Công tác phát triển sản phẩm ngân hàng tại PGBank

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex trong lĩnh vực phát triển sản phẩm (Trang 51)

3.4.1.1 Quy trình nội bộ về phát triển sản phẩm của PG Bank

Quy trình Phát triển sản phẩm tại PG Bank đã được Tổng giám đốc ban hành Quyết định số 134-12/QĐ-TGĐ ngày 6/6/2012 và được sửa đổi bổ sung theo quyết định số 307-2013/QĐ-TGĐ ngày 12/9/2013 (bổ sung các nhiệm vụ liên quan đến công tác hỗ trợ marketing sản phẩm). Quy trình phân định nhiệm vụ giữa các khối của Hội sở, giữa Hội sở và Chi nhánh trong quá trình phát triển sản phẩm. Hội sở là đầu mối nghiên cứu, phát triển sản phẩm cho toàn ngân hàng. Quy định rõ đầu mối xử lý vướng mắc để các đơn vị kinh doanh liên lạc trong quá trình vận hành và bán sản phẩm. Quy trình phát triển sản phẩm đi tuần tự qua nhiều đơn vị liên quan như sau:

1) Đơn vị kinh doanh đề xuất ý tưởng và yêu cầu sản phẩm 2) Đơn vị quản lý nghiệp vụ xây dựng quy trình tác nghiệp

3) Các đơn vị khác như Phòng Pháp chế, Khối Quản lý Rủi ro: cho ý kiến về quy định hạch toán cũng như kiểm soát tuân thủ

4) Đơn vị quản lý công nghệ: cho ý kiến về tính khả thi và phát triển hệ thống Do đó, mất rất nhiều thời gian để sản phẩm hoàn thiện, đôi khi sản phẩm bị thay đổi hoặc ra đời muộn hơn so với dự kiến dẫn đến lỡ mất cơ hội kinh doanh hoặc sản phẩm không mang lại hiệu quả cao.

3.4.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin và kinh doanh

PG Bank đã đầu tư mua và phát triển các hệ thông công nghệ thông tin ứng dụng cho hoạt động kinh doanh như sau:

43

- Hệ thống core banking FlexCube của hãng Oracle Financial Services - Ấn Độ

- Hệ thống thẻ trả trước xăng dầu sử dụng công nghệ thẻ không tiếp xúc của hãng: VivoTech, Spectra, ETC; Hệ thống thẻ ghi nợ và tín dụng của hãng OpenWay kết hợp lại cho ra đời một hệ thống thẻ 2 tính năng FlexiCard độc đáo của PG bank.

- Hệ thống Internet banking, SMS banking FlexiLink – Ngân hàng tự phát triển

- Hệ thống xác thực tập trung dựa trên directory service single-signon – Microsoft

- Hệ thống xác thực 2 yếu tố (dual authentication) dựa trên thiết bị token – Vasco

- Hệ thống bảo mật firewall, phát hiện và phòng chống xâm nhập trái phép – Check Point.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu phân tích (data warehouse) – Ngân hàng tự phát triển trên nền tảng Oracle

- Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng CRM –phát triển trên nền mã nguồn mở SplendidCRM, tích hợp chặt chẽ với các hệ thống thông tin (core banking, thẻ trả trước/debit, SMS, Internet banking)

- Hệ thống chuyển tiền nhanh trong hệ thống các cửa hàng xăng dầu – Ngân hàng tự phá triển dựa trên công nghệ Microsoft.NET, Oracle database, xác thực 2 yếu tố Vasco Token

- Hệ thống giao dịch tiền tệ liên ngân hàng – Reuters

PG Bank đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống corebanking hiện đại của hãng i-flex solutions (nay là Oracle Finance Services) từ cuối năm 2007, từng bước phát triển các ứng dụng xung quanh phần mềm lõi. Việc hoàn chỉnh triển khai FlexCube trên toàn hệ thống đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng, giúp cho Ngân hàng hoàn thiện chiến lược quản trị dịch vụ tập trung. Hệ thống cho phép Ngân hàng dễ dàng mở rộng quy mô phục vụ tới 100 triệu tài khoản, khả năng xử lý hàng ngàn giao dịch/giây –phụ thuộc vào việc mở rộng phần cứng theo hướng scale-out . Với đội ngũ cán bộ CNTT có nhiều năm kinh nghiệm triển khai core banking từ trước, cộng với sự làm việc quyết tâm, chuyên nghiệp của đối tác nước ngoài, PG Bank đã triển khai thành công phần mềm FlexCube chỉ trong vòng 6 tháng, chuyển

44

đổi toàn bộ hoạt động và dữ liệu tác nghiệp từ các hệ thống thủ công vào trong hệ thống mới, không có sự gián đoạn hoạt động.

Ngân hàng tự phát triển và đưa vào hoạt động hệ thống giao dịch Home banking, Internet banking (Retail Teller), SMS banking nhằm phục vụ tốt hơn và thu hút khách hàng sử dụng nhiều hơn sản phẩm dịch vụ điện tử và tiết kiệm chi phí mua sắm.

Với nền tảng công nghệ như trên, PG Bank có nhiều lợi thế trong việc tự tạo ra các hệ thống phục vụ cho tạo ra các sản phẩm ngân hàng với chi phí thấp nhưng cũng còn nhiều hạn chế về chất lượng hệ thống và phải tự chịu hậu quả nếu có rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex trong lĩnh vực phát triển sản phẩm (Trang 51)