Nguyên nhân của những thực trạng trên

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 (LV01264) (Trang 35)

8. Bố cục luận văn

1.2.3.Nguyên nhân của những thực trạng trên

Từ phía giáo viên:

- Nhiều GV vẫn chƣa chú trọng đến việc bồi dƣỡng năng lực CTVH cho các em. Họ cho rằng đối với bậc tiểu học chỉ cần trang bị cho các em những kiến thức và những kĩ năng về Tiếng Việt sao cho các em đọc thông viết thạo là đƣợc còn việc hiểu để phân tích, bình luận đƣợc tác phẩm chỉ dành cho bậc học cao hơn nhƣ bậc Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông.

- Trong dạy học, thầy chỉ bày sẵn kiến thức cho HS chứ không hƣớng dẫn HS tự đi trên con đƣờng đến với kiến thức, nghĩa là thầy chỉ “đƣa cá chứ không đƣa cần câu” mà ai cũng biết rằng cho chiếc cần thì quan trọng hơn là cho con cá vì với chiếc cần ngƣời ta có thể cho tự câu đƣợc nhiều con cá khác. Nhiều GV không trang bị cho HS lí luận, không chú ý phát triển tƣ duy cho HS mà chỉ rèn trí nhớ, một trí nhớ máy móc, rập khuôn đến mức sao chép. HS chƣa có thói quen tự học, tự làm, chƣa biết vận dụng sáng tạo kiến thức đã học để giải quyết vấn đề có liên quan nhƣng chƣa đƣợc trực tiếp học.

- Trƣớc đây và ngay cả hiện nay, nhiều GV muốn dạy theo phƣơng pháp mới lấy HS làm trung tâm để HS có thể tự mình tiếp cận văn bản nghệ thuật và tự mình khám phá văn bản nhƣng lại sợ “cháy” giáo án (văn bản thì dài mà thời lƣợng quy định lại quá ít).

- Thời gian dành cho việc soạn bài chiếm quá nhiều, nó biến GVTH thành những đốc công trên công trƣờng xây dựng, chỉ chăm chăm theo bản thiết kế vẽ sẵn mà chƣa chú ý đến việc phát hiện và bồi dƣỡng năng lực CTVH cho các em.

Từ phía học sinh:

- Học sinh không có hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, đó là tình trạng chung của các thế hệ HS (không chỉ riêng gì bậc Tiểu học mà ngay ở các bậc học cao hơn cũng vậy) trong thời đại bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay. Các em có xu hƣớng xem nhẹ các môn học thuộc khoa học xã hội.

- Kiến thức cũng nhƣ năng lực CTVH của các em chỉ đủ để hiểu về nội dung, ý nghĩa của văn bản đƣợc đọc chứ chƣa tới mức có thể rung cảm trƣớc những giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

- Do sự phát triển mạnh của nền kinh tế thị trƣờng đã ảnh hƣởng trực tiếp đến chức năng giáo dục nhân cách của yếu tố xã hội. Một trong ba yếu tố quan trọng trong quá trình giáo dục nhân cách toàn diện HS.

CHƢƠNG 2

CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 2.1. Bồi dƣỡng hứng thú cho HS khi tiếp xúc với thơ văn

Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ông bà, cha mẹ hoặc ngƣời thân kể chuyện, đọc thơ. Bƣớc chân tới trƣờng tiểu học, đƣợc tiếp xúc với những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa Tiếng Việt, nhiều em muốn đọc to lên một cách thích thú. Đó chính là những biểu hiện ban đầu của hứng thú, cần giữ gìn và nuôi dƣỡng để nó phát triển liên tục, mạnh mẽ đến mức say mê.

Chúng ta thử hình dung một HS chƣa thích văn thơ, thiếu sự say mê cần thiết, nhất định em đó chƣa thể đọc lƣu loát và diễn cảm bài văn, bài thơ hay, chƣa thể xúc động thực sự với những gì đẹp đẽ đƣợc tác giả diễn tả qua bài văn, bài thơ ấy. Chính vì thế, khi nhớ lại quãng đời học văn thuở nhỏ, giáo sƣ văn học Lê Trí Viễn đã rút ra một nhận xét quý báu: “Trong thơ văn hay, chữ nghĩa ngoài cái gọi là nội dung giao tế thông thƣờng của nó, còn có vốn sống của cuộc đời nghìn năm bồi đắp lại. Nếu không “làm thân” với văn thơ thì không nghe đƣợc tiếng lòng chân thật của nó” [38]. Muốn “làm thân” với văn thơ, chính ta cũng phải có tấm lòng chân thật, có tình cảm thiết tha, yêu quí văn thơ.

