thƣơng mại
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v... Đối với lĩnh vực ngân hàng, sản phẩm dịch vụ không phải là hữu hình, sản phẩm có đặc điểm khá giống nhau ở các ngân hàng, dễ bắt chước, Do đó, đối với lĩnh vực phát triển sản phẩm, các NHTM cần tập trung vào:
- Đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường, giai đoạn thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
- Áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí đầu tư thấp.
18
- Tập trung vào cách thức bao gói sản phẩm và khả năng tung sản phẩm ra thị trường nhanh chóng chớp được thời cơ để thu hút được càng đông khách hàng càng tốt.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh phát triển sản phẩm, các ngân hàng thương mại cần thực hiện những việc sau:
Một là, Đưa ra chiến lược dài hạn trong việc phát triển sản phẩm ngân hàng: Cần phân tích rõ thị trường và khả năng cạnh tranh để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược cần mang tầm dài hạn, và xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn của chiến lược. Cần phải xác định rõ phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu để có chiến lược cạnh tranh hợp lý cho từng phân khúc thị trường.
Hai là, Đầu tư hiện đại hóa ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ: Đầu tư mạnh cho công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ động đối mặt với những thách thức của tiến trình hội nhập. Tận dụng những thành tựu công nghệ mới nhằm tăng tiện ích cho khách hàng, giảm chi phí quản lý và giao dịch, đồng thời có biện pháp kỹ thuật để chủ động phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tốt. Cần nâng cao dịch vụ E – banking, triển khai đội ngũ tư vấn tài chính trung tâm chăm sóc khách hàng 24/24 giờ để tiếp cận, tư vấn các sản phẩm tài chính là hết sức cần thiết để rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng.
Ba là, Cung ứng dịch vụ theo đối tượng khách hàng: Để thành công, cần đưa ra các gói sản phẩm đa dạng, khép kín và đáp ứng nhu cầu đa dạng về Sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Chính việc thiết kế các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng sẽ giúp các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và PG Bank nói riêng mở rộng được quy mô thị trường.
Bốn là, Tập trung phát triển các Sản phẩm dịch vụ ngân hàng dựa trên lợi thế so sánh của mình: Lợi thế so sánh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam so với Ngân hàng nước ngoài là mạng lưới hoạt động, khách hàng truyền thống, khả năng am hiểu thị trường. Do đó, Ngân hàng thương mại Việt Nam phải biết tận dụng lợi thế này để hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm ngân hàng.
19
Năm là, Công tác quảng bá thương hiệu, quảng cáo Sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Các ngân hàng thương mại Việt nam cần phải thực hiện việc quảng bá thương hiệu bài bản, thường xuyên và mang tính hệ thống để quảng bá hình ảnh và tạo dựng thương hiệu.
Sáu là, Công tác tập huấn đào tạo cán bộ đặc biệt quan trọng vì đây chính là yếu tố quyết định làm nên sự thành công cho ngân hàng: Nâng cao trình độ của nhân viên, xây dựng chuẩn mực phong cách phục vụ khách hàng. Để nhân viên thấy được tầm quan trọng phát triển sản phẩm ngân hàng. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có chất lượng cao, ổn định nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động phát triển sản phẩm, tối đa hóa giá trị nguồn nhân lực và duy trì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
Bảy là, Có chính sách chăm sóc khách hàng tốt để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới: Việc chăm sóc khách hàng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ tốt sẽ tạo nên uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng. Đồng thời xây dựng mối quan hệ đặc biệt lâu dài với khách hàng cũng góp phần quan trọng trong việc củng cố lòng trung thành của khách hàng với ngân hàng. Tám là, Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngân hàng cần phải xuất phát từ nhu cầu khách hàng: Chỉ khi ngân hàng nắm bắt được nhu cầu khách hàng mới tạo ra được sản phẩm dịch vụ phù hợp và được khách hàng đón nhận. Khi đó mới có thể phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ ngân hàng.