THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TƯ NHÂN SỐ
2.3. Đánh giá thực trang sử dụng vốn kinh doan hở DNXDTN số 29 1 Hiệu quả
2.3.1. Hiệu quả
Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động gây ra nhiều khó khăn thử thách cho các doanh nghiệp xây dựng. Đứng trước tình hình đó DNXDTN số 29 đã có nhưng chính sách sử dụng vốn khá hiệu quả mang lại nhiều thành quả tốt. Kết quả, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng góp phần mở rộng quy mô tài sản. Doanh nghiệp từng bước khẳng định năng lực, uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn bên trên, ta có thể rút ra các điểm mạnh trong việc sử dụng và huy động vốn của doanh nghiệp như sau:
Hiệu quả sử dụng vốn tăng lên + Về VCĐ
Doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào máy móc, thiết bị , tiến hành nhượng bán số máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đầu tư thay mới, đảm bảo cho doanh nghiệp có một cơ cấu TSCĐ khá hợp lý với máy móc, phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của mình.
Doanh nghiệp đã tiến hành lập kế hoạch khấu hao cho từng năm. Việc lập kế hoạch cụ thể cho từng năm giúp doanh nghiệp kế hoạch hóa được nguồn vốn khấu hao, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn này. Doanh nghiệp quy định rõ trách nhiệm vật chất với từng cá nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả tốt nhất.
Tỷ suất lợi nhuận đạt được ngày càng cao, hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty ngày càng tăng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được số vốn cố định của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Về VLĐ
Doanh nghiệp ngày càng sử dụng nguồn vốn lưu động hợp lý và có hiệu quả hơn. Điều này thể hiện một cách rõ nét thông qua các chỉ tiêu phân tích ở trên. Những kết quả đó là:
- Thứ nhất, các số liệu thực tế cho thấy tỷ trọng HTK trong VLĐ có xu hướng tăng lên là do chất lượng và tốc độ thi công công trình tăng lên.
- Thứ hai, vòng quay VLĐ tăng mạnh chứng tỏ hiệu suất sử dụng VLĐ tăng cao.
- Thứ ba, doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ uy tín với bên thuê thầu tạo thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn để tài trợ cho nhu cầu sử dụng của mình.
- Thứ tư, nhờ có mối quan hệ tốt với bạn hàng nên mặc dù thời gian qua giá cả NVL bị đẩy cao nhưng doanh nghiệp vẫn có nguồn cung ổn định, giá cả cả hợp lý và được chính sách hỗ trợ về ứng trước NVL.
Kết quả của những thành công trên là DTT của doanh nghiệp gia tăng một cách ấn tượng, kéo theo các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng được cải thiện qua từng năm.
• Đáp ứng được yêu cầu về số lượng vốn cần huy động
Năm 2011, trong bối cảnh nên kinh tế bấp bênh, lãi suất tăng cao nên doanh nghiệp chủ động hạn chế sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng. Thay vào đó tận dụng nguồn vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba để tài trợ cho các dự án. Qua phân tích ở trên, NCVLĐ của doanh nghiệp đều âm trong cả 3 năm. Điều đó chứng tỏ lượng vốn huy động qua kênh này rất dồi dào, vượt xa nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục. Đáp ứng nhu cầu về vốn là yêu cầu rất quan trọng để đảm bảo tiến độ và chất lượng của công trình, nâng cao khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Mỗi công trình, hạng mục công trình đều được xác định chính xác nhu cầu về vốn sau đó lập ngay
công tác huy động vốn kịp thời. Chính điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao uy tín, vị thế và đứng vững trong môi trường cạnh tranh.
• Thời gian huy động vốn ngắn
Với kế hoạch huuy động vốn hợp lý và khoa học cho từng dự án, đồng thời nguồn vốn chủ yếu chiếm dụng từ nhà cung cấp và người mua trả trước nên hầu như được tài trợ vốn ngay khi khởi công xây dựng công trình.
