Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 73)

- Áp dụng công nghệ vào các hoạt động của Ngân hàng. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào hoạt động tín dụng giúp Ngân hàng thanh toán nhanh và chính xác hơn, thuận lợi hơn trong khâu quản lý. Cần trang bị nhiều máy rút tiền tự động tại các điểm đông dân cư, một mặt khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thẻ, mặt khác gia tăng vốn huy động cho Ngân hàng.

- Bên cạnh việc tăng số lượng cán bộ tín dụng thì Ngân hàng cũng cần quan tâm và tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực thẩm định dự án.

- Ngân hàng cần đa dạng hóa các nghiệp vụ cho vay, không tập trung cho vay vào một đối tượng, ngành nghề kinh tế, mà nên cho vay các thành phần kinh tế khác. Một mặt giúp phân tán, hạn chế rủi ro từ khách hàng, mặt khác giúp đảm bảo sự phát triển đồng bộ ở địa phương.

62

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Sự biến động của nền kinh tế trong những năm qua đã tác động xấu đến nhiều lĩnh vực kinh doanh trong nước nói chung và địa bàn huyện Kế Sách nói riêng. Nhiều hộ sản xuất, kinh doanh gặp không ít khó khăn trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dẫn đến chậm trễ trong việc thanh toán các khoản nợ vay tại Ngân hàng. Sự suy giảm thu nhập của người lao động đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nhất là việc huy động vốn và cho vay.

Dù đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác huy động vốn từ cộng đồng dân cư. Với chính sách lãi suất tiền gửi đa dạng, kèm theo các chương trình ưu đãi đã làm cho lượng vốn huy động của Ngân hàng ngày càng gia tăng theo thời gian. Nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.

Song song đó, hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng cũng có những kết quả khả quan. Ngân hàng luôn có các chính sách ưu đãi tốt nhất dành cho đối tượng nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Doanh số cho vay, thu nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp có sự tăng trưởng khá tốt qua các năm, tuy có phần giảm sút vào 6T- 2014 nhưng có thể thấy Ngân hàng đã không ngừng cố gắng thu hồi các khoản vay đến hạn, mở rộng quy mô và sử dụng tối ưu nguồn vốn huy động, hỗ trợ vốn giúp bà con nông dân thực hiện sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, đồng thời góp phần hạn chế tín dụng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Ngoài ra, Ngân hàng còn cho vay đối với các hộ kinh doanh, cán bộ công nhân viên,… góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trong công tác cho vay thì Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, thử thách. Do ảnh hưởng từ dịch bệnh trong chăn nuôi đã làm cho các khoản nợ xấu tại Ngân hàng có sự gia tăng đáng kể, dù vẫn nằm trong ngưỡng cho phép nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Thêm vào đó, vòng luân chuyển vốn ngắn hạn tại Ngân hàng còn thấp, đòi hỏi Ngân hàng cần có những biện pháp tốt hơn để thu hồi nợ, góp phần hạn chế nợ xấu và tăng tốc độ luân chuyển vốn trong hoạt động đầu tư trên địa bàn.

63

Nhìn một cách tổng quan, tuy còn nhiều hạn chế nhưng Ngân hàng đã rất nỗ lực trong công tác cho vay nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng đã phối hợp với các Ban ngành trong việc hỗ trợ sản xuất đối với các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, góp phần ổn định đời sống và phục hồi nền kinh tế huyện nhà. Bên cạnh đó, ngoài mục tiêu phát triển kinh doanh của mình, Ngân hàng còn phải thực hiện tốt các định hướng phát triển kinh tế địa phương, chính sách của Nhà nước, cùng với những chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Nhà nước

- Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ cây giống có năng suất, chất lượng tốt cùng các chương trình tập huấn kỹ thuật thường xuyên, hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng cây trồng. Bên cạnh đó, việc thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng cũng rất cần thiết, giúp ổn định công ăn việc làm và tránh tình trạng người dân trồng rồi lại phá, gây lãng phí vốn và thời gian đầu tư.

- Thành lập, xây dựng các trạm kiểm dịch, đội ngũ cán bộ thú y tại các xã, ấp, nhằm hỗ trợ, ngăn ngừa, điều trị các loại bệnh trong chăn nuôi, giúp người dân yên tâm sản xuất.

- Nhà nước cần quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng, đường xá, nhằm cải thiện giao thông của vùng, giúp việc kinh doanh, giao lưu hàng hóa dễ dàng hơn.

- Bên cạnh đó, các chính sách điều chỉnh, bình ổn giá cả các mặt hàng nông sản, thủy sản của Nhà nước cũng rất quan trọng, giúp nông dân không bị ép giá, tạo thuận lợi cho nông dân trong việc bán hàng.

6.2.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Củng cố, nâng cao năng lực, trình độ thẩm định, cho vay và quản lý món vay đối với cán bộ tín dụng thông qua việc thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Thêm vào đó, cần gia tăng số lượng cán bộ tín dụng tại các chi nhánh nhằm hạn chế tình trạng quá tải công việc, nâng cao chất lượng quản lý món vay.

