Kết quả hoạt động kinh doanh tính đến quý III/2014

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex trong lĩnh vực phát triển sản phẩm (Trang 47)

3.3.5.1 Định hướng kinh doanh năm 2014

Năm 2013, môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn do những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế quốc tế và chưa có nhiều dấu hiệu khôi phục lạc quan trong năm 2014. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục là nhiệm vụ chính của ngành năm 2014. Trên cơ sở thực hiện 2013, dự báo kinh tế 2014, các nguồn lực hiện có và sẽ tạo lập trong năm 2014, PG Bank đưa ra định hướng kinh doanh như sau:

- Đảm bảo chất lượng tài sản, tăng trưởng tín dụng an toàn, gia tăng thu nhập dịch vụ, tiết giảm chi phí hoạt động.

- Hoàn thiện hệ thống quản trị, hệ thống kiểm soát nội bộ, tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng.

- Tiếp tục khai thác tối đa phát huy hơn nữa lợi thế trong việc phục vụ nhu cầu ngoại hối cho Tập đoàn xăng dầu Petrolimex, qua đó để duy trì vị thế là ngân hàng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các Phòng Giao dịch.

- Phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng tỷ trọng tài sản, thu nhập từ hoạt động bán lẻ, khai thác tốt hơn lợi thế từ mạng lưới bán lẻ của Petrolimex.

Hình 3.2. Đồ thị mô tả kế hoạch kinh doanh năm 2014 của PG Bank

39

Báo cáo tài chính quý III năm 2014 của PG Bank đã nêu rõ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tính đến hế quý III/ 2014 như sau:

Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu chính của báo cáo tài chính quý III năm 2014 của PG Bank

TT Chỉ tiêu Số tiền (Đơn vị tỷ VND) 1 Tổng tài sản 22.234 2 Tổng Huy động 18.592 3 Tổng dư nợ 13.989 4 Lợi nhuận trước thuế 58

Như vậy so với kế hoạch đặt ra, tính đến hết quý III năm 2014, huy động đã vượt chỉ tiêu khoảng hơn 2.000 tỷ, nhưng tổng tài sản, và tổng dư nợ đều không đạt yêu cầu.

3.3.5.2 Đánh giá hoạt động kinh doanh của PG Bank qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013, quý III năm 2014

Bảng 3.7. Chỉ tiêu của báo cáo tài chính của PG Bank

Năm Tổng tài sản (Đơn vị tỷ VND) Tổng Huy động (Đơn vị tỷ VND) Tổng dƣ nợ (Đơn vị tỷ VND) Lợi nhuận trƣớc thuế (Đơn vị tỷ VND) 2010 16.378 13.995 10.887 293 2011 17.582 14.802 12.112 594 2012 19.251 15.858 13.787 319 2013 24.876 21.437 13.867 52 Quý III/ 2014 22.234 18.592 13.989 58

(Nguồn Báo cáo tài chính của PG Bank năm 2010, 2011, 2012, 2013 và Quý III/2014)

40

Hình 3.3. Đồ thị so sánh chỉ tiêu qua các năm của PG Bank

Về Tổng tài sản

Từ năm 2010 đến năm 2013, tổng huy động có xu hướng tăng dần đều từ hơn 13 nghìn tỷ năm 2010 lên hơn 24 ngìn tỷ năm 2013 (Trung bình tăng khoảng 2 nghìn tỷ đồng/ năm). Tuy nhiên, tính đến hết quý III/2014, tổng tài sản của PG Bank giảm xuống còn hơn 22 nghìn tỷ. Nguyên nhân được phản ánh trên bản cân đối kế toán đến hết quý III năm 2014 là chỉ tiêu Tài sản mục III. Tiền, vàng gửi các TCTD khác giảm từ 6,450 tỷ thời điểm 1/1/2014 xuống còn 3,440 tỷ tại thời điểm 30/9/2014.

Về Tổng huy động

Từ năm 2010 đến năm 2013, tổng tài sản có xu hướng tăng dần đều từ hơn 16 nghìn tỷ năm 2010 lên hơn 21 ngìn tỷ năm 2013 (Trung bình tăng khoảng 1,3 nghìn tỷ đồng/ năm). Tuy nhiên, tính đến hết quý III/2014, tổng huy động của PG Bank giảm xuống còn hơn 18 nghìn tỷ. Nguyên nhân được phản ánh trên bản cân đối kế toán đến hết quý III năm 2014 là chỉ tiêu Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, mục III. Tiềngửi và vay các TCTD khác giảm từ 7,458 tỷ thời điểm 1/1/2014 xuống còn 4,132 tỷ tại thời điểm 30/9/2014

Về Tổng dư nợ

Từ năm 2010 đến hết quý III/2014, tổng huy động có xu hướng tăng dần đều từ hơn 10 nghìn tỷ năm 2010 lên gần 14 ngìn tỷ năm 2013 (Trung bình tăng khoảng 1 nghìn tỷ đồng/ năm).

