Giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng Vốn lưu động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân số 29 (Trang 61)

SỐ 29 TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng Vốn lưu động

3.2.2.1. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động

Dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch, phòng Kế toán – tài chính của doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn lưu động tối thiểu. Trên cơ sở nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch đã được xác định, cần lựa chọn những nguồn tài trợ tích cực nhất đảm bảo lượng vốn cần huy động với chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo an ninh tài chính cho doanh nghiệp. Về cơ bản, doanh nghiệp nên tận dụng các khoản nợ tích lỹ. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo phần lớn TSDH phải được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. việc tài trợ cho vốn lưu động thường xuyên bằng tài sản ngắn hạn như doanh nghiệp trong những năm qua là rất nguy hiểm, rủi ro tài chính luôn thường trực. đối với các khoản phải trả người bán về bề ngoài thì không cần phải trả chi phí nhưng thực chất doanh nghiệp đã mất đi các khoản chiết khấu thương mại do trả tiền chậm hoặc mua hàng với giá cao hơn. Doanh nghiệp cần so sánh khoản chi phí này với lãi suất tín dụng để lựa chọn đúng đắn nhất.

3.2.2.2. Cần phải xây dựng một cơ cấu vốn lưu động hợp lý

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu độg không ngừng và luôn chuyển hóa từ hình thái này sang hình thái khác. Do vậy, cơ cấu vốn lưu động không hợp lý sẽ tạo ra tình trạng thiếu vốn ở khâu này nhưng lại thừa vốn ở khâu

khác vừa làm thất thoát, lãng phí nguồn vốn vừa làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Trong kết cấu vốn lưu động hiện nay của doanh nghiệp, khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn nhưng đây là điều bình thường do bị chi phối bởi đặc điểm doanh nghiệp xây dựng. Theo cá nhân em thấy cơ cấu vốn lưu động hiện nay của doanh nghiệp khá hợp lý, vẫn đáp ứng đủ vốn cho khâu sản xuất và có chế độ dự trữ phù hợp. Tuy nhiên doanh nghiệp cần cố gắng hết mức tránh để vốn ứ đọng quá nhiều ở khâu lưu thông và tích cực nâng cao trình độ sản xuất và lao động. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý khoản phải thu doanh nghiệp nên:

- Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Trên cơ sở theo dõi nợ, phân tích khoản nợ từ đó có các biện pháp thu hồi nợ hợp lý và tiến hành trích lập dự phòng đối với khoản nợ khó đòi.

- Ngoài ra doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp tài chính như hình thức chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền nhanh chóng. Đối với các khoản nợ quá hạn, doanh nghiệp có thể xem xét do nguyên nhân nào để gia hạn nợ thêm cho khách hàng hoặc giảm nợ hoặc phạt vi phạm thời gian thanh toán theo quy định của hợp đồng nếu như vi phạm quá nhiều lần. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức bao thanh toán hoặc bán các khoản nợ cho các doanh nghiệp mua bán nợ để thu hồi nhanh các khoản phải thu nhằm giảm vốn ứ đọng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Đối với nguyên vật liệu, thời gian qua doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn do có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp. Tuy nhiên, với tình hình biến động mạnh như thời gian qua, doanh nghiệp đã phải mất thêm một khoản chi phí khá lớn do không dự trữ nguyên vật liệu. Điều này làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân số 29 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w