• Chi phí sử dụng vốn thấp
Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn chiếm dụng từ bên thứ ba nên chi phí sử dụng nguồn vốn thấp, năm 2010 doanh nghiệp thậm chí không phải trả bất kỳ một khoản lãi nào liên quan tới việc sử dụng vốn. Doanh nghiệp rất ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng nên sự biến động của lãi suất thời gian qua có ảnh hưởng không nhiều tới chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Nguyên nhân của những thành công đã đạt được:
- Nguyên nhân chủ quan
+ Do sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp + Năm 2011 tuyển thêm 2 kỹ sư công trình Cầu đường có kinh nghiệm với trình độ kỹ thuật cao, đảm bảo mảng chất lượng công trình.
+ Doanh nghiệp tổ chức quản lý tốt khâu tuyển chọn các cán bộ lao động cho mình, giúp doanh nghiệp năng động hơn trong các tình huống kinh doanh của mình. + Doanh nghiệp đã tổ chức và quản lý tốt quá trình kinh doanh của mình. Các khâu tổ chức đã được tổ chức và phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với nhau tránh được tình trạng lãng phí vốn trong quản lý.
+ Thường xuyên tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình kinh doanh, sử dụng vốn và khả năng tài chính của mình.
+ Doanh nghiệp áp dụng cách tính khấu hao theo đường thẳng để lập kế hoạch khấu hao cho tài sản của mình trong năm. Hiện tại doanh nghiệp vẫn chưa đạt tỷ suất lợi nhuận cao so với ngành nên phương pháp này là hợp lý do KH máy móc các năm đầu thấp làm giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khấu hao nhanh cũng có rất nhiều ưu điểm như thu hồi vốn nhanh, giảm bớt tổn thất do hao mòn vô hình và cũng là một biện pháp giúp
doanh nghiệp hoãn thuế trong các năm đầu. Vì vậy, trong tương lai khi đạt được lợi nhuận mong muốn doanh nghiệp có thể kết hợp sử dụng cả hai phương pháp cho từng loại TSCĐ phù hợp.
+ Uy tín của doanh nghiệp ngày càng lớn với các đối tác kinh doanh
+ Doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh cụ thể và rõ ràng là đang dần tập trung vào mảng xây dựng cầu đường, coi đây là lĩnh vự kinh doanh mũi nhọn và quan trọng nhất của doanh nghiệp. Luôn luôn coi chất lượng và chữ tín là kim chỉ nam cho phương hướng hoạt động.
- Nguyên nhân khách quan: Tình hình kinh tế thế giới năm 2011 có nhiều biến động phức tạp, khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta và ảnh hưởng tới toàn bộ các hoạt động của ngành xây dựng. Dưới sự chỉ đạo và điều hành quyết liệt của Chính phủ, ngành Xây dựng đã đoàn kết với quyết tâm cao, chủ động sáng tạo triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng.
2.3.2. Hạn chế
Về vốn cố định
- Doanh nghiệp chủ yếu sử dụng NVNH để tài trợ cho TSDH. Mặc dù chiếm phần lớn NVNH của doanh nghiệp là phải trả người bán và người mua trả tiền trước đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang có nguồn chiếm dụng vốn mà không phải trả lãi nhưng điều này cũng gây ra rủi ro tài chính cao. Nếu có biến động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn phải trả trong khi vốn đầu tư vào TSDH vẫn chưa thu hồi hết.
+TSCĐ còn chiếm tỉ trọng thấp trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp mặc dù đã được tăng cường trong những năm gần đây. Trước mắt điều này không quá ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng về lâu dài, khi doanh nghiệp đã, đang và sẽ mở rộng quy mô, việc thiếu hụt TSCĐ sẽ gây khó khăn cho quá trình thi công.