41 Về Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế biến động rõ rệt qua mỗi năm, năm 2011 là năm ghi dấu ấn với Lợi nhuận đạt cao nhất gần 600 tỷ đồng. Nhưng sang năm 2012 giảm xuống còn hơn 300 tỷ đồng, đặc biệt giảm mạnh xuống còn 52 tỷ năm 2013. Theo xu hướng này, năm 2014 cũng không khả quan về lợi nhuận cao cho PG Bank.

Hình 3.4. Đồ thị so sánh lợi nhuận trƣớc thuế qua các năm của PG Bank

Về Tỷ lệ nợ xấu và hệ số an toàn vốn tối thiểu

Bảng 3.8. Tỷ lệ nợ xấu và Hệ số an toàn vốn tối thiểu của PG Bank

Năm Tỷ lệ nợ xấu (Đơn vị %)

Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR (Đơn vị %) 2010 1,42 1,42

2011 2,06 2,06 2012 8,44 8,44 2013 2,98 2,98

42

Kinh doanh tín dụng gặp nhiều khó khăn, nợ khó đòi, nợ có khả năng mất vốn quá cao năm 2012 lên đến 8.44%. Đây là một con số vô cùng đánh lo ngại, chính vì vậy, PG Bank đã quyết định bán nợ cho VAMC, và giảm tỷ lệ nợ xấu năm 2013 không vượt ngưỡng quy định của NHNN.

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình, PG Bank đã luôn có những chính sách hợp lý để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong ngưỡng cho phép của NHNN, dao động trong khoảng từ 16 % đến dưới 21%.

3.4 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong phát triển sản phẩm của PG Bank

3.4.1 Công tác phát triển sản phẩm ngân hàng tại PG Bank

3.4.1.1 Quy trình nội bộ về phát triển sản phẩm của PG Bank

Quy trình Phát triển sản phẩm tại PG Bank đã được Tổng giám đốc ban hành Quyết định số 134-12/QĐ-TGĐ ngày 6/6/2012 và được sửa đổi bổ sung theo quyết định số 307-2013/QĐ-TGĐ ngày 12/9/2013 (bổ sung các nhiệm vụ liên quan đến công tác hỗ trợ marketing sản phẩm). Quy trình phân định nhiệm vụ giữa các khối của Hội sở, giữa Hội sở và Chi nhánh trong quá trình phát triển sản phẩm. Hội sở là đầu mối nghiên cứu, phát triển sản phẩm cho toàn ngân hàng. Quy định rõ đầu mối xử lý vướng mắc để các đơn vị kinh doanh liên lạc trong quá trình vận hành và bán sản phẩm. Quy trình phát triển sản phẩm đi tuần tự qua nhiều đơn vị liên quan như sau:

1) Đơn vị kinh doanh đề xuất ý tưởng và yêu cầu sản phẩm 2) Đơn vị quản lý nghiệp vụ xây dựng quy trình tác nghiệp

3) Các đơn vị khác như Phòng Pháp chế, Khối Quản lý Rủi ro: cho ý kiến về quy định hạch toán cũng như kiểm soát tuân thủ

4) Đơn vị quản lý công nghệ: cho ý kiến về tính khả thi và phát triển hệ thống Do đó, mất rất nhiều thời gian để sản phẩm hoàn thiện, đôi khi sản phẩm bị thay đổi hoặc ra đời muộn hơn so với dự kiến dẫn đến lỡ mất cơ hội kinh doanh hoặc sản phẩm không mang lại hiệu quả cao.

3.4.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin và kinh doanh

PG Bank đã đầu tư mua và phát triển các hệ thông công nghệ thông tin ứng dụng cho hoạt động kinh doanh như sau:

43

- Hệ thống core banking FlexCube của hãng Oracle Financial Services - Ấn Độ

- Hệ thống thẻ trả trước xăng dầu sử dụng công nghệ thẻ không tiếp xúc của hãng: VivoTech, Spectra, ETC; Hệ thống thẻ ghi nợ và tín dụng của hãng OpenWay kết hợp lại cho ra đời một hệ thống thẻ 2 tính năng FlexiCard độc đáo của PG bank.

