- Công ty phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra và tiến hành trích lập dự phòng cho từng khoản phải thu khó đòi, kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Cụ thể:
•Đối với nợ phải thu quá thời hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: 30% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến 1 năm
50% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến 2 năm 70% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm •Đối với phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết…Công ty dự kiến mức tổn thất không thể thu hồi được để trích lập dự phòng.
Theo quyết định của chuẩn mực kế toán VAS cũng như chế độ kế toán hiện hành áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hạch toán khoản dự phòng phải thu khó đòi sử dụng TK 159 “các khoản dự phòng” chi tiết TK1592 “ dự phòng phải thu khó đòi”
Kết cấu TK1592 Bên nợ :
- Khoản nợ phải thu khó đòi xử lý xóa sổ được bù đắp bằng số dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Số dự phòng phải thu khó đòi hoàn nhập ghi giảm chi phí kinh doanh
Bên có : số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập vào chi phí kinh doanh Dư có : số dự phòng phải thu khó đòi hiện có
Hạch toán khoản dự phòng phải thu khó đòi cụ thể như sau:
- Cuối niên độ kế toán N, xác định mức lập dự phòng phải thu khó đòi cho niên độ kế toán N+1
Đại học Thương Mại 46 Khoa kế toán – kiểm toánNợ TK 6422 “chi phí quản lý doanh nghiệp”