+Doanh nghiệp mua sắm nhiều máy móc thiết bị làm hiệu suất sử dụng VCĐ của doanh nghiệp giảm mạnh từ 4,19 lần trong năm 2010, qua 2011 giảm chỉ còn
3,56 lần và còn giảm mạnh hơn nữa trong năm 2012 (chỉ còn 1,4 lần). Tất nhiên việc đổi mới máy móc thiết bị là dấu hiệu tích cực đối với doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp cũng cần chú ý tận dụng hết công suất, nâng cao hiệu quả sử dụng.
+Các công trình của doanh nghiệp thường đặt tại các địa phương nên việc di chuyển máy móc từ nơi này sang nơi khác gây mất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển. Doanh nghiệp nên cân nhắc việc thuê máy móc thiết bị của các doanh nghiệp địa phương nếu chi phí thuê này nhỏ hơn chi phí vận chuyên, khấu hao máy móc thiết bị.
+ Thời gian nhàn rỗi chưa có kế hoạch sử dụng máy móc hợp lý để tận dụng hết hiệu suất sử dụng. Doanh nghiệp nên cho thuê máy móc thiết bị theo phương thức cho thuê vận hành với thời gian ngắn (2-3 tháng) nhằm đem lại một khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp mà lại tránh được tình trạng máy móc bỏ không, mất chi phí lưu kho, bảo dưỡng.
Về VLĐ
Hiệu quả sử dụng VLĐ chưa thật sự tốt thể hiện ở chỗ:
- KPT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ của doanh nghiệp. Năm 2011 có giảm nhưng lại tăng mạnh trong năm 2012 làm cho nguồn vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng.
- Khả năng thanh toán của doanh nghiệp có vấn đề. Các chỉ số KNTT của doanh nghiệp đều bất ổn, giảm hoặc tăng không đáng kể dẫn tới rủi ro tài chính cao. Hơn nữa chỉ số này cũng ở mức trung bình so với ngành. Doanh nghiệp cần tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này.
Về VKD
- Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt, nhưng vẫn chưa trở thành một nguồn tài trợ vốn hiệu quả cho các hoạt động tái sản xuất đầu tư, mở rộng của doanh nghiệp. Tỷ trọng LNST/ tổng NV của doanh nghiệp đang ở mức rất thấp. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa để doanh nghiệp có nguồn vốn tự tài trợ tốt và hiệu quả là vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
- Việc doanh nghiệp ít sử dụng nguồn vốn tín dụng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải sử dụng nhiều vốn chủ hơn. Mà chi phí sử dụng VCSH thường
lớn hơn vốn vay dẫn tới chi phí sử dụng vốn cao hơn. Mặt khác, việc ít sử dụng vốn vay còn làm cho doanh nghiệp mất đi một số lợi ích từ thuế TNDN.
Về công tác quản lý
- Quản lý và sử dụng các quỹ còn thiếu kiểm soát và theo dõi chặt chẽ dẫn tới tình trạng nguồn dự phòng tài chính của doanh nghiệp chưa đủ đảm bảo an toàn trong chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh
- Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính yếu kém, không dựa trên một hệ thống chỉ tiêu thống nhất để đánh giá và quản lý. Vì vậy, những thông tin mới chỉ được tổng hợp mà chưa giúp ban quản lý đưa ra quyết định quản lý kịp thời và hiệu quả.
Nguyên nhân những hạn chế trong công tác sử dụng vốn của Doanh nghiệp:
Nguyên nhân khách quan:
Năm 2012, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, ngành xây dựng đã phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng đó là: các nguồn lực phát triển giảm mạnh, niềm tin của thị trường bị thu hẹp, sức mua giảm mạnh, tồn kho, nợ đọng trong đầu tư xây dựng gia tăng. Thị trường bất động sản trầm lắng, kéo theo các doanh nghiệp xây dựng phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc bị giải thể, số lượng việc làm cho người lao động suy giảm mạnh…
Báo cáo của Bộ Xây Dựng cho thấy, tính đến ngày 31/12/2012, có tới 17.000 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ (tăng gần 17% so với năm 2011) trên tổng số gần 56.000 doanh nghiệp hiện đang hoạt động. Số doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể là 2.637 doanh nghiệp (tăng khoảng 9% so với 2.411 doanh nghiệp trong năm 2011).
