Doanh số chovay ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 49)

Với phương châm hoạt động “Đi vay để cho vay”, Ngân hàng luôn nỗ lực sử dụng tốt và hiệu quả từng đồng vốn huy động được, nhất là trong công tác cho vay nhằm đảm bảo mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng và góp phần phát triển kinh tế huyện nhà.

Trong suốt 3 năm qua, hoạt động cho vay của Ngân hàng, nhất là cho vay ngắn hạn đã mang những đồng vốn mà Ngân hàng huy động được từ các cá nhân, tổ chức đến từng xóm, ấp trên địa bàn huyện, hỗ trợ vốn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, giúp giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho các lao động nhàn rỗi trong dân cư, góp phần phát triển kinh tế địa phương và dần xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. Ngoài cấp tín dụng cho vay phục vụ nông nghiệp, Ngân hàng còn mở rộng cho vay thêm nhiều đối tượng khác như doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh, cán bộ công nhân viên để cải thiện đời sống, chi phí sinh hoạt,… góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

38

Bảng 4.12: Doanh số cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Kế Sách qua 3 năm

Đvt: triệu đồng

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh

2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Nông nghiệp 143.841 66,86 160.062 77,18 199.698 77,13 16.221 11,28 39.636 24,76 - Trồng trọt 100.889 46,89 109.585 52,84 125.906 48,63 8.696 8,62 16.321 14,89 - Chăn nuôi 42.952 19,97 50.477 24,34 73.792 28,50 7.525 17,52 23.315 46,19 Dịch vụ, khác 71.298 33,14 47.322 22,82 59.199 22,87 (23.976) (33,63) 11.877 25,10 Tổng 215.139 100,00 207.384 100,00 258.897 100,00 (7.755) (3,60) 51.513 24,84

39

Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu (hơn 66%) và có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 143.841 triệu đồng năm 2011 tăng lên 199.698 triệu đồng trong năm 2013 (tăng 55.857 triệu đồng, ứng với 38,83%). Sau đây ta sẽ đi vào phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng theo từng lĩnh vực.

a) Nông nghiệp

- Trồng trọt: So với chăn nuôi thì trồng trọt chiếm tỷ trọng cao hơn qua 3 năm (chiếm khoảng 46-53% trong cơ cấu), đây không chỉ là hoạt động sản xuất truyền thống của huyện Kế Sách mà còn là hoạt động sản xuất truyền thống của vùng sông nước Cửu Long. Với hệ thống sông ngòi dày đặc, lượng nước ngọt dồi dào cùng đất đai màu mỡ mang đến cho dân cư trên địa bàn huyện Kế Sách điều kiện rất thuận lợi trong việc trồng lúa và cây ăn quả.

Trong những năm qua, hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nước rất được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển, triển khai áp dụng nhiều thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP trong việc cho vay đối với cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp với số tiền đến 50 triệu đồng mà không cần tài sản đảm bảo, NHNo&PTNT huyện Kế Sách đã mạnh dạn cho vay hỗ trợ sản xuất như mua thuốc và phân bón phục vụ sản xuất, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được vốn vay nhiều hơn, giúp đa dạng hóa các loại hình cây trồng trên địa bàn. Thêm vào đó là việc giảm lãi suất cho vay theo chỉ thị của NHNN, nhằm khuyến khích, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển. Chính những điều này đã làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm.

- Chăn nuôi: Nói đến trồng trọt thì phải nói đến chăn nuôi, đây là hai hoạt động cùng song hành và hỗ trợ nhau phát triển. Với những sản phẩm phụ từ trồng trọt, người dân có thể sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi, và ngược lại sản phẩm phụ từ chăn nuôi lại được dùng làm phân bón cho cây trồng.

Trong giai đoạn 2011-2013, doanh số cho vay chăn nuôi có xu hướng tăng dần, tỷ trọng cho vay chăn nuôi ngày một nâng cao (từ 19,97% năm 2011 tăng lên 28,50% năm 2013), cho thấy Ngân hàng không chỉ đơn thuần đầu tư sản xuất nông nghiệp mà đã mở rộng, đa dạng hóa và thực hiện chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển của địa phương. Trên địa bàn huyện, Ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản nước ngọt (cá tra). Chăn nuôi là một hoạt động đòi hỏi nhiều công sức và vốn tự có tương đối lớn, do đó ngoài việc hỗ trợ đầu tư con giống thì Ngân hàng còn cho vay hỗ trợ thêm một phần chi phí thức ăn, giúp cho người

40

dân phần nào yên tâm hơn trong việc chăn nuôi. Đối với những hộ gia đình thuần nông tại huyện không có đất sản xuất thì chăn nuôi chính là nguồn thu nhập chính của gia đình, và điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho doanh số gia tăng trong thời gian qua.

b) Dịch vụ, khác

Trong lĩnh vực này, Ngân hàng tập trung chủ yếu cho vay cầm cố kỳ phiếu, các hộ kinh doanh cá thể, cho vay thấu chi và tiêu dùng. Đối với các hộ kinh doanh, đối tượng này vay vốn chủ yếu nhằm kinh doanh đại lý nước giải khát, xăng dầu, vật tư xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu,…Việc Ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực này cũng góp phần giúp đỡ gián tiếp các hộ sản xuất trên địa bàn, đồng thời mang lại lợi nhuận và giảm rủi ro cho Ngân hàng.