Có hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, các em sẽ vƣợt qua đƣợc khó khăn, trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ văn học tốt và học giỏi môn Tiếng Việt. Tập đọc diễn cảm một bài thơ, đoạn văn, chăm chú quan sát, lắng nghe để tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta, tập dùng từ ngữ cho đúng và hay, nói và viết thành câu cho rõ ý, sinh động và gợi cảm…tất cả đều giúp các em phát triển năng lực cảm thụ văn học.

Bồi dƣỡng hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự giác, say mê – yếu tố quan trọng của cảm thụ văn học.

Một trong những việc làm quan trọng nhất để tạo ra năng lực CTVH là

cho HS tiếp xúc với tác phẩm văn chƣơng một cách có hiệu quả để kích thích đƣợc hứng thú thẩm mỹ và năng lực thẩm mỹ ở các em. Cần để cho HS trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm. GV tuyệt đối không đƣợc cảm thụ hộ, biến HS thành ngƣời minh hoạ cho mình. Thầy cô lúc này phải đóng vai một “bà mối hiện đại”, là ngƣời gợi mở, dẫn dắt cho sự tiếp xúc của HS với tác phẩm đƣợc tốt. Hoạt động của GV chỉ có tác động hổ trợ cho cảm xúc thẩm mỹ nảy sinh. Cần tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc thực, thơ ngây của trẻ em và nâng chúng lên ở chất lƣợng cao hơn.[33, 134]

Để tổ chức tốt quá trình cảm thụ văn học, ngƣời GVTH cần hiểu rõ đặc trƣng văn chƣơng và đặc trƣng tiếp nhận văn chƣơng. Khi tiếp nhận văn chƣơng, HS phải biết tiếp nhận khác so với lôgíc thông tục của đời thƣờng. Đó là năng lực biết nghe đƣợc, đọc đƣợc những gì ẩn dƣới những chuỗi âm thanh, ẩn dƣới các dòng chữ hay chính là năng lực tƣ duy nghệ thuật. Chẳng hạn, một số HS và cả một vài GVTH do chỉ biết tƣ duy “thật thà” theo lối đời thƣờng nên đã yêu cầu thay từ “vùng dậy” bằng “từ từ ngồi dậy” trong câu “Bé vùng dậy chui ra khỏi cái chăn ấm”. (Bài “Bé và chim chích bông”. Tiếng Việt 2, chƣơng trình 2000) vì cho rằng câu văn của SGK không phù hợp với kiến thức vệ sinh: mùa đông vùng dậy ngay sẽ bị cảm lạnh. Trong khi đó, từ góc độ văn, chính từ “vùng dậy” là từ hay cần đƣợc dạy vì nó hƣớng đến đích của bài, nói lên đƣợc ý thức vƣợt khó, quyết tâm học bài của bé. Tƣơng tự, khi đọc hai câu thơ:

Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế.

Có những GV và HS đã thắc mắc tại sót lòng lại cho ăn bƣởi, nhƣ thế chỉ làm cho xót lòng thêm. Trong khi đó, lẽ ra cần phải hiểu rằng hai câu thơ đứng cạnh nhau cùng cộng hƣởng để nói một cách vừa hình ảnh, cụ thể, vừa khái quát một điều: mẹ lúc nào cũng sẵn sàng chăm sóc con, lo lắng cho con, sẵn sàng làm tất cả những gì mà con cần.

Khi tiếp nhận văn chƣơng, HS không chỉ phải hiểu nội dung sự việc là cái làm nên chức năng thông báo sự việc của văn bản mà còn phải nắm nội dung liên cá nhân, giá trị biểu hiện, chất trữ tình, tức là thái độ, tình cảm, sự đánh giá sự việc của tác giả, cái làm nên chức năng bộc lộ của văn bản, cũng là cái làm nên sắc vẻ riêng của từng tác phẩm. Vì vậy, đích cuối cùng của dạy CTVH không chỉ là cho thấy bài văn đã ghi chép hiện thực gì mà trƣớc hết phải cho thấy bài văn là kết quả của một hành động tự nhận thức, nơi bộc lộ những tình cảm, thái độ của nhà văn trƣớc hiện thực. Không nắm đƣợc đặc trƣng này, nhiều GVTH khi dạy một loạt bài nhƣ Cây Dừa, Cây xoài của ông em, Sầu riêng, Cây gạo, Rừng phƣơng Nam …chỉ cho HS đƣợc một bộ sƣu tập tìm hiểu tự nhiên. Họ chỉ cho HS thấy những cây này, rừng này có gì khác cây kia, rừng nọ mà không cho thấy các tác giả đã chất chứa vào đó biết bao tình yêu và cảm xúc. Chẳng hạn với những câu “rừng cây im lặng quá”. (Rừng phƣơng Nam - Đoàn Giỏi. Tiếng Việt 4, Tập 1), “Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” (Cây gạo - Vũ Tú Nam. Tiếng Việt 4, Tập hai), GV thƣờng nêu câu hỏi: “Rừng phƣơng Nam nhƣ thế nào?” (Đáp án: Rừng phƣơng Nam rất yên tĩnh), “Mùa xuân, cây gạo nhƣ thế nào?” (Đáp án: Mùa xuân, cây gạo có rất nhiều chim). Nhƣ thế thì đọc văn nào có khác gì đọc các văn bản khoa học. Nhƣ thế có nghĩa là bao nhiêu cách nói của văn chƣơng lại bị đƣa về cách nói thƣờng, không văn chƣơng, có nghĩa là GV chỉ đem đến cho HS bộ xƣơng khô khốc, vô hồn, còn những da thịt tốt lành, đẹp đẽ, cái làm cho bài văn khác một bản tin, một bản báo cáo khoa học thì đã bị rũ bỏ

