Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng TSCĐ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân số 29 (Trang 59)

SỐ 29 TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng TSCĐ

3.2.1.1. Mua sắm và nâng cấp TSCĐ kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh

Tăng cường đổi mới TSCĐ, xét trên góc độ tài chính, là yếu tố để hạ thấp chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chống hao mòn vô hình trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ lớn, lợi nhuận tăng nhanh góp phần tích cực trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung, hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng. Đây là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Tuy nhiên, để có được quyết định đầu tư đứng đắn, cần phải xem xét khả năng hiện có của mình về lao động, nguồn vốn cũng như sự tiến bộ khoa học kỹ

thuật của TSCĐ. Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ nên được lấy từ nguồn vốn dài hạn. Trong đó nên tranh thủ sử dụng nợ dài hạn, thường cho chi phí sử dụng thấp hơn vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, khi sử dụng nợ dài hạn, doanh nghiệp còn được hưởng lợi từ thuế. Nhưng giai đoạn 2010-2012, tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp rất thấp. Chứng tỏ doanh nghiệp chưa thực sự đánh giá tầm quan trọng của nguồn vốn này. Tất nhiên, khi đầu tư bằng vốn cho vay doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả lãi theo định kỳ và hoàn trả gốc trong một thời hạn nhất định. Điều này một mặt gây áp lực doanh nghiệp nhưng mặt khác cũng thúc đẩy doanh nghiệp phải tìm giải pháp tốt nhất để sử dụng TSCĐ một cách triệt để, mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất nhằm bù đắp tất cả chi phí bỏ ra và có lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đa dạng các hình thức đầu tư đổi mới TSCĐ như mua trả góp, tự sản xuất hay trao đổi TSCĐ. Đặc biệt, doanh nghiệp nên quan tâm tới hình thức mua tài chính để có tài sản cố định. Đây là kênh tín dụng phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra một lượng vốn nhỏ mà vẫn có TSCĐ để sản xuất kinh doanh. Nó cho phép doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn máy móc, thiết bị, nhà cung cấp cũng như mẫu mã chủng loại phù hợp với yêu cầu. Một ưu điểm hết sức quan trọng nữa đó là doanh nghiệp được hưởng lợi từ lá chắn thuế.

3.2.1.2. Quản lý chặt chẽ TSCĐ

Doanh nghiệp cần chú ý: mỗi TSCĐ có một đặc điểm kinh tế kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư, mức độ lạc hậu khác nhau. Do đó, chúng ta phải dựa vào đó để lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp. Hiện nay tất cả các TSCĐ của doanh nghiệp đều được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Điều này là chưa hợp lý, nhất là với các TSCĐ nhanh bị lạc hậu về công nghệ. Doanh nghiệp cần đưa ra quy chuẩn mới về phương pháp khấu hao, áp dụng hợp lý phương pháp khấu hao nhanh khấu hao theo đường thẳng tùy vào đặc điểm của từng tài sản.

Việc xác định tỷ lệ khấu hao phải phụ thuộc vào thực tế sử dụng TSCĐ. Tránh hiện tượng xác định mức khấu hao quá cao trong khi chưa khai thác hết công suất của tài sản tạo sức ép về giá, làm giảm khả năng cạnh tranh đầu ra.

Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp cần có chế độ bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ. Công tác kiểm kê TSCĐ cũng cần được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ hơn theo đúng định kỳ và khi kết thúc năm tài chính. Trong nền kinh tế thị trường giá cả thường xuyên biến động, hiện tượng hao mòn vô hình xảy ra rất nhanh chóng. Điều này làm cho nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ không còn chính xác, phản ánh sai lệch so với giá trị hiện tại của chúng. Việc thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ giúp doanh nghiệp có lựa chọn hợp lý trong cách khấu hao nhằm thu hồi lại vốn. Đồng thời doanh nghiệp cũng phát hiện ra những TSCĐ đã hết giá trị sử dụng hoặc lạc hậu cần phải thanh lý, nhượng bán ngay. Tránh làm ảnh hưởng tới nguồn vốn và chi phí của doanh nghiệp. Việc thanh lý, nhượng bán phải tuân thủ đầy đủ thủ tục, quy định của Nhà nước và được đánh giá, thẩm định kỹ càng về giá trị tài sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân số 29 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w