8. Bố cục luận văn
1.2.2.1. Nhận thức của GV và những khó khăn trong việc bồi dưỡng
CTVH cho HSTH
Bảng 1: Nhận thức của GVTH về khái niệm năng lực CTVH ở Tiểu học (Khảo sát trên tổng số 90 giáo viên)
TT Các khái niệm về năng lực CTVH ở Tiểu học Số ý kiến Tỉ lệ (%)
1
Là khả năng tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chƣơng. Khả năng phát hiện đƣợc những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá đƣợc chúng trong việc biểu đạt nội dung.
21 23%
2 Là khả năng hiểu đƣợc nội dung, ý nghĩa của
3 Là khả năng phát hiện và cảm nhận đƣợc các
biện pháp tu từ gần gủi với các em. 16 18% 4 Là khả năng cảm nhận và sáng tạo các văn
bản nghệ thuật. 11 12%
Tổng số 90 100%
Kết quả điều tra cho thấy:
- Ở phƣơng án trả lời thứ nhất: Đây là cách hiểu đúng nhất và đầy đủ nhất về năng lực CTVH của HSTH nhƣng số GV đồng ý với ý kiến này chỉ chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn 23%.
- Ở phƣơng án trả lời thứ hai: Số GV đồng ý chiếm tỉ lệ khá cao 47%. Phƣơng án này là mục tiêu của phần đọc hiểu chứ chƣa phải là năng lực CTVH, rõ ràng đa số các GV tiểu học đang còn hiểu rất mơ hồ về khái niệm năng lực CTVH của HSTH. Hầu hết họ đều cho rằng hiểu đƣợc nội dung, ý nghĩa của văn bản là đã cảm thụ đƣợc. Điều này đúng nhƣng chƣa đủ, vì để có đƣợc năng lực CTVH ở mỗi HSTH là một quá trình bồi dƣỡng lâu dài và công phu, bắt đầu từ khâu học tiếng, học chữ (đọc trơn viết thạo) sau đó đến hiểu và cuối cùng là cảm thụ văn bản.
- Ở phƣơng án trả lời thứ ba và thứ tƣ: Đây là hai ý nhỏ trong khái niệm năng lực CTVH. Nhƣng vẫn có một số GV đồng ý với ý kiến này, điều đó càng chứng tỏ rằng việc hiểu khái niệm cũng nhƣ việc rèn luyện năng lực này ở nhà trƣờng Tiểu học cho HS là việc làm không thƣờng xuyên.
Bảng 2: Nhận thức của GVTH về vai trò của việc bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HSTH (Khảo sát trên tổng số 90 giáo viên)
TT QUAN NIỆM Số ý kiến Tỉ lệ (%)
1 Rất cần thiết 19 21%
2 Cần thiết 39 43%
3 Không cần thiết 32 36%
Các lý do:
*Nâng cao chất lƣợng GD nhân cách cho HSTH *Phát hiện và bồi dƣỡng những mầm non văn học *Làm tăng hứng thú học tập môn TV cho HS *Giúp học sinh biết nói lời hay ý đẹp
70 32 49 72 78% 36% 54% 80%
Từ kết quả điều tra, khảo sát cho thấy đa số GVTH đánh giá chƣa cao vai trò của việc bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HSTH trong dạy đọc hiểu cũng nhƣ trong quá trình rèn luyện và giáo dục nhân cách toàn diện cho các em. Có tới 36% đƣợc hỏi cho rằng việc bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HSTH là không cần thiết vì họ cho rằng ở bậc Tiểu học HS chƣa có khả năng để cảm thụ văn học hơn nữa đa số thời gian trong giờ Tập đọc là dành cho việc luyện đọc. Nhƣng khi đƣợc hỏi về vai trò của năng lực này trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục nhân cách toàn diện ở Tiểu học thì có tới 78% số GV đồng ý, điều này mâu thuẫn với quan niệm ban đầu đƣợc khảo sát.
Qua đây chúng ta có thể hiểu rằng: đa số các GV rất trăn trở trong việc tìm kiếm các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhƣng lại chƣa thấy đƣợc vai trò của năng lực CTVH trong quá trình nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục nhân cách con ngƣời Việt Nam thế hệ mới, cũng nhƣ vai trò của CTVH trong việc vận dụng ngôn ngữ vào cuộc sống, học tập cũng nhƣ trong việc sản sinh văn bản của HS.
Bảng 3: Những khó khăn cơ bản trong quá trình bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HSTH (Khảo sát trên tổng số 90 giáo viên)
TT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Mức độ (%) Trở ngại nhiều Trở ngại ít Không trở ngại 1 HS không có hứng thú khi tiếp
xúc với văn học. 56% 44% 0%
2
Không có điều kiện để tổ chức tham quan, quan sát, trải nghiệm thực tế cho HS.
30% 40% 30%
3
Không có thời gian để tổ chức các buổi ngoại khoá TV cho các em.
20% 30% 50%
4
Tài liệu, sánh báo về văn học phù hợp với lứa tuổi các em còn ít.
0% 35% 65%
5 Kiến thức cơ bản về TV và văn
học của HS còn hạn chế. 10% 55% 35%
6
Không có thời gian để tổ chức đọc diễn cảm có sáng tạo cho các em.
0% 30% 70%
7 Kĩ năng viết đoạn văn về CTVH
của HS còn hạn chế. 40% 45% 15%
Qua kết quả điều tra ở bảng 3 chúng ta thấy phần lớn GV chủ nhiệm đều nhận thấy HS ngày nay không có hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn. Đây là trở ngại rất lớn trong quá trình bồi dƣỡng năng lực CTVH cho các em. Qua
trò chuyện với một số GV trực tiếp giảng dạy họ đều cho rằng có những bài yêu cầu HS học thuộc lòng nhƣng khi kiểm tra thì đa số các em không thuộc hoặc nếu có thuộc thì chỉ trình bày lại nhƣ một con vẹt biết nói chứ các em chẳng hiểu gì cả.
Những khó khăn trong việc tổ chức các buổi ngoại khoá, tham quan, thực tế cho các em cũng là những trở ngại rất lớn ở các trƣờng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, nhƣ các trƣờng ở miền núi, vùng nông thôn hoặc ngay ở các trƣờng có điều kiện nhƣng rất khó trong việc thực hiện vấn đề này vì các em còn nhỏ, ý thức tổ chức chƣa cao.
Từ những trở ngại trên dẫn đến kết quả khi làm bài viết, nhất là tập làm văn đều thể hiện kĩ năng hành văn của các em là rất kém. Chính vì vậy kết quả làm bài ở các lần kiểm tra định kì các em thƣờng bị mất điểm ở phần viết.