Công tác quản lý dự án

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân số 29 (Trang 63)

SỐ 29 TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.2.4. Công tác quản lý dự án

Năm 2013 là năm có rất nhiều khó khăn và thử thách đối với tất cả các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt là lĩnh vực bất động sản gặp phải vấn đề bán hàng và giá giảm sâu, chi phí lãi vay và hàng tồn kho với giá trị lớn. Chịu vạ lây nặng nhất từ sự đóng băng của thị trường bất động sản chính là các doanh nghiệp xây dựng. Nhìn nhận về 2013, hầu hết các chuyên gia kinh tế đêu cho rằng kinh tế Việt Nam trong năm nay sẽ tiếp tục khó khăn. tiếp tục cắt giảm chi phí, rút vốn khỏi

các dự án đầu tư thiếu trọng điểm để tập trung củng cố lĩnh vực cốt lõi vẫn là chủ trương quản lý chủ đạo của các DN xây dựng, đặc biệt là DN XDTN số 29. Doanh nghiệp nên cân nhắc để tăng trưởng ở mức độ hợp lý và đảm bảo có lãi. Hiện nay doanh nghiệp chỉ tập trung vào khai thác thị trường chính và đặc thù của doanh nghiệp là thi công đường và công trình dân dụng. các ngành nghề mới vẫn chưa được khai thác và đầu tư đúng tầm. Bên cạnh việc tiếp tục phát huy thế mạnh trong ngành nghề chính của mình, doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư nhân lực, vật lực cho các ngành nghề mới. Nếu không, các mũi này của doanh nghiệp sẽ không đem lại doanh thu và lợi nhuận, mà ngược lại đẩy chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng cao. Hiện tại, doanh nghiệp có thể chưa đủ tiềm lực thực hiện toàn bộ gói thầu thì nên kết hợp với các nhà thầu khác. Như thế vừa tạo được mối quan hệ giữa các đơn vị vừa học hỏi kinh nghiệm, san sẻ rủi ro.

Xây dựng các dự án có sự tham gia của các nhà thầu cung cấp vật liệu. Điều này giúp doanh nghiệp có được nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định cho mình, giảm thiểu thời gian thanh toán, giảm thiểu rủi ro tăng giá đầu vào.

Doanh nghiệp cần chỉ đạo quyết liệt công tác thi công. Thi công xong đến đâu nghiệm thu ngay tới đó. Khi một hạng mục công trình hoàn thành thì khách hàng sẽ thanh toán tiền. Trước mắt, doanh nghiệp phải rà soát, tiết kiệm, giảm chi phí lãng phí, điều chỉnh doanh thu hợp lý. Doanh nghiệp nên đưa ra chính sách thanh toán hợp lý, thuận tiện cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chú ý giảm thiểu tối đa việc ngường thi công. Các tổn thất do ngừng thi công không tạo thành giá trị sản phẩm nhưng gây ra sự lãng phí về chi phí nhân lực, vật lực và đẩy giá thành sản xuất tăng cao. Để thực hiện được các mục tiêu trên, cần phải không ngừng nâng cao kỹ thuật sản xuất, công nghệ và ý thức trách nhiệm trong quá trình thi công. Máy móc thiết bị phải đảm bỏa đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động xây dựng và nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kiểm tra chất lượng sản xuất, thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất khi xảy ra tổn thất cho công trình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân số 29 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w