- Tình hình kinh tế giai đoạn qua có nhiều khó khăn với tất cả doanh nghiệp. Doanh nghiệp XDTN số 29 mới đi vào hoạt động chỉ được xếp loại các doanh nghiệp nhỏ trong các doanh nghiệp xây dựng. Đồng thời cạnh tranh ngày càng gắt gao vì năng lực còn hạn chế, những hạng mục chính của công trình lớn tầm cấp quốc gia chưa đủ khả năng thực hiện. Chính vì vậy việc bị ảnh hưởng là điều tất yếu.
- Do đặc thù của ngành xây dựng, việc thanh toán chia làm nhiều lần trong quá trình thi công nên một phần vốn của doanh nghiệp nằm ở các khoản phải thu
của khách hàng. Các công trình dở dang chưa hoàn thành hoặc chưa được nghiệm thu và thanh toán làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Chính điều này hạn chế khả năng chuyển đổi VLĐ thành tiền khi có nhu cầu không phải dễ dàng, giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Giá cả nguyên vật liệu thời gian qua tăng và không ổn định làm giảm hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, khi giá cả NVL tăng đột biến sẽ nhanh chóng tác động tới giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, đẩy chi phí lên cao đối với những hợp đồng thi công dài hạn đã ký, những dự án đầu tư đã triển khai đầu tư, điều này có thể gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nguyên nhân chủ quan
- Việc thực hiện dự án công trình đều thực hiện dưới hình thức giao khoán cho các đội trực thuộc. Mục đích của việc giao khoán là tránh buông lỏng quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tiết kiệm chi phí, khuyến khích các đơn vị cá nhân nâng cao trình độ tổ chức thi công. Nhưng nó cũng gây áp lực cho các đội, cùng với sự giám sát việc thực hiện các quy định lỏng lẻo, tạo cơ hội cho các đơn vị xảy ra tiêu cực nên hiệu quả công tác quản lý chi phí chưa cao.
- Dự tính nhu cầu VBT thiếu chính xác. Cả 3 năm lượng vốn bằng tiền đều dư thừa rất nhiều gây lãng phí nguồn vốn. Điều này chứng tỏ trình độ phân tích, đưa ra dự báo của cán bộ doanh nghiệp không hiệu quả.
- Chưa mạnh dạn trong khâu thu hút nguồn vốn mới. Doanh nghiệp giao dịch với ít ngân hàng, số lượng giao dịch ít, giá trị giao dịch nhỏ. Năm 2010, không có dư nợ với Ngân hàng. năm 2011 dư nợ với các ngân hàng phát sinh nhưng còn nhỏ lẻ (Agribank 1,2 tỷ đồng; Vietinbank 500 triệu, BIDV 800 triệu). Sang năm 2012, do nhu cầu vốn giảm, ngân hàng thắt chặt tín dụng nên dư nợ giảm đi một phần đáng kể. Vì vậy cơ chế huy động vốn của doanh nghiệp còn mang tính thụ động, kém linh hoạt.
- Yếu kém trong việc thu hút và sử dụng nhân lực. Là một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động chưa lâu (5 năm) nên về kinh nghiệm so với các doanh nghiệp, doanh nghiệp khác là không thể bằng. Trình độ quản lý các cấp đặc biệt là cán bộ quản lý tài chính vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Doanh nghiệp
không có cán bộ quản lý tài chính chuyên trách và được đào tạo bài bản mà do cán bộ kế toán kiêm nhiệm, trình độ cán bộ kế toán còn hạn chế, thủ công. Đây là nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa tận dụng tối đa khả năng tiếp cận các nguồn vốn khác nhau, làm công tác huy động vốn chưa đạt hiệu quả cao nhất.