Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 (LV01264) (Trang 86)

8. Bố cục luận văn

3.6.4. Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm

Sau mỗi bài thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của hai lớp (lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) với cùng một yêu cầu kiểm tra nhƣ nhau.

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, chuẩn kiến thức về kĩ năng, kiến thức, thái độ cũng nhƣ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, chúng tôi nghiên cứu và biên soạn các tiêu chí đánh giá nhƣ sau:

* Về kết quả nhận thức của học sinh:

Kết quả bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HSTH về mặt định lƣợng đƣợc chúng tôi tính bằng thang điểm 10 dựa vào các bài kiểm tra cuối mỗi bài học thực nghiệm của HS. Kết quả điểm số chia làm 4 loại.

- Loại giỏi: (từ 9 đến 10 điểm) Học sinh tiếp thu bài tốt, nắm đƣợc nội

dung, ý nghĩa của văn bản. Biết vận dụng tối đa vốn kiến thức, kĩ năng về tiếng Việt, sự hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học vào quá trình học tập và lĩnh hội giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Trình bày nội dung bài rõ ràng, sạch sẽ, thể hiện đƣợc khả năng cảm thụ văn bản của mình.

- Loại khá: (từ 7 đến 8 điểm) Học sinh tiếp thu bài tốt, nắm đƣợc nội

dung, ý nghĩa của văn bản. Biết vận dụng tối đa vốn kiến thức, kĩ năng về tiếng Việt vào quá trình học tập. Trình bày nội dung bài rõ ràng, sạch sẽ.

- Loại trung bình: (từ 5 đến 6 điểm) Học sinh tiếp thu đƣợc bài, nắm

đƣợc nội dung văn bản nhƣng chƣa biết vận dụng kiến thức, kĩ năng tiếng Việt vào quá trình học tập. Trình bày nội dung bài còn sơ sài.

- Loại yếu: (dƣới 5 điểm) Học sinh tiếp thu bài chƣa tốt, chƣa nắm đƣợc

nội dung ý nghĩa của văn bản.

* Về mức độ hứng thú bồi dƣỡng của học sinh:

Trong dạy học nói chung và trong việc bồi dƣỡng năng lực CTVH nói riêng thì mức độ hứng thú có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả bồi dƣỡng. Chúng tôi đánh giá hứng thú học tập, bồi dƣỡng của học sinh theo các mức độ sau:

Mức độ 1: Học sinh không thích, không hứng thú khi tiếp xúc với văn

học.

Mức độ 2: Học sinh có hứng thú khi đƣợc tiếp xúc với các văn bản nghệ

thuật.

Mức độ 3: Học sinh hứng thú, sôi nổi, tích cực tự giác tham gia vào các

hoạt động học tập, bồi dƣỡng làm tăng khả năng tìm tòi, phát hiện và lĩnh hội đƣợc các giá trị nghệ thuật của văn bản.

* Về khả năng phát hiện các tín hiệu nghệ thuật và cảm thụ đƣợc giá trị nghệ thuật của văn bản:

Trong quá trình bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HSTH thì khả năng sử dụng vốn kiến thức, kĩ năng tiếng Việt và thực tế cuộc sống cũng nhƣ văn học là rất cần thiết. Từ đó hình thành cho các em năng lực tƣ duy ngôn ngữ và CTVH.

Mức độ 1: Chƣa phát hiện đƣợc những tín hiệu và những giá trị nghệ

thuật tiềm ẩn trong tác phẩm.

Mức độ 2: Phát hiện đƣợc những tín hiệu và những giá trị nghệ thuật

tiềm ẩn trong tác phẩm nhƣng chƣa có kĩ năng vận dụng kiến thức tiếng Việt và thực tế cuộc sống vào việc lĩnh hội giá trị nghệ thuật đó.

Mức độ 3: Phát hiện đƣợc những tín hiệu và những giá trị nghệ thuật

tiềm ẩn trong tác phẩm. Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng tiếng Việt và thực tế cuộc sống vào việc lĩnh hội các giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

3.7.Phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm:

- Xử lý thông tin. - Đánh giá định tính.

- Đánh giá định lƣợng bằng điểm số.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 (LV01264) (Trang 86)