Tổ chức cho học sinh tham quan, quan sát, trải nghiệm thực tế

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 (LV01264) (Trang 74)

8. Bố cục luận văn

2.6.1. Tổ chức cho học sinh tham quan, quan sát, trải nghiệm thực tế

Cảm thụ văn học phụ thuộc rất nhiều vào vốn sống của HS nên muốn bồi dƣỡng năng lực này trƣớc tiên phải bồi dƣỡng vốn sống cho các em. Có vốn sống, các em mới có khả năng liên tƣởng để tiếp nhận tác phẩm. Trƣớc hết, đó là vốn sống trực tiếp. Giáo viên cần tổ chức cho HS quan sát, trải nghiệm những gì sẽ phải viết. Cần tổ chức tốt quá trình quan sát, tham quan thực tế của HS. Khi các em tham quan, giáo viên nên đóng vai trò dẫn dắt gợi mở, tạo nguồn cảm hứng khơi dậy suy nghĩ trong các em.

Có những cảnh vật, con ngƣời, sự việc diễn ra quanh ta tƣởng chừng nhƣ rất quen thuộc, nhƣng nếu ta không chú ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ (hoặc ghi chép lại) thì chúng ta không thể làm giàu thêm vốn hiểu biết về cuộc sống của ta. Chính vì vậy, tập quan sát thƣờng xuyên, quan sát bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi…) là một thói quen rất cần thiết trong quá trình bồi dƣỡng năng lực CTVH.

Nhƣng quan sát nhƣ thế nào mới có kết quả tốt và phục vụ cho việc tích luỹ “vốn sống”? Nhà văn Tô Hoài, ngƣời nổi tiếng về tài quan sát và miêu tả đã nêu lên kinh nghiệm quan sát để phục vụ cho việc tích lũy “vốn sống” nhƣ sau:“Quan sát giỏi là phải tìm ra nét chính, thấy đƣợc tính riêng, móc đƣợc những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề. Nhiều khi không cần dàn đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhất nhƣ: một câu nói lột tả tính nết, những dáng ngƣời và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét mặt, một trạng thái tƣ tƣởng do mình đã khổ công ngắm, nghe, nghĩ mới bật lên và khi thấy bật lên đƣợc thì thích thú, hào hứng, không ghi không chịu đƣợc” [10].

Quan sát nhiều, quan sát kĩ chẳng những giúp các em viết đƣợc những đoạn, bài văn hay về những gì đã quan sát đƣợc, những gì đã đƣợc tham quan mà còn tạo điều kiện cho các em cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc.

Đọc bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhờ có vốn

hiểu biết về cuộc sống ở làng quê Việt Nam, bạn Nguyễn Thị Bích Đào (học sinh Thành phố Hồ Chí Minh) đã viết đƣợc một đoạn cảm thụ văn học khá xúc động trong bài thi chọn HS giỏi Toàn quốc năm học 1983 - 1984:

“… Hạt gạo đã tích tụ biết bao chất phù sa màu mỡ đƣợm đầy sức sống của dòng sông Kinh Thầy. Vị phù sa nhƣ ngƣời mẹ hiền nuôi nấng, chăm sóc từng hạt gạo nhỏ bé. Lẫn trong phù sa là cả hƣơng vị đài sen thơm bát ngát. Hạt gạo không những chứa đựng sức sống dẻo dai của dòng phù sa màu mỡ mà còn nhuốm cả hƣơng thơm ngọt ngào, cả sự trong trắng tinh khiết của đoá hoa sen nữa. Hạt gạo quyện lẫn tiếng hát ngọt bùi ấm êm của ngƣời mẹ hiền, của tiếng sáo vi vu, vi vu trên cánh đồng bát ngát trong những buổi chiều lộng gió. Hạt gạo thật đáng quý biết bao!”

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 (LV01264) (Trang 74)