- Hệ thống Internet banking, SMS banking FlexiLink – Ngân hàng tự phát triển

- Hệ thống xác thực tập trung dựa trên directory service single-signon – Microsoft

- Hệ thống xác thực 2 yếu tố (dual authentication) dựa trên thiết bị token – Vasco

- Hệ thống bảo mật firewall, phát hiện và phòng chống xâm nhập trái phép – Check Point.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu phân tích (data warehouse) – Ngân hàng tự phát triển trên nền tảng Oracle

- Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng CRM –phát triển trên nền mã nguồn mở SplendidCRM, tích hợp chặt chẽ với các hệ thống thông tin (core banking, thẻ trả trước/debit, SMS, Internet banking)

- Hệ thống chuyển tiền nhanh trong hệ thống các cửa hàng xăng dầu – Ngân hàng tự phá triển dựa trên công nghệ Microsoft.NET, Oracle database, xác thực 2 yếu tố Vasco Token

- Hệ thống giao dịch tiền tệ liên ngân hàng – Reuters

PG Bank đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống corebanking hiện đại của hãng i-flex solutions (nay là Oracle Finance Services) từ cuối năm 2007, từng bước phát triển các ứng dụng xung quanh phần mềm lõi. Việc hoàn chỉnh triển khai FlexCube trên toàn hệ thống đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng, giúp cho Ngân hàng hoàn thiện chiến lược quản trị dịch vụ tập trung. Hệ thống cho phép Ngân hàng dễ dàng mở rộng quy mô phục vụ tới 100 triệu tài khoản, khả năng xử lý hàng ngàn giao dịch/giây –phụ thuộc vào việc mở rộng phần cứng theo hướng scale-out . Với đội ngũ cán bộ CNTT có nhiều năm kinh nghiệm triển khai core banking từ trước, cộng với sự làm việc quyết tâm, chuyên nghiệp của đối tác nước ngoài, PG Bank đã triển khai thành công phần mềm FlexCube chỉ trong vòng 6 tháng, chuyển

44

đổi toàn bộ hoạt động và dữ liệu tác nghiệp từ các hệ thống thủ công vào trong hệ thống mới, không có sự gián đoạn hoạt động.

Ngân hàng tự phát triển và đưa vào hoạt động hệ thống giao dịch Home banking, Internet banking (Retail Teller), SMS banking nhằm phục vụ tốt hơn và thu hút khách hàng sử dụng nhiều hơn sản phẩm dịch vụ điện tử và tiết kiệm chi phí mua sắm.

Với nền tảng công nghệ như trên, PG Bank có nhiều lợi thế trong việc tự tạo ra các hệ thống phục vụ cho tạo ra các sản phẩm ngân hàng với chi phí thấp nhưng cũng còn nhiều hạn chế về chất lượng hệ thống và phải tự chịu hậu quả nếu có rủi ro xảy ra.

3.4.2 Đặc điểm các sản phẩm chủ yếu của PG Bank

3.4.2.1 Sản phẩm huy động

Về quy mô huy động:

Trong năm 2010, hoạt động huy động vốn của PG Bank tiếp tục có bước phát triển khả quan, nối tiếp xu hướng tăng trưởng khá và ổn định của những năm trước. Tổng nguồn huy động tính đến 31/12/2010 đạt 13.995 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2009, trong đó, nguồn huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư chiếm 76.93% tổng nguồn vốn, đạt 10.766 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2011, tổng nguồn vốn huy động của PG Bank đạt mức 14.802 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2010, trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 11.444 tỷ đồng, chiếm tới 77%.

Tổng vốn huy động của PG Bank cuối năm 2012 đạt 15.858 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng thời điểm năm trước, chủ yếu nhờ Tiền gửi khách hàng tăng trưởng khá. Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2012, nguồn Huy động khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế đạt 12.432 tỉ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2011, và chiếm trên 78% tổng nguồn huy động.

45

Hình 3.6. Đồ thị so sánh cơ cấu huy động theo khách hàng của PG Bank

(Nguồn Báo cáo thường niên của PG Bank năm 2012)

Tại 31/12/2013, tổng nguồn vốn huy động của PG Bank đạt 21.437 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước với mức tăng 35,2%. Nguồn huy động từ Cá nhân và Tổ chức kinh tế đạt 13.978 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cuối năm 2012, chiếm trên 65% tổng nguồn huy động. Huy động vốn bằng VND và ngoại tệ lần lượt đạt 17.272 tỷ đồng và 4.165 tỷ đồng, tương đương 81% và 19% tổng nguồn huy động.

Hình 3.7. Đồ thị mô tả tăng trƣởng doanh số huy động của PG Bank

46

Năm 2014, hoạt động huy động vốn của PG Bank có nhiều bước tiến đáng kể. Cụ thể như sau:

Tình hình huy động vốn của PG Bank tính đến hết quý III năm 2014 giảm khoảng 3 nghìn tỷ đồng. Trong đó, huy động từ dân cư (hay khách hàng cá nhân) tăng nhẹ khoảng 500 tỷ đồng trong khi huy động vốn từ tổ chức kinh tế giảm mạnh khoảng hơn 3.500 tỷ đồng, giảm còn một nửa so với năm 2013, huy động từ các TCTD khác giảm dần từ năm 2013 cho đến hết quý III năm 2014 từ hơn 113 nghìn tỷ xuống còn 91 nghìn tỷ đồng. Kết quả huy động vốn (quy đổi ra VND) của PG Bank từ đầu năm 2014 cho đến hết quý III có biến động tăng giảm, kết thúc quý I đạt hơn 19 ngìn tỷ đồng nhưng lại giảm mạnh xuống còn dưới 18 nghìn tỷ đồng vào quý II. Tuy nhiên, đến hết quý III đã có sự tăng nhẹ trở lại đạt trên 18,5 tỷ đồng.