- Nâng cao chất lượng phục vụ, phong cách làm việc của đội ngũ nhân viên nhằm tạo sự thân thiện, làm tăng tính cạnh tranh đối với các tổ chức tín dụng khác.

- Đa số dân cư trên địa bàn là nông dân nên trình độ dân trí còn thấp, vì vậy việc đơn giản hóa các giấy tờ, thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo tính

64

hợp lệ vừa tạo sự thuận tiện cho khách hàng, vừa giảm áp lực công việc cho cán bộ và tiết kiệm thời gian hơn.

- Đối với những khoản nợ khó đòi, chây ỳ thì ngân hàng cần sớm đưa đến cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý, giúp ngân hàng có thể thu hồi vốn và giảm rủi ro.

Với những kiến nghị trên đây, mong rằng có thể góp phần nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Kế Sách, cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

2.Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-NHNN. <http://thuvienphapluat.vn/ archive/Van-ban-hop-nhat-20-VBHN-NHNN-2014-hop-nhat-Quy-che-cho-

vay-to-chuc-tin-dung-voi-khach-hang-vb232061.aspx>. [Ngày truy cập: 25

tháng 10 năm 2014].

3.Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN. <http://thuvienphapluat.vn/ archive/Van-ban-hop-nhat-22-VBHN-NHNN-2014-hop-nhat-Quyet-dinh-

phan-loai-no-trich-lap-du-phong-vb237507.aspx>. [Ngày truy cập: 25 tháng

10 năm 2014].

4.Thăng Long, 2014. Agribank cho vay lưu vụ và phát triển thủy sản.

<http://baocongthuong.com.vn/tai-chinh/60329/agribank-cho-vay-luu-vu-va-

phat-trien-thuy-san.htm#.VAkkPvl_vxQ>. [Ngày truy cập: 05 tháng 10 năm

2014].

5.Trà Phương, 2014. Lãi suất giảm không ảnh hưởng huy động vốn.

<http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat-binh-luan-gop-

y/6691/lai-suat-giam-khong-anh-huong-huy-dong-von>. [Ngày truy cập: 05

tháng 10 năm 2014].

6.Thanh Hà, 2014. Tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. <http://agribank.com.vn/31/824/tin- tuc/tin-tuc-khac/2014/07/7870/tang-cuong-chi-dao-thuc-hien-chuong-trinh-

muc-tieu-quoc-gia-ve-xay-dung-nong-thon-moi.aspx>. [Ngày truy cập: 05

tháng 10 năm 2014].

7.Quang Tùng, 2014. Agribank ban hành Quy định cho vay về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. <http://agribank.com.vn /31/820/tin-tuc/hoat-dong-agribank/2014/06/7714/agribank-ban-hanh-quy- dinh-cho-vay-ve-chinh-sach-ho-tro-nham-giam-ton-that-trong-nong-nghiep--

6-6-2014-.aspx>. [Ngày truy cập: 08 tháng 11 năm 2014].

8.Minh Trung, 2014. Agribank tập trung nguồn vốn vay cho Đồng bằng sông Cửu Long. <http://agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dong-agribank /2014/11/8208/agribank-tap-trung-nguon-von-vay-cho-dong-bang-song-cuu-

long--14-11-2014-.aspx>. [Ngày truy cập: 08 tháng 11 năm 2014].

9.Ngọc Quyết, 2014. Ngành ngân hàng - Điểm sáng thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. <http://agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dong-agribank/2014 /11/8201/nganh-ngan-hang---diem-sang-thuc-day-phat-trien-kinh-te-vung--10-

11-2014-.aspx>. [Ngày truy cập: 09 tháng 11 năm 2014].

10.Tuấn Anh, 2011. Agribank giảm lãi xuất cho vay. <http://agribank. com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dong-agribank/2011/09/4080/ agribank-giam-lai-

suat-cho-vay--12-9-2011-.aspx>. [Ngày truy cập: 09 tháng 11 năm 2014].

11.Thùy Linh, 2012. Đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn với lãi xuất thấp. <http://agribank.com.vn/31/822/tin-tuc/tai-chinh-ngan-hang

66

/2012/08/5746/day-manh-cho-vay-nong-nghiep--nong-thon-voi-lai-suat-thap--

28-8-2012-.aspx>. [Ngày truy cập: 09 tháng 11 năm 2014].

12.Minh Đức, 2012. Chủ tịch Agribank: “Chúng tôi không giấu nợ xấu!”. <http://vneconomy.vn/tai-chinh/chu-tich-agribank-chung-toi-khong-

giau-no-xau-20120110035615857.htm>. [Ngày truy cập: 10 tháng 11 năm

2014].

13.Nguyễn Hiền, 2013. Nợ xấu của ngân hàng nào cao nhất?.

<http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/4069/no-xau-

cua-ngan-hang-nao-cao-nhat>. [Ngày truy cập: 09 tháng 11 năm 2014].

