phẩm của Ngân hàng thƣơng mại
Một là, Các quy chế, quy trình nội bộ của ngân hàng về phát triển sản phẩm đầy đủ và phù hợp tình hình hoạt động thực tế. Cơ cấu tổ chức các Khối/ phòng ban/ bộ phận về phát triển sản phẩm đã phù hợp theo quy chế quy trình của ngân hàng. Quy chế, quy trình về phát triển sản phẩm rõ ràng minh bạch. Cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự cho hoạt động phát triển sản phẩm năng động, tinh giản phù hợp với yêu cầu cấp thiết về tính nhanh chóng, kịp thời trong phát triển sản phẩm.
20
hiện đại theo xu hướng thời đại, đáp ứng được nhu cầu phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Ba là, Các sản phẩm hiện hữu cả về số lượng lẫn chất lượng của ngân hàng đã (i) đáp ứng được nhu cầu cơ bản của thị trường, thậm chí còn đưa ra được các sản phẩm mang tính định hướng cho thị trường (ii) Có sản phẩm mang tính đặc thù riêng biệt phù hợp với đặc thù phát triển của ngân hàng như sản phẩm hướng tới khách hàng của cổ đông chiến lược hoặc sản phẩm cung cấp cho khách hàng dựa trên lợi thế của cổ đông chiến lược,..
Bốn là, Thị phần về số lượng sản phẩm, doanh số thu được từ các sản phẩm của ngân hàng so với các ngân hàng thương mại có cùng quy mô và có quy mô lớn hơn để đánh giá vị trí của ngân hàng trên thị trường tài chính.
Từ các tiêu chí trên đưa ra đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính.
1.8 Phân tích SWOT về năng lực cạnh tranh trong phát triển sản phẩm của Ngân hàng thƣơng mại
Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của ngân hàng thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài Opportunities và Threats) ngân hàng. Để thực hiện phân tích SWOT cho năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, tìm cách trả lời các câu hỏi sau:
Strengths: Lợi thế của ngân hàng là gì? Công việc nào đang làm tốt nhất? Nguồn lực nào cần, có thể sử dụng?…
Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm chưa tốt nhất? Cần tránh làm gì?...
Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Phải làm gì để tận dụng cơ hội đó?... Threats: Những trở ngại đang phải đối mặt? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì?...
21
CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu vấn đề theo hướng kết hợp giữa phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phân tích dữ liệu tại bàn. Trong đó, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích cơ cấu, phân tích xu hướng, tổng hợp so sánh, minh họa bằng hệ thống bảng biểu, đồ thị đối với chỉ tiêu số học và kết hợp với phương pháp quan sát để đánh giá những chỉ tiêu phi số học.
2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Tất cả các thông tin, thu thập số liệu để phục vụ cho nghiên cứu của đề tài là các thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo thường niên của PG Bank, báo cáo tháng/ quý nội bộ và các quy chế, quy trình về phát triển sản phẩm và của PG Bank, báo cáo tài chính, bản công bố thông tin, báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước và một số NHTM, tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng,…
Để thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng các cách sau:
(1) Thu thập số liệu trực tiếp trong nội bộ PG Bank từ các Khối/ phòng liên quan như phòng Phát triển sản phẩm – Khối Dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Khối dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, phòng Kế hoạch tài chính – Khối Tài chính, Phòng Quản lý hoạt động – Trung tâm thẻ.
(2) Thu thập số liệu qua mạng Internet: để tìm kiếm báo cáo số liệu của các Ngân hàng TMCP khác.
(3) Thu thập dữ liệu qua đọc sách, tạp chí khoa học có liên quan đến đề tài được phát hành bởi các tác giả hoặc tổ chức có uy tín.
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập được các thông tin, dữ liệu thì cần chọn lọc thu thập các yếu tố chính, tác giả dùng phương pháp so sánh để nhận định đánh giá,… nhằm mục đích phân tích, đánh giá và trình bày lại các ý tưởng nghiên cứu phục vụ cho đề tài.
Từ những số liệu thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp tính toán tổng hợp và so sánh như sau:
- Tổng hợp các số liệu về số lượng, đặc điểm sản phẩm cùng loại, doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ các sản phẩm như: sản phẩm huy động, sản phẩm cho vay, sản phẩm thẻ,…
22
- So sánh số liệu giữa các sản phẩm, thị phần sản phẩm của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex qua các năm, sử dụng đồ thị, bảng biểu để so sánh.
