Phân tích thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 71)

Để kiểm tra độ tin cậy thang đo biến đã được thiết kế và khảo sát, tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha1. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng (item - total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là tiêu chuẩn để chọn thang đo. Tác giả đã phân tích độ tin cậy thang đo cho nhân tố nghiên cứu bao gồm:

 Sự hữ hình (SHH), bao gồm 5 biến (SHHi=1-5)  Sự đáp ứng (SDU), bao gồm 5 biến (SDUi=1-5)  Sự đảm bảo (SDB), bao gồm 5 biến (SDBi=1-5)

 Hiệu quả phục vụ (HQPV), bao gồm 5 biến (HQPVi=1-2)  Tính cạnh tranh về giá (TCTG), bao gồm 3 biến (TCTGi=1-3)

1

 Mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ Internet banking của NH (SHL), bao gồm 4 biến (SHLi=1-4)

Kết quả chi tiết về việc tính toán hệ số Cronback Alpha cho các nhân tố được trình bày trong phụ lục 2 của đề tài. Tóm lược kết quả phân tích độ tin cậy thang đo như sau:

Bảng 3.2: Kết quả tính toán độ tin cậy thang đo

tt Thang đo Cronback

Alpha Loại biến Ghi chú 1 Sự hữu hình (SHH) 0,804 Không 2 Sự đáp ứng (SDU) 0,807 Không 3 Sự đảm bảo (SDB) 0,772 Không

4 Hiệu quả phục vụ (HQPV) 0,755 Không

5 Tính cạnh tranh về giá (TCTG) 0,749 Không 6 Mức độ hài lòng của người sử dụng dịch

Internet Banking tại NH (SHL)

0,779 Không

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả

Như vậy với giả thiết ban đầu về 23 biến quan sát và 4 biến phụ thuộc, kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo không có biến nào vị loại . Tác giả sử dụng kết quả phân tích độ tin cậy để sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 71)