sạch. Trong khi đó, biết bao yêu thƣơng và cảm xúc với rừng phƣơng Nam đã đƣợc chất chứa trong một từ “im lặng” (chỉ ngƣời mới im lặng còn rừng thì yên tĩnh), biết bao yêu thƣơng và cảm xúc với cây gạo đƣợc chất chứa trong một từ “gọi” (cây gạo nhƣ một con ngƣời biết gọi, biết mời mọc chim chóc đến bằng vẻ đẹp của mình). Với những từ “im lặng” và “gọi” thật bình thƣờng, hai nhà văn đã phả hồn cho rừng, cho cây, coi chúng nhƣ những con ngƣời gần gủi và đáng yêu. Cũng chỉ với một phụ từ “quá”, Đoàn Giỏi cho biết ông không hờ hững mà xúc động trƣớc sự im lặng của rừng và tập hợp từ “bao nhiêu là” nhƣ một tiếng reo trầm trồ, thán phục của Vũ Tú Nam trƣớc những đàn chim đang về trên cây gạo. Không giúp HS khám phá ra những thái độ, tình cảm này sẽ không bồi dƣỡng đƣợc năng lực CTVH ở các em.

2.2. Bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh thông qua các hoạt động đọc và kể tác phẩm văn học động đọc và kể tác phẩm văn học

Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo văn bản trong giọng đọc nhằm tác động đến những ngƣời nghe. Nếu nhƣ các biện pháp khác thông thƣờng tác động đến lý trí thì đọc diễn cảm, trƣớc hết và chủ yếu tác động đến tình cảm. Bởi vì, về thực chất đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn, nó có những điểm tƣơng đồng với ngâm thơ hoặc trình diễn ca khúc. Nếu GV đọc diễn cảm tốt thì sẽ tạo nên bầu không khí tƣơi mát trong giờ học. Ngƣời học, trong chừng mực nào đó, có thể thƣởng thức giọng đọc và dễ sản sinh những ấn tƣợng, xúc động tự nhiên về văn bản. Có thể thấy rất rõ rằng trên thực tế HS ở nhà đã tiếp xúc với văn bản không chỉ một lần; việc lên lớp đọc lại văn bản nếu không tạo đƣợc sự khác biệt thì dễ gây nhàm chán và mất tập trung. Do đó, bằng hình thức đọc diễn cảm, GV có thể tạo cho HS những bất ngờ, hoặc sự hứng thú và có thể khiến các em bỗng nhiên có cảm nhận mới mẻ về văn bản.

Đó là chƣa nói nếu nhƣ GV yêu cầu HS trình bày thì có thể tạo cơ hội cho các em bộc lộ bản thân. Đƣơng nhiên, GV phải gieo vào HS ý thức đọc

sao cho cuốn hút chứ không phải là qua chuyện, và đọc ở đây là thể hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc về tác phẩm, là làm sao để ngƣời khác cũng có thể sản sinh những ấn tƣợng tƣơng tự nhƣ mình. Diễn cảm ở đây hoàn toàn không phải là ở sự uốn éo đầu lƣỡi mà thể hiện những cảm xúc nội tại của tâm hồn.

