Doanh số thu nợ phản ánh số tiền mà ngân hàng thu hồi được từ các khoản cho vay đến hạn, doanh số thu nợ càng cao cho thấy hiệu quả tín dụng của ngân hàng càng tốt. Khi cho vay mà không thu hồi được nợ thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, vì vậy ngân hàng phải luôn quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng, thường xuyên đôn đốc đối với các khoản vay đến hạn, đảm bảo hoạt động và lợi nhuận cho ngân hàng.
Trong khi doanh số cho vay tăng dần qua các năm thì doanh số thu nợ tại Ngân hàng lại khá biến động (bảng 4.7). Cụ thể, doanh số thu nợ giảm trong năm 2012 (giảm 17.991 triệu đồng ứng với 8,18% so với năm 2011) và tăng trở lại vào năm 2013 (tăng 45.262 triệu đồng, ứng với 22,41% so với năm 2012).
Qua các năm, doanh số thu nợ ngắn hạn tại Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu (hơn 85%). Nhìn chung, so với số tiền cho vay trong kỳ thì doanh số thu nợ ngắn hạn luôn đạt mức khá. Qua những năm hoạt động, Ngân hàng luôn cố gắng, nỗ lực trong công tác thu hồi các khoản nợ vay, giúp đồng vốn luân chuyển nhanh hơn, mở rộng cho vay và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương. Trong năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn có phần giảm đi so với năm trước, nguyên nhân chính là do người dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhất là hoạt động chăn nuôi trên địa bàn, dẫn tới việc không thể trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Sang năm 2013, nhờ sự hỗ trợ và giúp đỡ của các Ban ngành mà hoạt động sản xuất của người dân tiến triển hơn, từ đó mà Ngân hàng có thể thu hồi nợ vay tốt hơn, tăng 25,19% so với năm 2012 (ứng với 43.287 triệu đồng).
Đối với các món vay trung và dài hạn, doanh số thu nợ cũng có sự biến động trong giai đoạn 2011-2013. Cùng với sự thay đổi của doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung và dài hạn tại Ngân hàng cũng có xu hướng biến động tương tự, giảm trong năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013. Có thể thấy, năm 2012 là một năm đầy khó khăn, thử thách đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân trên địa bàn và ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của Ngân hàng, nhất là trong công tác thu hồi nợ. Khi nền kinh tế tại địa phương dần phục hồi, người dân sản xuất, kinh doanh tốt hơn, đồng thời với sự giám sát chặt chẽ khâu cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng đã góp phần làm cho doanh số thu nợ đối với các món vay trung và dài hạn tăng trưởng trở lại trong năm 2013.
32
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Kế Sách qua 3 năm
Đvt: triệu đồng
Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh
2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Ngắn hạn 189.417 86,11 171.867 85,09 215.154 87,02 (17.550) (9,27) 43.287 25,19 Trung, dài hạn 30.551 13,89 30.110 14,91 32.085 12,98 (441) (1,44) 1.975 6,56 Tổng 219.968 100,00 201.977 100,00 247.239 100,00 (17.991) (8,18) 45.262 22,41
33
Doanh số thu nợ theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện Kế Sách trong 6 tháng đầu năm 2012-2014:
Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Kế Sách (6T-2012, 6T-2013 và 6T-2014)
Hình 4.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện Kế Sách trong 6 tháng đầu năm 2012-2014
Nhìn chung doanh số thu nợ trong 6T-2014 tại Chi nhánh có phần thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (tổng doanh số giảm 11,04%, ứng với 13.700 triệu đồng), chủ yếu là do tác động của doanh số thu nợ ngắn hạn. Trong thời gian này, doanh số cho vay tại Chi nhánh có phần giảm đi so với 6T-2013, thêm vào đó Ngân hàng thận trọng hơn trong các khoản đầu tư cho vay, tập trung thu hồi các khoản nợ đến hạn và quá hạn mà khách hàng còn nợ Chi nhánh. Tuy doanh số thu nợ 6T-2014 thấp hơn so với doanh số thu nợ 6T- 2013 nhưng nếu so với số tiền mà Ngân hàng cho vay trong thời gian này thì có thể thấy Ngân hàng thu nợ được nhiều hơn, các khoản nợ quá hạn của khách hàng cũng dần được thu hồi.