Qua các năm, doanh số cho vay ngắn hạn đối với hoạt động này tăng giảm không đều, đạt cao nhất vào năm 2011 với doanh số 71.298 triệu đồng, chủ yếu là do nhu cầu vay vốn của hộ kinh doanh tăng cao, nhất là các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện như chà xát, đánh bóng gạo, đan lát,... Trong giai đoạn này, hàng hóa thủ công của nước ta được nhiều khách hàng nước ngoài ưa chuộng, theo xu hướng thị trường các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp liên kết, mở rộng quy mô sản xuất nên có nhu cầu vốn vay cao. Bên cạnh đó, các dịch vụ du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn cũng khá phát triển nên các hộ kinh doanh vay vốn nhiều hơn để đầu tư.

Sang năm 2012, công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhu cầu của thị trường về các mặt hàng thủ công giảm đi dẫn đến việc đầu tư, mở rộng quy mô cũng ít dần. Đối với các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ do hoạt động không hiệu quả, thu hẹp sản xuất nên nhu cầu vay vốn của các hộ kinh doanh không nhiều, làm cho doanh số cho vay đối với các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, hoạt động cầm cố kỳ phiếu tại Ngân hàng cũng có phần giảm sút. Trong thời gian này, Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay trong các hoạt động nông nghiệp, phát huy thế mạnh của huyện nên việc cho vay kinh doanh, dịch vụ cũng chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức.

Đến năm 2013, doanh số cho vay có chuyển biến tích cực hơn với tỷ lệ cho vay tăng 25,10% so với năm 2012, điều này cho thấy Ngân hàng đang dần mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực khác nhiều hơn trước. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại địa phương cũng có nhiều chuyển biến, doanh số cho vay với lĩnh vực này ngày một gia tăng, việc đầu tư các hoạt động này góp phần mang đến một diện mạo mới cho huyện Kế Sách. Song song đó, nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân cũng gia tăng đáng kể trong thời gian này.

41

Bảng 4.13: Doanh số cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Kế Sách trong 6 tháng đầu năm 2012-2014

Đvt: triệu đồng Khoản mục 6T-2012 6T-2013 6T-2014 So sánh 6T-2013/6T-2012 6T-2014/6T-2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Nông nghiệp 72.725 75,43 96.736 73,23 73.163 77,14 24.011 33,02 (23.573) (24,37) - Trồng trọt 49.548 51,39 60.612 45,89 52.444 55,30 11.064 22,33 (8.168) (13,48) - Chăn nuôi 23.177 24,04 36.124 27,34 20.719 21,84 12.947 55,86 (15.405) (42,64) Dịch vụ, khác 23.693 24,57 35.354 26,77 21.678 22,86 11.661 49,22 (13.676) (38,68) Tổng 96.418 100,00 132.090 100,00 94.841 100,00 35.672 37,00 (37.249) (28,20)

42

Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm có sự tăng giảm không đều qua các năm (bảng 4.13), trong đó doanh số 6T-2014 có phần thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy, doanh số cho vay đối với các hoạt động nông nghiệp và dịch vụ, khác đều giảm đi trong 6T-2014.

Đối với cho vay nông nghiệp, hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đều có doanh số thấp hơn so với 6T-2013. Đầu năm 2014, giá nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, con giống tăng cao, thêm vào đó là đầu ra gặp nhiều khó khăn, hạn chế nên người dân e ngại hơn đối với việc vay vốn sản xuất vì sợ rủi ro, làm cho doanh số cho vay 6T-2014 giảm đi. Mặt khác, do nợ xấu trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi tăng nên Ngân hàng thận trọng hơn trong khâu thẩm định khách hàng trước khi cho vay. Còn về công tác cho vay hoạt động dịch vụ và khác thì Ngân hàng có doanh số cho vay 6T-2014 giảm đi so với cùng kỳ năm trước. Chủ yếu là do các hộ kinh doanh cá thể không có nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng đầu tư, thêm vào đó nhu cầu vay thấu chi của cán bộ, khách hàng không nhiều nên nhìn chung đã làm cho doanh số cho vay đối với hoạt động dịch vụ, khác cũng giảm theo.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)