Chuẩn bị kiểm toán:

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng do công ty kiểm toán AASCS thực hiện (Trang 46)

T Kiểm tra cơ

2.1.7.1 Chuẩn bị kiểm toán:

Tìm hiểu thông tin khách hàng:

Đây là thủ tục quan trọng giúp cho công ty có cách đánh giá tổng quan về khách hàng. Tùy vào khách hàng mới kiểm toán năm đầu hay kiểm toán khách hàng cũ mà có cách tiếp cận, thu thập thông tin khác nhau:

Đối với khách hàng mới, kiểm toán viên sẽ tiến hành tìm hiểu những thông tin liên quan đến con ngƣời, sản phẩm, thị trƣờng, kết quả kinh doanh, tài chính, tài sản và công nợ, xem xét hệ thống kế toán, chính sách kế toán, chính sách thuế và các nhân tố khác liên quan đến doanh nghiệp. Đồng thời KTV tiến hành phân tích sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của KH nhằm đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát của doanh nghiệp. KTV xem xét các chu kỳ nghiệp vụ phát sinh chủ yếu nhƣ: tài sản cố định, mua hàng và doanh thu. Trên cơ sở những tìm hiểu sơ bộ đó, công ty tiến hành gửi thƣ chào hàng, báo giá và tiến đến ký kết hợp đồng kiểm toán với KH. Trên cơ sở những trao đổi, tìm hiểu, đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ, KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán thể hiện các nội dung chủ yếu sau:

• Tìm hiểu khách hàng.

• Hợp đồng kiểm toán.

47

• Xem xét các sự kiện năm trƣớc.

• Các thủ tục phân tích kiểm toán theo kế hoạch.

• Hệ thống kế toán.

• Phƣơng pháp kiểm toán.

• Quản lý.

• Các dịch vụ khác và tƣ vấn cho doanh nghiệp.

- Đối với khách hàng cũ, kiểm toán viên cập nhật hồ sơ cũ để xem lại thông tin về KH và những lƣu ý trong cuộc kiểm toán năm trƣớc, trao đổi với kế toán về các thay đổi trong năm. Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những chu trình và nghiệp vụ đặc trƣng, KTV sẽ xác định những điểm đáng lƣu ý trong quá trình kiểm toán và tiến hành phân công công việc cho các thành viên trong đoàn, mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm kiểm toán những khoản mục cụ thể trên cơ sở chƣơng trình kiểm toán chi tiết.

Đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Xác định trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Công ty xác định mức trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, thực trạng hoạt động tài chính, mục đích của ngƣời sử dụng thông tin. KTV thƣờng căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính sau:

- Doanh thu: đƣợc áp dụng khi đơn vị chƣa có lãi ổn định nhƣng đã có doanh thu ổn định và doanh thu là một trong những nhân tố quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động. Tỉ lệ đƣợc các công ty kiểm toán lựa chọn thƣờng từ 0,5% - 3% doanh thu.

- Lợi nhuận trƣớc thuế: đƣợc áp dụng khi đơn vị có lãi ổn định. Lợi nhuận là chỉ tiêu đƣợc nhiều KTV lựa chọn vì đó là chỉ tiêu đƣợc đông đảo ngƣời sử dụng báo cáo tài chính quan tâm, nhất là cổ đông của các công ty. Tỉ lệ đƣợc lựa chọn thƣờng từ 5% - 10% lợi nhuận trƣớc thuế.

- Tổng tài sản: đƣợc áp dụng khi đối với các công ty có khả năng bị phá sản, có lỗ lũy kế lớn so với vốn góp. Ngƣời sử dụng có thể quan tâm nhiều hơn về khả năng thanh toán thì việc sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản là hợp lý. Tỉ lệ đƣợc lựa chọn thƣờng nằm trong khoảng từ 0,5% - 1% tổng tài sản.

- Vốn chủ sở hữu: đƣợc áp dụng khi đơn vị mới thành lập doanh thu, lợi nhuận chƣa có hoặc có nhƣng chƣa ổn định . Tỉ lệ đƣợc lựa chọn từ 1% - 2% vốn

48 chủ sở hữu.

Để phục vụ cho quá trình kiểm toán đƣợc thuận lợi, công ty đã xây dựng sẵn 25 chƣơng trình kiểm toán chi tiết cho các khoản mục. Mỗi chƣơng tình kiểm toán chi tiết bao gồm các nội dung: mục tiêu kiểm toán, cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính, bằng chứng kiểm toán có hiệu lực, kỹ thuật kiểm toán và thủ tục kiểm toán áp dụng cho từng khoản mục.

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng do công ty kiểm toán AASCS thực hiện (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)