Thực trạng dịch vụInternet banking của Vietcombank trong thời gian

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 45)

gian qua

Giai đoạn1989 – 1992, đặt nền tảng đầu tiên cho sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào ngân hàng và bước đầu thực hiện tin học hóa các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Mặc dù mức độ tin học hóa ở giai đoạn này chưa cao nhưng đây được coi là mốc khởi đầu quan trọng.

Giai đoạn 1992 – 1993, thực hiện phát triển hệ thống chương trình ứng dụng và mạng cục bộ hóa cho toàn hệ thống Vietcombank và thực hiện việc thanh toán liên hàng nội bộ tại Trung Ương, tạo điều kiện phát triển cho các chi nhánh mở tài khoản tiền gửi và thanh toán với nhau.

Tháng 04/1994, triển khai hệ thống quản lý vốn và ngoại tệ tập trung tại Trung ương tạo điều kiện phát triển mô hình quản lý tập trung tại Trung Ương.

Tháng 08/1994, triển khai dịch vụ eBank cho các tổ chức tín dụng cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện thanh toán với Vietcombank.

Tháng 04/1995, triển khai hệ thống thanh toán quốc tế qua mạng Swiff. Tháng 04/2002, triển khai dịch vụ ATM.

Tháng 05/2002, hệ thống thanh toán điện tử của NHNN và triển khai trang web và các dịch vụ Internet Banking, SMS Banking, Phone Banking...

Gói sản phẩm VCB – iB@nking: cho phép khách hàng truy vấn thông tin và thanh toán qua mạng Internert. Tính năng của sản phẩm:

+ Tra cứu số dư tài khoản và thông tin chi tiết các giao dịch liên quan (miễn phí) + Truy vấn thông tin của các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ (miễn phí)

+ In các sao kê tài khoản theo thời gian (miễn phí)

+ Thanh toán chuyển khoản bằng VNĐ trong hệ thống Vietcombank với hạn mức tối đa 100.000.000 VNĐ/ngày, không tính số lần giao dịch.

+ Thanh toán hóa đơn dịch vụ cho các đơn vị có hợp tác với Vietcombank (công ty tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông… ) để thanh toán tiền lãi, gốc vay, tiền đầu tư chứng khoán, đóng phí bảo hiểm, phí sử dụng dịch vụ hoặc các nội dung thanh toán khác với hạn mức thanh toán lên tới 500.000.000 VNĐ/ngày.

+ Chuyển tiền cho các đơn vị có hợp tác với Vietcombank để thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trả sau như điện, nước, viễn thông, hàng không, du lịch, bảo hiểm...

+ Chuyển tiền vào tài khoản ngânlượng.vn để mua bán trực tuyến trên các website chodientu.vn, ebay.chodientu.vn,...

+ Đăng ký và thay đổi yêu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử và nhiều tiện ích gia tăng khác của ngân hàng (miễn phí)

Trong 5 tháng đầu tiên triển khai dịch vụ thanh toán qua VCB –iB@nking (Kể từ ngày 15/05/2009 đến ngày 15/10/2009) đã có 100.977 giao dịch thành công, chiếm 80% tổng số giao dịch của khách hàng thực hiện, với tổng số tiền thanh toán hơn 391 tỷ VND. Số lượng giao dịch không thành công do sai OTP là 21.463 giao dịch, chiếm 17%, thường là do khách hàng nhập sai mật khẩu hoặc thời gian thao tác quá 5 phút, hoặc khách hàng nhấn sai mất khẩu. Đến năm 2012 thì bình quân mỗi ngày VCB đã thực hiện 80.000 đến 100.000 giao dịch thành công.

Nếu năm 2009, toàn bộ hệ thống VCB chỉ có khoảng 219.289 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Internet banking thì đến năm 2012 thì chỉ riêng một số chi nhánh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thì đã có khoảng hơn 1 triệu người sử dụng dịch vụ Internet banking của VCB. Trong năm 2013 thì kế hoạch tăng trưởng dịch vụ Internet Banking của các chi nhánh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là khoảng 40% so với năm 2012.

Bảng 2.1 Số liệu tăng trƣởng dịch vụ Internet Banking trong các năm từ năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)