Bảng 3.9. Tốc độ tăng trƣởng huy động của PG Bank (Đơn vị tính: %) Chỉ tiêu Quý I/ 2014

so với 2013

Quý II so với quý I/ 2014

Quý III so với quý II/ 2014

Tổng huy động vốn (0,10) (0,07) 0,03 Huy động tổ chức kinh tế (0,30) (0,43) 0,22 Huy động khách hàng cá nhân 0,00 0,07 (0,03) Huy động từ TCTD khác (0,04) (0,14) (0,03)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu để so sánh từ Báo cáo tài chính năm 2013, Quý I, II, III năm 2014 của PG Bank)

Về Tổng huy động vốn: tốc độ tăng trưởng tổng huy động vốn Quý I/ 2014 giảm 10% so với năm 2013, Quý II/ 2014 giảm 7% so với Quý I/ 2014 và Quý III/ 2014 tăng 3% so với Quý II/ 2014.

Về Huy động tổ chức kinh tế: tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ khách hàng là các tổ chức kinh tế Quý I/ 2014 giảm 27% so với năm 2013, Quý II/ 2014 giảm 43% so với Quý I/ 2014 và Quý III/ 2014 tăng 22% so với Quý II/ 2014.

Về huy động từ dân cư: tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ khách hàng là cá nhân Quý I/ 2014 không tăng so với năm 2013, Quý II/ 2014 tăng 7% so với Quý I/ 2014 và Quý III/ 2014 tăng giảm 3% so với Quý II/ 2014.

47

Quý I/ 2014 giảm 4% so với năm 2013, Quý II/ 2014 giảm 14% so với Quý I/ 2014 và Quý III/ 2014 giảm 3% so với Quý II/ 2014.

Về cơ cấu huy động

Huy động vốn của PG Bank gồm huy động từ tổ chức kinh tế, từ dân cư và huy động từ TCTD khác. Tính đến thời điểm 30/9/2014, cơ cấu huy động vốn của PG Bank như sau:

Bảng 3.10. Cơ cấu huy động vốn theo loại khách hàng của PG Bank quý III năm 2014

Chỉ tiêu Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)

Tổng huy động vốn 18.592.627.601.970 100% Huy động tổ chức kinh tế 3.630.536.292.979 19,53% Huy động khách hàng cá nhân 14.460.685.708.991 77,78% Huy động từ TCTD khác 91.258.304.500 0,49%

(Nguồn: Báo cáo tài chính quý III năm 2014 của PG Bank)

Qua số liệu phân tích có thể thấy rằng, thị phần huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất hơn 77%, đứng thứ hai là huy động từ tổ chức kinh tế hơn 19% và cuối cùng là huy động khác từ NHNN và các TCTD khác.

Huy động vốn của PG Bank tập trung chủ yếu vào các loại tiền tệ VND, USD, EUR, AUD và JPY. Trong đó số dư huy động AUD và JPY rất thấp, số liệu phản ánh là do có một số khách hàng mở tài khoản thanh toán để thanh toán quốc tế cho mục đích xuất nhập khẩu, thanh toán học phí, chi phí chữa bệnh,… Còn lại loại tiền VND, USD, EUR vẫn là loại tiền huy động với doanh số chủ yếu.

Bảng 3.11. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ của PG Bank quý III năm 2014

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn nội bộ theo khách hàng ngày 30/9/2014 của PG Bank)

Khách hàng huy động/

Loại tiền

VND USD EUR AUD JPY Cá nhân 9.026.491.554.495 105.516.730 2.047.553 141 1.200 Doanh nghiệp 2.155.519.489.299 7.800.787 787.739 344 3.384.362

48

Nguồn Huy động khách hàng cá nhân luôn là chủ yếu qua các năm, số liệu Huy động khách hàng cá nhân quý III năm 2014 cao hơn năm 2013 khoảng gần 2000 tỷ nhưng huy động từ khách hàng doanh nghiệp lại giảm nhẹ khoảng 200 tỷ

Hình 3.8. Đồ thị so sánh cơ cấu huy động theo khách hàng của PG Bank

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex trong lĩnh vực phát triển sản phẩm (Trang 47)