Vấn đề đang nói sẽ sáng tỏ hơn khi chúng ta làm rõ vấn đề tại sao lại phải đọc diễn cảm. Trƣớc hết, vì ngôn từ văn bản nghệ thuật đƣợc tổ chức đặc biệt, nhà văn phải là nghệ sĩ ngôn từ. Ngôn từ văn học là ngôn từ mang tính hình tƣợng, biểu cảm, và ở những tác phẩm thơ chúng ta có thể nói đến tính nhạc của ngôn từ. Đọc thơ là để làm cho tác phẩm thơ vang lên nhƣ một bản nhạc làm cho nó ngân nga trong hồn ngƣời. Giáo sƣ Trần Thanh Đạm cho rằng đọc diễn cảm tác phẩm thơ là phải đọc làm sao cho tác phẩm “sáng hết hình và ngân hết nhạc”. Tuy nhiên, một phƣơng diện khác quan trọng hơn, đấy là nội dung cảm hứng của văn bản, sản phẩm của việc thể hiện những rung động mãnh liệt, cảm hứng nồng nàn, cháy bỏng của nghệ sĩ vào tác phẩm. Đọc diễn cảm là làm sao lột tả đƣợc nội dung tình cảm của nó, phải đọc đúng giọng điệu, làm lây lan cảm xúc của nhà văn đến ngƣời đọc, truyền cảm hứng cho độc giả. Ngay tên gọi đã nói đúng bản chất của việc đọc diễn cảm, đó là ngƣời đọc phải thể hiện xúc cảm, tình cảm trong giọng đọc.

Những cảm xúc này không phải giả tạo mà phải là cảm xúc chân thành, sâu sắc về văn bản. Nói đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn trƣớc hết không phải là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim. Chính vì thế, giáo viên sử dụng thích đáng biện pháp này sẽ tạo cho học sinh những ấn tƣợng tƣơi mới, những xúc động mạnh mẽ về văn bản; đồng thời nó có khả năng kích thích liên tƣởng, tƣởng tƣợng tạo sự thâm nhập thuận lợi vào thế giới nghệ thuật của văn bản.

Hƣớng dẫn HS đọc diễn cảm là một trong những biện pháp có hiệu quả để bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HSTH. Nó giúp HS nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mĩ và kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chƣơng. Đọc diễn cảm là hình thức tái sản sinh tác phẩm nghệ thuật, là quá trình khám phá ra những gì ẩn dƣới những dòng chữ để chúng đƣợc vang lên. Nhiều khi chỉ cần để cho HS trực tiếp cảm thụ bằng chính giọng đọc, bằng chính nhạc thơ của tác phẩm.

Chẳng hạn, khi hƣớng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ: Tre Việt Nam (TV 4, Tập1, tr 41), ta có thể dẫn dắt HS nhƣ sau:

a) Đọc thầm nhiều lƣợt để tìm hiểu nội dung và cách đọc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đoạn “Tre xanh…bạc màu?”: Các câu hỏi đƣợc dùng với mục đích gì ? Cách đọc các câu hỏi đó ra sao (có giống cách đọc câu hỏi trong văn hội thoại hay không)? Xác định nhịp thơ và chỗ nghỉ hơi khi đọc diễn cảm.

- Đoạn “Có gì đâu…hát ru lá cành.”: Nội dung có ý trả lời cho câu hỏi nào ở đoạn 1? Cần đọc ngắt nhịp từng dòng thơ ra sao? Cần nhấn mạnh hay đọc hơi kéo dài những từ ngữ nào để làm rõ nội dung?

- Đoạn “Yêu nhiều…thân tròn của tre”: Nội dung có ý trả lời cho câu hỏi nào ở đoạn 1? Cần nhấn giọng khi đọc những từ ngữ nào để làm rõ nội dung? Các dòng 6 tiếng thƣờng ngắt nhịp thế nào? các dòng 8 tiếng thƣờng ngắt nhịp ra sao ? Khi đọc diễn cảm, những tiếng vần với nhau trong câu thơ lục bát thƣờng hơi nhấn giọng để gợi điều gì?

- Đoạn “Năm qua đi,… xanh màu tre xanh”: cách ngắt nhịp, nghỉ hơi ở đoạn này có gì đặc biệt? Cần đọc nhấn giọng ở những từ ngữ nào để làm nổi bật ý thơ?

b) Ghi kí hiệu và lời chỉ dẫn đọc diễn cảm bài thơ; sau đó tiến hành luyện đọc

- Ghi kí hiệu đọctrong bài: ngắt nhịp thơ (/), nghỉ hơi (//), nhấn giọng hoặc kéo dài (-), cao giọng ( ), thấp giọng ( ) …

- Ghi lời chỉ dẫn đọc ở cột dọc, cạnh từng khổ thơ: chú ý về cả cách đọc (nhanh, chậm, vừa phải…) và cảm xúc khi đọc (bình thƣờng, buồn, vui, tự hào...).

Hay khi hƣớng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn: Hoa học trò (TV4, tập 2, tr 43), có thể dẫn dắt HS nhƣ sau:

a, Đọc thầm nhiều lƣợt để tìm hiểu nội dung và cách đọc:

-Đoạn 1 (“Phƣợng không phải là… con bƣớm thắm đậu khít nhau.”) diễn tả ý gì nổi bật? Cần chú ý đến cách ngắt hơi và nhịp đọc (nhanh hay

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 (LV01264) (Trang 35)