Đối với mỗi ngân hàng thì nguồn vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ vào nguồn vốn mà ngân hàng có thể tồn tại và phát triển. Từ nguồn vốn có được, ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh khoản và mở rộng quy mô hoạt động của mình. Vì vậy, việc gia tăng vốn hoạt động rất được ngân hàng quan tâm, chú trọng.
Là một trong những chi nhánh của ngân hàng tỉnh, ngoài sự hỗ trợ từ lượng vốn điều chuyển, NHNo&PTNT huyện Kế Sách đã không ngừng nỗ lực trong việc thu hút lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và cộng đồng dân cư trên địa bàn, vừa giúp gia tăng lượng vốn hoạt động cho Ngân hàng, vừa giảm sự phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Trong những năm qua, nguồn vốn tại Chi nhánh có sự gia tăng đáng kể, cho thấy Ngân hàng đã rất tích cực trong việc gia tăng nguồn vốn hoạt động nhằm mở rộng đầu tư cho vay, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Sau đây là bảng số liệu về nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013:
Bảng 4.1: Nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Kế Sách qua 3 năm
Đvt: triệu đồng Khoản
mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % VHĐ 148.481 68,97 191.907 72,36 216.472 70,74 43.426 29,25 24.565 12,80 VĐC 66.793 31,03 73.300 27,64 89.555 29,26 6.507 9,74 16.255 22,18 Tổng 215.274 100,00 265.207 100,00 306.027 100,00 49.933 23,20 40.820 15,39
Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Kế Sách, giai đoạn 2011-2013.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn tại Ngân hàng có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2011-2013. Nhìn chung, lượng tiền huy động được từ công chúng ngày càng gia tăng, cho thấy Ngân hàng có chính sách huy động vốn khá tốt, góp phần mang đến nguồn vốn dồi dào để phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời qua đó còn thể hiện uy tín của Ngân hàng ngày
21
càng được củng cố, nâng cao khi người dân đến giao dịch và gửi tiền ngày một nhiều hơn.
Trong cơ cấu vốn tại Chi nhánh huyện Kế Sách thì vốn huy động chiếm tỷ trọng khá cao qua các năm (hơn 68%). Đây được xem là nguồn vốn chủ lực và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng cần phải biết cách tận dụng tốt nguồn vốn này để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của mình. Với lượng vốn huy động lớn thì Ngân hàng có thể chủ động trong công tác cho vay. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn huy động trong hoạt động kinh doanh giúp Chi nhánh tiết kiệm chi phí hơn so với việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển, đồng thời góp phần giảm bớt gánh nặng và áp lực cho ngân hàng cấp trên.
Qua những năm hoạt động, NHNo&PTNT huyện Kế Sách không ngừng cải thiện, nâng cao công tác tiếp cận và chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn áp dụng các mức lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với quy định của NHNN theo từng thời kỳ nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc huy động tiền gửi từ công chúng. Với việc áp dụng nhiều chương trình ưu đãi như bốc thăm, quay số trúng thưởng, tặng quà đã thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền hơn. Ngoài ra, việc triển khai, áp dụng khoa học công nghệ vào việc kinh doanh cũng có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của Ngân hàng, nhất là các dịch vụ thanh toán, chuyển khoản, giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian, đảm bảo an toàn nên đã khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng nhiều hơn, biểu hiện qua lượng vốn huy động tăng dần trong 3 năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 29,25% (ứng với 43.426 triệu đồng) so với năm 2011, sang đến năm 2013 con số này tăng lên 12,80% (ứng với 24.565 triệu đồng) so với năm 2012. Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng khá tốt, lượng vốn huy động được ngày càng tăng, góp phần nâng cao hoạt động của Ngân hàng.
Nếu NHNo&PTNT huyện Kế Sách chỉ sử dụng vốn huy động cho vay thì sẽ không thể đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn từ khách hàng. Vì thế, cũng giống như các chi nhánh khác, ngoài vốn huy động thì Ngân hàng còn sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Qua bảng 4.1, ta thấy lượng vốn điều chuyển tại Chi nhánh tăng dần qua các năm, tỷ trọng vẫn dao động trong khoảng từ 27-31% trong cơ cấu. Có thể thấy dù lượng vốn huy động có sự tăng trưởng khá tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, vì vậy Ngân hàng cũng cần nhiều vốn điều chuyển hơn từ ngân hàng cấp trên, một mặt nhằm đảm bảo cho nhu cầu vay vốn của khách hàng, mặt khác đảm bảo khả năng thanh khoản của Ngân hàng, tránh rơi vào
22
tình trạng thiếu hụt vốn. Đây cũng là cách để Ngân hàng giữ vững được lòng tin, uy tín của mình trong lòng người dân trên địa bàn.
Trong 6 tháng đầu năm tổng nguồn vốn của Ngân hàng có sự tăng trưởng khá tốt, lượng vốn huy động đều tăng và chiếm tỷ trọng cao (hơn 69%) trong giai đoạn này. Nhìn chung Ngân hàng rất quan tâm, chú trọng huy động tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức trên địa bàn, làm cho lượng vốn huy động không ngừng gia tăng theo thời gian. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng của vốn huy động thì vốn điều chuyển tại Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm lại khá biến động, chủ yếu là do Ngân hàng chỉ sử dụng lượng vốn này khi vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn và thanh khoản của khách hàng. Có thể thấy rằng, công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Kế Sách trong thời gian qua khá tốt, dù gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng Ngân hàng vẫn đảm bảo gia tăng lượng vốn cho hoạt động của mình, giúp Ngân hàng giữ được vị trí vững chắc trong lòng người dân trên địa bàn.
Bảng 4.2: Nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Kế Sách trong 6 tháng đầu năm 2012-2014 Đvt: triệu đồng Khoản mục 6T-2012 6T-2013 6T-2014 So sánh 6T-2013/6T- 2012 6T-2014/6T- 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % VHĐ 184.191 76,54 209.817 69,87 244.926 80,45 25.626 13,91 35.109 16,73 VĐC 56.467 23,46 90.464 30,13 59.518 19,55 33.997 60,21 (30.946) (34,21) Tổng 240.658 100,00 300.281 100,00 304.444 100,00 59.623 24,77 4.163 1,39
Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Kế Sách (6T-2012, 6T-2013 và 6T-2014).