2.2 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu
Với các phương pháp kể trên, luận văn sử dụng nguồn số liệu từ các nguồn như: - Báo cáo doanh số phát triển sản phẩm năm 2010, 2011, 2012, 2013, quý 1, quý 2, quý 3 năm 2014 ; Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010, 2011, 2012, 2013, quý 1, quý 2, quý 3 năm 2014, số liệu thống kê từ Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex
- Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010, 2011, 2012, 2013, quý 1, quý 2, quý 3 năm 2014, số liệu thống kê từ Ngân hàng nhà nướcViệt Nam và các Ngân hàng TMCP lớn hơn hoặc cùng quy mô với Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex.
2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu, phân tích dữ liệu
Đối với các chỉ tiêu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của PG Bank, luận văn sử dụng kết hợp phân tích SWOT và phương pháp phân tích dữ liệu như sau:
Xử lý logic đối với thông tin định tính: Đây là việc đưa ra những phán đoán thuận lợi và khó khăn trong phát triển các sản phẩm dịch vụ PG Bank. Sản phẩm dịch vụ nào được ưu tiên đầu tư phát triển mạnh, sản phẩm dịch vụ nào chưa được quan tâm đúng mức. Doanh số thu được từ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của PG Bank so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính. Vị trí, chỗ đứng của PG Bank trong lĩnh vực phát triển sản phẩm so với các ngân hàng khác.
Xử lý đối với các thông tin liên quan số học: Đây là việc sử dụng phương pháp phân tích cơ cấu, phân tích xu hướng, tổng hợp so sánh, minh họa bằng hệ thống bảng biểu,… để xác định (i) doanh số thu được từ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của PG Bank so với các đối thủ cạnh tranh (ii) thị phần của PG Bank trên thị trường tài chính.
2.3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của PG Bank
a) Thống kê các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng, các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của PG Bank
b) Đưa ra bức tranh toàn cảnh về PG Bank như lịch sử hình thành và quá trình phát triển của PG Bank, những đặc trưng riêng có và thành tựu đã đạt được.
23
c) Lọc các thông tin cần thiết liên quan đến lĩnh vực phát triển sản phẩm để đưa vào phân tích SWOT
2.3.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong phát triển sản
phẩm của PG Bank
a) Thống kê các tài liệu liên quan đến lĩnh vực phát triển sản phẩm như Quy trình, quy định nội bộ về Phát triển sản phẩm, nền tảng công nghệ ,đặc điểm các sản phẩm đã ban hành của PG Bank, so sánh với các NHTMCP khác
b) Phân tích SWOT của PG Bank trong phát triển sản phẩm:
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của PG Bank trong lĩnh vực phát triển sản phẩm. Phân tích về công tác phát triển sản phẩm tại PG Bank, về sản phẩm chủ yếu hiện có của PG Bank hướng đến hai đối tượng khách hàng chính là Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
- So sánh về số lượng sản phẩm chủ yếu, đặc điểm sản phẩm, doanh số thu được từ sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính. Từ đó nêu bật được vị trí, chỗ đứng của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex trong lĩnh vực phát triển sản phẩm so với các ngân hàng khác.
- Đặc biệt chỉ ra được Cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của của PG Bank trong lĩnh vực phát triển sản phẩm để có thể đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của PG Bank trong phát triển sản phẩm.
24
CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX TRONG LĨNH VỰC PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM
3.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của PG Bank
3.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex
Tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, được thành lập ngày 13/11/1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 700 triệu đồng. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, PG Bank đã từng bước tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng. Đặc biệt, cùng với sự tham gia của cổ đông chiến lược là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, PG Bank đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc về quy mô và hiệu quả hoạt động. Sự kiện chuyển đổi sang mô hình ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên thành PG Bank là dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề giúp PG Bank bắt kịp tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế.
3.1.2 Sơ đồ tổ chức
25
3.1.3 Chiến lược kinh doanh
Phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng, trong đó ưu tiên tập trung và áp dụng chiến lược khác biệt hóa để trở thành ngân hàng hàng đầu tại những lĩnh vực mà PG Bank có lợi thế cạnh tranh:
- Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp: tập trung vào khách hàng là các cổ đông lớn, đối tác và khách hàng của các cổ đông lớn; khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ: cá nhân, hộ kinh doanh cá thể
3.1.4 Sản phẩm dịch vụ chính
PG Bank cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, bao gồm sản phẩm huy động vốn, tín dụng, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, và sản phẩm thẻ (Flexicard). Hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, đội ngũ nhân viên PG Bank luôn nỗ lực không ngừng nhằm đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tài chính mới, đa dạng, và hữu ích, tiêu biểu là dịch vụ tư vấn tài chính và phái sinh hàng hóa.
