thay đổi của doanh số cho vay theo thời gian, doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng khá biến động và không ổn định qua các năm. Tổng doanh số thu nợ tại Ngân hàng biến động không đều, giảm trong năm 2012 (giảm 9,27% so với năm 2011) và tăng trở lại trong năm 2013 (tăng 25,19% so với năm 2012). Nhìn chung công tác thu hồi nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp tại địa bàn khá ổn định, tăng dần qua 3 năm. Trong khi đó, doanh số thu nợ đối với hoạt động dịch vụ và hoạt động khác tại Ngân hàng lại khá biến động, đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn thay đổi qua các năm.
Doanh số thu nợ ngắn hạn (giai đoạn 2011-2013) tại Ngân hàng được thể hiện trong bảng sau:
43
Bảng 4.14: Doanh số thu nợ ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Kế Sách qua 3 năm
Đvt: triệu đồng
Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh
2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Nông nghiệp 124.027 65,48 128.472 74,75 161.097 74,88 4.445 3,58 32.625 25,39 Dịch vụ, khác 65.390 34,52 43.395 25,25 54.057 25,12 (21.995) (33,64) 10.662 24,57 Tổng 189.417 100,00 171.867 100,00 215.154 100,00 (17.550) (9,27) 43.287 25,19
44
a) Nông nghiệp
Dưới đây là biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2013:
Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Kế Sách, giai đoạn 2011-2013
Hình 4.4 Doanh số thu nợ các hoạt động nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Kế Sách trong 3 năm
Về hoạt động trồng trọt, doanh số thu nợ luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu (hơn 46%), vì đây là lĩnh vực sản xuất mà Ngân hàng tập trung cho vay cao nhất trong các lĩnh vực mà Ngân hàng đầu tư. Trong thời gian qua, nhờ vào sự giám sát chặt chẽ, phòng chống kịp thời các loại sâu bệnh hại lúa, cùng với sự hỗ trợ thông tin, kiến thức sản xuất trong trồng trọt như xen canh, luân canh giữa các loại hoa màu, cây trồng với thủy sản nước ngọt từ các Ban ngành nông nghiệp huyện đã giúp cho hoạt động sản xuất đạt năng suất cao, mang đến nguồn thu nhập tương đối ổn định cho người dân, từ đó việc thu hồi nợ thuận lợi hơn, thể hiện qua doanh số thu nợ ngày càng tăng từ năm 2011 đến năm 2013. Bên cạnh đó, trong những năm qua doanh số cho vay trồng trọt ngày càng nhiều hơn nên Ngân hàng rất quan tâm, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn, một mặt nhằm đảm bảo thu hồi về được phần lớn các khoản cho vay để nguồn vốn luân chuyển nhanh hơn, mặt khác giúp hạn chế gia tăng các khoản nợ quá hạn, nhất là nợ xấu tại Ngân hàng.
Đối với hoạt động chăn nuôi, doanh số thu nợ biến động không đều, đạt thấp nhất vào năm 2012 với 36.565 triệu đồng, giảm 18,25% so với năm 2011. Trong năm này, Ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc thu hồi các khoản vay, chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh, lở mồm long móng ở gia súc (heo, bò) đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của các
79.301 91.907 111.113 44.726 36.565 49.984 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
45
hộ chăn nuôi trên địa bàn, khiến khách hàng không trả được nợ đúng hạn, chỉ thanh toán một phần gốc hoặc lãi, làm doanh số thu nợ giảm đi đáng kể. Sang năm 2013, nhờ sự can thiệp, hỗ trợ từ các Sở ban ngành trong việc thực hiện phòng chống, kiểm tra, giám sát khắc phục dịch bệnh đã giúp người dân hạn chế được phần nào thiệt hại, đồng thời hoạt động chăn nuôi cũng tiến triển tốt hơn, điều này giúp cho doanh số thu nợ trong năm của Ngân hàng khả quan hơn, đạt 49.984 triệu đồng, tăng 36,70% so với năm 2012, nhưng nếu so với số tiền mà Ngân hàng cho vay trong kỳ thì doanh số thu nợ chỉ ở mức tương đối. Bên cạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, thì hoạt động nuôi cá tra tại địa phương cũng dần thu hẹp sản xuất, người dân e dè hơn trong việc đầu tư, doanh số cho vay không nhiều, chủ yếu là do chi phí thức ăn khá cao, giá cá đầu ra lại không ổn định làm cho việc nuôi cá gặp nhiều rủi ro, do đó mà việc thu nợ cũng gặp không ít khó khăn.
b) Dịch vụ, khác
Nhìn chung doanh số thu nợ đối với hoạt động này cũng có sự biến động theo thời gian. So với số tiền mà Ngân hàng cho vay trong năm thì có thể thấy hoạt động thu hồi nợ khá tốt, Ngân hàng thu được phần lớn số tiền mà khách hàng đã vay. Trong cho vay kinh doanh dịch vụ, Ngân hàng rất chú trọng việc thẩm định món vay, thường xuyên kiểm tra theo dõi, đồng thời tiến hành đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn nên đa phần các món vay đều được thu hồi khá tốt qua các năm. Đối với các món vay tiêu dùng, thấu chi thì khách hàng phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định thì mới được phép vay vốn, vì vậy việc thu hồi nợ dễ dàng hơn, từ đó doanh số thu nợ đối với hoạt động này cũng khả quan hơn.
Trong 6T-2014, do doanh số cho vay không cao nên doanh số thu nợ có phần thấp hơn so với 6T-2013 (hình 4.5). Nhưng nhìn chung, công tác thu hồi nợ trong 6T-2014 khá tốt. Hoạt động trồng trọt trên địa bàn rất được các Ban ngành quan tâm, giúp đỡ. Từ đầu mùa vụ, Sở ban ngành nông nghiệp huyện Kế Sách đã phối hợp với địa phương tiến hành hướng dẫn, chỉ đạo, bố trí thời điểm xuống giống, khuyến cáo và cung ứng bộ giống có năng suất, chất lượng cao cùng khả năng chống chịu được sâu bệnh, mặn, hạn, phù hợp với điều kiện sản xuất từng vùng, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất. Cũng trong thời gian này, Ngân hàng thực hiện cho vay lưu vụ đối với một số hộ sản xuất trồng các loại cây trồng ngắn ngày có 2 vụ liền kề nên không thể hiện trong doanh số thu nợ. Đặc biệt, số tiền thu được từ chăn nuôi, dịch vụ và hoạt động khác cao hơn so với doanh số cho vay trong kỳ, cho thấy Ngân hàng đã thu hồi về được các món nợ quá hạn mà khách hàng chưa trả được trong những năm
46
trước. Điều này thể hiện kinh tế tại địa phương đang từng bước phục hồi, hoạt động chăn nuôi dần ổn định hơn sau dịch bệnh.
Doanh số thu nợ tại Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Kế Sách (6T-2012, 6T-2013 và 6T-2014)
Hình 4.5 Doanh số thu nợ tại NHNo&PTNT huyện Kế Sách trong 6 tháng đầu năm 2012-2014
Qua kết quả phân tích trên có thể thấy được công tác thu nợ của Ngân hàng là tương đối khả quan. Nguồn vốn thu hồi đạt tỷ lệ cao so với nguồn vốn cho vay, Ngân hàng cần đề ra các phương pháp mới để có thể thu hồi vốn nhiều hơn nữa, giúp xoay chuyển đồng vốn nhanh, góp phần gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
Tiếp theo, ta sẽ đi vào phân tích dư nợ và nợ xấu ngắn hạn nhằm đánh giá chi tiết hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Kế Sách.