8. Bố cục luận văn
1.2.2.2. Vấn đề khai thác nội dung, ý nghĩa, tác dụng của các văn
thuật trong dạy đọc hiểu nhằm bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS
Nội dung, chƣơng trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học bắt đầu từ năm học 2004 - 2005 đã đƣợc thay đổi toàn bộ cho phù hợp với yêu cầu nhận thức thực tế cuộc sống của HS. Đến nay, chƣơng trình mới đã đƣợc thực hiện qua nhiều năm nhƣng đa số GV vẫn chƣa thật thành thạo do thiếu sự cập nhật kiến thức mới. Nhiều GV còn gặp khó khăn trong việc xác định mục đích, ý nghĩa, tác dụng giáo dục của bài đọc (ngoài việc rèn luyện các kiến thức, kĩ năng về tiếng Việt còn là việc rèn luyện khả năng tƣ duy ngôn ngữ ; khả năng lĩnh hội, tái tạo và sản sinh văn bản). Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng cho đến nay, nhiều GV vẫn chƣa khai thác hết nội dung bài học. Hầu hết các văn bản nghệ thuật đƣợc đƣa vào chƣơng trình là những tác phẩm, đoạn, những bài văn đoạn thơ đƣợc chọn lọc kĩ càng tiêu biểu cho các chủ điểm. Điều đó đòi hỏi GV ngoài những kiến thức, kĩ năng đã có về văn học còn cần phải cập nhật thông tin từ những phƣơng tiện truyền thông, để có thể lĩnh hội và truyền thụ hết những giá trị nghệ thuật chứa đựng trong mỗi bài đọc cho HS.
Thực tế hiện nay một số GV chƣa có ý thức tự bồi dƣỡng, học hỏi để nâng cao chuyên môn, chƣa phát huy đƣợc năng lực CTVH sẵn có của học sinh. Một số GV đã cố gắng tạo không khí học tập rèn luyện sôi nổi nhƣ: tổ chức các trò chơi, các buổi ngoại khoá Tiếng Việt, các dạng bài tập nhằm bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HS nhƣng phần lớn các hình thức, các biện pháp và các dạng bài tập đó đều mang tính chất hình thức (làm cho có) nên chƣa thực sự có ý nghĩa và hiệu quả trong việc bồi dƣỡng năng lực CTVH cho các em.
1.2.2.3.Thực trạng sử dụng các biện pháp bồi dưỡng
Giáo viên tiểu học đƣợc xem là “ông thầy tổng thể” trong suốt quá trình dạy học và giáo dục nhân cách toàn diện cho HS. Vì vậy, mỗi GV cần phải trang bị cho mình một lƣợng kiến thức tƣơng đối hoàn chỉnh về tất cả các lĩnh vực, trong đó mảng kiến thức về xã hội và văn học nghệ thuật là rất cần thiết trong việc bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HS.
Đối với việc bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HSTH ngoài việc sử dụng các phƣơng pháp, các hình thức tổ chức bồi dƣỡng thì việc sử dụng các biện pháp có tính chất quyết định, định hƣớng cho các em phát triển năng lực này trong quá trình học tập nói chung và rèn luyện môn tiếng Việt nói riêng.
Qua thực tế nhiều năm công tác chúng tôi thấy rằng, xu thế dạy đọc hiện nay ở Tiểu học, hầu hết thời gian của tiết học là dành cho việc rèn luyện kĩ năng đọc chứ chƣa chú ý nhiều đến việc cảm thụ văn bản cũng nhƣ việc bộc lộ những quan điểm trƣớc nhƣng văn bản nghệ thuật của các em
Bảng 4: Các biện pháp đƣợc GV sử dụng trong việc bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HSTH (Khảo sát trên tổng số 90 giáo viên)
TT Các biện pháp bồi dƣỡng Số ý kiến Mức độ sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ (%) Th.xuyên Th.thoảng 1 Bồi dƣỡng hứng thú khi
tiếp xúc với thơ văn 12 13% 0 12
2
Bồi dƣỡng vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học 15 17% 2 13 3 Hƣớng dẫn học sinh đọc diễn cảm có sáng tạo 60 67% 37 23 4
Đặt những câu hỏi gợi cảm xúc, liên tƣởng, tƣởng tƣợng 68 75% 27 41 5 Trần thuật sáng tạo 41 45% 10 31 6 Dùng lời nhận xét đúng thời điểm 36 40% 7 29 7
Đối chiếu văn bản với các loại hình nghệ thuật khác
23 25% 4 19
8 Rèn luyện kĩ năng viết
đoạn văn về CTVH 29 32% 13 16
Từ kết quả khảo sát ở bảng 4, chúng tôi thấy việc sử dụng các biện pháp trong quá trinh bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HSTH là rất hạn chế, mức độ
sử dụng không thƣờng xuyên, có những GV nói rằng họ chƣa sử dụng các biện pháp này bao giờ và cũng không biết sử dụng vào thời gian nào nữa nhất là ở biện pháp bồi dƣỡng hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn và biện pháp bồi dƣỡng vốn hiểu biết về thực tế và cuộc sống văn học vì họ cho rằng “hứng thú văn thơ là do khả năng của mỗi em chứ không thể sao chép nguyên bản những hứng thú vốn có của mình cho các em đƣợc” còn việc bồi dƣỡng vốn sống thực tế cho các em thì còn phụ thuộc vào điều kiện thời gian, kinh tế và cơ sở vật chất của từng trƣờng. Hơn nữa, họ cho rằng các em HS tiểu học còn quá nhỏ chƣa có thể tự lo cho bản thân nên chƣa thể tổ chức các hoạt động thực tế đƣợc.
Nhƣ vậy, từ những phân tích trên chúng tôi thấy việc sử dụng các biện pháp bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HS là rất cần thiết trong việc giáo dục nhân cách toàn diện HS tiểu học. Đa số GV đều chƣa sử dụng các biện pháp để bồi dƣỡng và phát huy năng lực này ở HS vì họ quan niệm rằng HSTH chỉ cần trang bị cho các em khả năng đọc thông viết thạo là đƣợc chứ chƣa cần đến khả năng văn học. Hơn nữa, quan niệm xã hội cho rằng phát triển khả năng văn học cũng chẳng để làm gì và xu hƣớng chuyển sang học các môn khoa học tự nhiên có chiều hƣớng tăng nhanh.