3.1.5 Nền tảng công nghệ thông tin
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến của PG Bank đã được đẩy mạnh phát triển trong thời gian gần đây, cho phép các khách hàng dễ dàng thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng thông qua Internet với độ an toàn thông tin cao. Hiện tại, PG Bank đang sử dụng hệ thống ngân hàng lõi Corebanking do FlexCube cung cấp, trong khi hệ thống bảo mật thông tin hiện đại và đồng bộ được xây dựng bởi hãng Checkpoint.
3.1.6 Mạng lưới hoạt động
Tính đến nay, PG Bank có tổng số 81 chi nhánh và phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố lớn trên toàn quốc với gần 1.500 nhân viên. Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại thủ đô Hà Nội.
3.1.7 Mạng lưới ngân hàng đại lý
Hiện tại PG Bank đã thiết lập mạng lưới ngân hàng đại lý với gần 400 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng trên toàn thế giới, trong đó PG Bank luôn đặt quan hệ đại lý với với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó. Tại Việt Nam, PG Bank có quan hệ với tất cả các định chế tài chính trong nước bao
26
gồm: Ngân hàng Thương mại Nhà Nước, NHTMCP, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các công ty tài chính và các định chế tài chính khác.
3.1.8 Cổ đông chiến lược
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng, chiếm 40% vốn điều lệ. Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam cung cấp 50% thị phần xăng dầu nội địa, với quy mô hoạt động bao gồm 6100 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và cửa hàng đại lý dưới thương hiệu Petrolimex trên toàn quốc.
3.2 Chặng đƣờng lịch sử và thành tựu đạt đƣợc
3.2.1 Các mốc phát triển
- Ngày 13/11/1993: Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười chính thức hoạt động theo giấy phép số 0045/NH-GP.
- Tháng 7/2005: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tham gia góp vốn vào Ngân hàng, trở thành hai cổ đông lớn với nhiều cam kết hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.
- Ngày 12/01/2007: Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười được NHNN chấp thuận cho chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị theo quyết định số 125/QĐ-NHNN.
- Ngày 08/02/2007: Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, gọi tắt là PG Bank, theo quyết định số 368/QĐ-NHNN của NHNN
- Ngày 26/06/2007: Khai trương chi nhánh Hà Nội, chi nhánh đầu tiên trên cả nước
- Ngày 10/10/2007: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng
- Ngày 12/12/2007: Khai trương chi nhánh Sài Gòn – Chi nhánh đầu tiên ở phía Nam.
- Ngày 17/12/2007: Khai trương chi nhánh Đà Nẵng – Chi nhánh đầu tiên ở miền Trung.
- Ngày 01/01/2008: Triển khai thành công phần mềm ngân hàng lõi i-Flex (Flexcube) Core Banking
27
- Ngày 11/11/2008: Chính thức cung cấp các hoạt động Thanh toán quốc tế, thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối trên thị trường nước ngoài
- Ngày 06/10/2009: PG Bank được NHNN cấp phép thực hiện giao dịch phái sinh hàng hóa
- Ngày 19/12/2008: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng
- Ngày 13/10/2009: Chính thức phát hành Flexicard – Thẻ đa năng kết hợp đầy đủ hai tính năng ghi nợ và trả trước. Đây cũng là thẻ thanh toán xăng dầu đầu tiên tại Việt Nam.
- Ngày 25/12/2009: Được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho chuyển Hội sở chính từ Đồng Tháp ra Hà Nội theo Quyết định số 3209/QĐ-NHNN.
- Ngày 31/12/2010: Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng
- Tháng 12/2011: Khai trương trụ sở mới tại tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn – Quận Đống Đa- Thành phố Hà Nội.
- Năm 2011: Hệ thống chăm sóc khách hàng (Contact Center) với một đầu số duy nhất 1900555574 đi vào hoạt động
- Tháng 03/2012: Ra mắt dịch vụ Mobile Banking - dịch vụ ngân hàng điện tử qua trình duyệt web trên điện thoại di động
- Ngày 02/08/2012: Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng
- Tháng 05/2013: Ra mắt dịch vụ Flexipay - Chuyển tiền nhanh tại các cây xăng của Petrolimex trên toàn quốc
- Tháng 06/2013: Ra mắt dịch vụ thẻ Visa Credit
- Tháng 12/2013: PG Bank được gia hạn cấp phép hoạt động lên 99 năm kể từ 13/11/1993 theo quyết định sửa đổi nội dung Giấy phép hoạt động của NHNN
3.2.2 Thành tựu đạt được
- 4 năm liên tiếp được NHNN xếp hạng “Ngân hàng loại A” (2007-2010) - Vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008” do Thời báo Kinh tế Việt Nam và cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) bình chọn trong 6 năm liên tiếp, (2008-2013)
- Nhận danh hiệu “Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ Việt Nam” do Bộ