Dạng bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 (LV01264) (Trang 46)

8. Bố cục luận văn

2.5.1. Dạng bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh

(1). Đoạn thơ dƣới đây có những từ nào là từ láy? Hãy nêu rõ tác dụng gợi tả của mỗi từ láy đó.

Quýt nhà ai chín đỏ cây, Hỡi em đi học hây hây má tròn Trường em mấy tổ trong thôn Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa.

(Tố Hữu) (2). Đọc đoạn văn sau:

Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền.

(Ma Văn Kháng) Hãy nhận xét:

a) Ba câu ngắn (in đậm) ở đầu đoạn văn nhằm nhấn mạnh điều gì ?

b)Từ câu 1 đến câu 5, tính chất của những trận mƣa đƣợc diễn tả nhƣ thế nào? (3). Các câu hỏi trong những đoạn thơ dƣới đây có điểm gì khác so với những câu hỏi thông thƣờng ? Hãy cho biết tác dụng của câu hỏi (in đậm) trong từng đoạn thơ.

a) Trang thơ tôi đằm lại

Tô Hiệu ơi! có phải

Anh về cùng mùa hoa? (Tạ Hữu Yên)

b) Đây rồi Hòn Én, Hòn Tre,

Xa xa Hòn Khói, đi về thuyền ai?

Mặt trời vừa mọc ban mai,

Mênh mông cát trắng hồng phai mịn màng.

(Sóng Hồng) c) Dừa ơi dừa, người bao nhiêu tuổi,

Mà lá tươi xanh mãi đến giờ?

Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi, Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.

(Lê Anh Xuân)

(4). Tả mấy con ngựa đang ăn cỏ trên đƣờng đi Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách viết: “Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm

đuôi cong lướt thướt liễu rủ”.

(Tiếng Việt 4, Tập 2, tr 102)

Em có nhận xét gì về cách dùng dấu phẩy trong câu văn trên ? Nếu thay những dấu phẩy đó bằng những dấu chấm, câu văn có còn hay nhƣ trƣớc không? Vì sao?

(5). Hai đoạn văn dƣới đây có ƣu điểm gì giống nhau về cách dùng từ ngữ miêu tả cảnh vật?

a, Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng đã có ba sắc màu nƣớc biển. Bình minh, mặt trời nhƣ chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nƣớc biển nhuộm màu hồng nhạt. Trƣa nƣớc biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

b, Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sƣờn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổ ra màu tím xẫm; từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng dần dần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thƣờng ngày của nó.

(Theo Thẩm Thệ Hà)

Đáp án, gợi ý tham khảo

(1). - Từ láy trong đoạn thơ: hây hây, ríu ra ríu rít. - Tác dụng gợi tả:

+ hây hây (má tròn): màu da đỏ phơi phới trên má, tƣơi tắn và đầy sức

sống.

+ ríu ra ríu rít: nhiều tiếng chim kêu hay tiếng cƣời nói trong và cao,

vang lên liên tiếp và vui vẻ.

(2). a) Ba câu ngắn đầu đoạn văn nhằm nhấn mạnh tính chất dai dẳng và dữ dội của những cơn mƣa.

b) Từ câu 1 đến câu 5, tính chất của những trận mƣa đƣợc diễn tả theo mức độ ngày càng tăng tiến. (Ngày càng dữ dội hơn, cho đến cao điểm tột cùng).

(3). - Câu hỏi trong các đoạn thơ khác với câu hỏi thông thƣờng: không yêu cầu phải có câu trả lời. (Đây là những câu hỏi chỉ nhằm tác dụng gợi mở hay để nhấn mạnh cảm xúc, khẳng định ý muốn nói, tạo ra sự chú ý – còn gọi là câu hỏi tu từ).

- Tác dụng cụ thể của từng câu hỏi:

+ ở đoạn thơ a: …khẳng định ý muốn nói (“Anh về cùng mùa hoa”), bộc lộ tình cảm sâu nặng với ngƣời chiến sĩ cộng sản Tô Hiệu.

+ ở đoạn thơ b: …gợi mở, bộc lộ cảm xúc trƣớc vẻ đẹp của non nƣớc Nha Trang.

+ ở đoạn thơ c: …gợi sự chú ý, bộc lộ lòng khâm phục trƣớc sức sống mãnh liệt của cây dừa quê hƣơng.

(4). – Dấu phẩy dùng để ngăn cách các cụm từ đã rõ từng ý nhƣng các ý đó liên quan với nhau thế nào? Dùng các dấu phẩy, câu văn đƣợc ngắt ra với số tiếng trong từng cụm từ là bao nhiêu? Điều đó tạo ra đƣợc nhịp điệu câu văn nhƣ thế nào? Gợi đƣợc vẻ đẹp gì về nội dung?

- Nếu thay các dấu phẩy bằng các dấu chấm, sự tiếp nhận các ý sẽ thế nào? Mối quan hệ giữa các ý có bị giảm đi (so với dùng dấu phẩy) hay không ? Cách đọc so với trƣớc (Câu văn có dùng các dấu phẩy) sẽ ra sao? Sự tiếp nhận nội dung có điểm gì khác trƣớc?

Từ đó, em tự kết luận về cái hay của việc dùng các dấu phẩy trong câu văn miêu tả đàn ngựa.

(5). Đoạn văn có thành công nổi bật trong cách dùng các từ tƣợng thanh (kĩu kịt, eng éc, chíp chíp, cạc cạc, léo xéo, ăng ẳng), từ tƣợng hình (vung vẩy, thoăn thoắt). Điều đó góp phần miêu tả sinh động cảnh ngƣời ở thôn quê đang gồng gánh hang họ đi chợ với không khí thật nhộn nhịp và khẩn trƣơng.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 (LV01264) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)