14.Hoàng Lực, 2014. Nợ xấu siêu “Khủng” của Agribank nói lên điều gì?. <http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/No-xau-sieu-khung-cua-AgriBank-noi-len-

67

PHỤ LỤC

Bảng 4.20: Doanh số thu nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Kế Sách trong 6 tháng đầu năm 2012-2014

Đvt: triệu đồng Khoản mục 6T-2012 6T-2013 6T-2014 So sánh 6T-2013/6T-2012 6T-2014/6T-2013 +/- % +/- % Ngắn hạn 84.443 109.982 94.905 25.539 30,24 (15.077) (13,71) Trung, dài hạn 15.635 14.079 15.456 (1.556) (9,95) 1.377 9,78 Tổng 100.078 124.061 110.361 23.983 23,96 (13.700) (11,04)

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Kế Sách (6T-2012, 6T-2013 và 6T-2014).

Bảng 4.21: Doanh số thu nợ ngắn hạn các hoạt động nông nghiệp trong 3 năm 2011-2013 Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Trồng trọt 79.301 91.907 111.113 12.606 15,90 19.206 20,90 Chăn nuôi 44.726 36.565 49.984 (8.161) (18,25) 13.419 36,70 Tổng 124.027 128.472 161.097 4.445 3,58 32.625 25,39

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Kế Sách, giai đoạn 2011-2013.

Bảng 4.22: Doanh số thu nợ ngắn hạn các hoạt động nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2012-2014 Đvt: triệu đồng Khoản mục 6T-2012 6T-2013 6T-2014 So sánh 6T-2013/6T-2012 6T-2014/6T-2013 +/- % +/- % Trồng trọt 41.063 54.600 48.207 13.537 32,97 (6.393) (11,71) Chăn nuôi 20.160 23.172 23.591 3.012 14,94 419 1,81 Tổng 84.443 109.982 94.905 25.539 30,24 (15.077) (13,71)

68

Bảng 4.23: Dư nợ ngắn hạn các hoạt động nông nghiệp tại Ngân hàng trong 3 năm 2011-2013 Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Trồng trọt 93.613 111.291 126.084 17.678 18,88 14.793 13,29 Chăn nuôi 38.526 52.438 76.246 13.912 36,11 23.808 45,40 Tổng 132.139 163.729 202.330 31.590 23,91 38.601 23,58

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Kế Sách, giai đoạn 2011-2013.

Bảng 4.24: Doanh số cho vay ngắn hạn của hoạt động dịch vụ, khác tại Ngân hàng Đvt: triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 6T- 2012 6T- 2013 6T- 2014 Dịch vụ 4.550 6.024 16.494 2.700 10.784 7.500 Tiểu thủ CN 41.920 29.568 26.684 15.629 15.561 7.774 Thấu chi 991 2.491 3.842 941 2.002 1.567 Tiêu dùng 50 180 360 - 310 625 Cầm kỳ phiếu 23.787 9.059 11.819 4.423 6.697 4.212 Tổng 71.298 47.322 59.199 23.693 35.354 21.678

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Kế Sách.

Bảng 4.25: Doanh số thu nợ ngắn hạn của hoạt động dịch vụ, khác tại Ngân hàng Đvt: triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 6T- 2012 6T- 2013 6T- 2014 Dịch vụ 4.174 6.296 13.490 3.074 8.970 7.550 Tiểu thủ CN 36.338 25.991 25.372 14.828 15.354 8.915 Thấu chi 920 2.276 3.780 916 1.926 1.577 Tiêu dùng 21 29 390 29 - 100 Cầm kỳ phiếu 23.937 8.803 11.025 4.373 5.960 4.965 Tổng 65.390 43.395 54.057 23.220 32.210 23.107

69

Bảng 4.26: Dư nợ ngắn hạn của hoạt động dịch vụ, khác tại Ngân hàng

Đvt: triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 6T- 2012 6T- 2013 6T- 2014 Dịch vụ 3.376 3.104 6.108 3.002 4.918 6.058 Tiểu thủ CN 26.214 29.791 31.103 27.015 29.998 29.962 Thấu chi 71 286 348 96 362 338 Tiêu dùng 29 180 150 - 490 675 Cầm kỳ phiếu 615 871 1.665 665 1.608 912 Tổng 30.305 34.232 39.374 30.778 37.376 37.945

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Kế Sách.

Bảng 4.27: Nợ xấu ngắn hạn của hoạt động dịch vụ, khác tại Ngân hàng

Đvt: triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 6T- 2012 6T- 2013 6T- 2014 Dịch vụ 556 556 1.006 556 556 1.206 Tiểu thủ CN 295 276 1.044 365 374 2.768 Thấu chi - - - - Tiêu dùng - - - - Cầm kỳ phiếu - - - - Tổng 851 832 2.050 921 930 3.974

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Kế Sách.

Bảng 4.28: Các khoản chi phí khác tại Ngân hàng

Đvt: triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 6T- 2012 6T- 2013 6T- 2014 Chi phí cho hoạt động quản lý và công cụ 967 1.032 1.160 472 525 482

Chi phí dự phòng 1.309 930 1.037 46 239 14

Chi về tài sản 754 901 825 443 370 377

Chi khác 258 383 355 136 148 452

Tổng 3.288 3.246 3.377 1.097 1.282 1.325

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 73)