SỐ 29 TỈNH ĐIỆN BIÊN
3.1. Định hướng phát triển của doanh nghiệp
Ra đời ngay giai đoạn nền kinh tế đi vào khủng hoảng tài chính, doanh nghiệp đã phải đối mặt với sự cạnh tranh sống còn với các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài tầm cỡ đang xâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường Việt Nam. Vượt lên trên những thách thức đó, doanh nghiệp từng bước phát triển cả về chất và lượng. Từ một lực lượng nhỏ bé, các CBCNV đã kề vai sát cánh đưa doanh nghiệp giành được vị thế và tiếng nói trên thị trường. Tuy vậy, những khó khăn vẫn chưa hết. Trong bối cảnh như hiện nay, nền kinh tế nói chung và thị trường xây dựng nói riêng chắc chắn sẽ có nhiều biến động khôn lường. Chính vì vậy, lãnh đạo doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện cơ chế quản lý điều hành thích nghi với tình hình mới để vượt qua thử thách và tìm kiếm cơ hội phát triển.
Với mục tiêu đó, phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới như sau:
- Việc coi trọng chữ tín luôn được lãnh đạo doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. doanh nghiệp chủ trương coi chất lượng là yếu tố tiên quyết dẫn tới sự thành công. Trong những năm tới doanh nghiệp sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất, hoàn thiện quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO 9001. Về lâu dài, doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng tư vấn, khảo sát và thiết kế các công trình xây dựng và tăng cường uy tín với khách hàng. Toàn bộ các hoạt động tư vấn khảo sát thiết kế công trình phải có kế hoạch, được tiến hành trong hệ thống chất lượng quốc tế.
- Giữ vững nhịp tăng trưởng. Tiếp tục chiếm lĩnh thị trường, lên kế hoạch tìm kiếm các dự án đầu tư mới. Ngoài lĩnh vực thi công cầu đường là ngành nghề kinh doanh chính, doanh nghiệp cũng chú trọng tới các lĩnh vực khác mà doanh nghiệp mới đầu tư vào để khai thác các tiềm năng vốn có.
- Tiến hành đổi mới cơ chế quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh tạo nên mối liên hệ thông suốt toàn doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ củng cố các đơn vị thi công, phân công lao động tạo điều kiện chuyên môn hóa cao để tăng năng suất lao động. Doanh nghiệp quản lý tài chính phải đảm bảo nguồn vốn cho các dự án, đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn đồng thời cũng phải thể hiện được sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
- Khai thác hiệu quả nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tích cực mở rộng quy mô, kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết. Doanh nghiệp cũng định hướng chiến lược trong lĩnh vực đầu tư tài chính hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 3.1: Chỉ tiêu kế hoạch 2013 Chỉ tiêu Năm 2013 DTT 60.000.000.000 Giá vốn 70.000.000.000 LN gộp 15.000.000.000 Chi phí tài chính 300.000.000 Chi phí QLDN 3.000.000.000 LNT từ HĐKD 16.500.000.000
(Nguồn: Bản phương hướng hoạt độngcủa DN năm 2013)