Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân số 29 (Trang 31)

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TƯ NHÂN SỐ

2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-

Trong giai đoạn 2010-2012, trong tình hình hoạt động khó khăn chung của toàn ngành thì Doanh nghiệp XDTN số 29 đã đạt được nhưng kết quả kinh doanh đáng khích lệ. Trước khi đi sâu phân tích tình hình sử dụng vốn tại doanh nghiệp chúng ta cần đánh giá khái quát tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp một vài năm gần đây.

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 DT BH&CCDV 13.744 27.417 40.501 DTT 13.744 27.417 40.501 GVHB 12.372 25.082 37.221 LN gộp 1.372 2.335 3.280 DT HĐ TC 454 369 108 Chi phí TC 13,2 61,6 144 Lãi vay 13,2 61,7 144 Chi phí QLDN 1.083 1.400,7 1.506,2 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 729,9 1.241,8 1.711,4 TN khác 5,3 8,8 2,4 CP khác 55,5 8,8 0,97 LN khác -50,2 0 1,4 Tổng LNTT 679,7 1.241,8 1.712,9 LNST 509,8 931,3 1.267,5

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD)

Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ba năm ta thấy các chỉ tiêu phản ánh:

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần năm 2011 tăng so với 2010 l à 13.672 triệu đồng tương đương tăng 99,48% năm 2012 tăng 13.084 triệu đồng tương đương tăng 47,59%. Đây thực sự có thể coi là thành công của doanh nghiệp vì 2010 và 2011 là những năm đầy biến động của nền kinh tế, các doanh nghiệp xây dựng phải trải qua những thử thách gay gắt và trên diện rộng. Trong khi các doanh nghiệp khác lao đao vì khủng hoảng thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục giành được những hợp đồng và thi công đúng tiến độ. Sang năm 2012 lợi thế này vẫn tiếp tục được phát huy. Như vậy có thể chắc chắn rằng triển vọng kinh doanh trong các năm tới rất khả quan. Thêm vào đó, trong cả ba năm các khoản giảm trừ doanh thu đều bằng 0, chứng tở các công trình của doanh nghiệp đều đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu khách hàng. Điều này gia tăng đáng kể uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Giá vốn hàng bán:

Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng mạnh trong năm 2010 và 2012 chủ yếu do đơn đặt hàng gia tăng. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên DTT qua các năm lần lượt

là 90%; 91,48% và 91,9%. Nhìn vào tỷ suất trên ta thấy trong 100 đồng DTT thì số vốn phải bỏ ra trong năm sau cao hơn năm trước. Hay cứ trong 100 đồng DTT thì lợi nhuận gộp thu được giảm đi trong 2011 và 2012. Sự tăng giá vốn còn có ảnh hưởng từ nguyên nhân khách quan như giá cả vật liệu xây dựng tăng mạnh.

Chi phí tài chính:

Chi phí tài chính tăng mạnh qua từng năm, cụ thể năm 2011 tăng 48,4 triệu đồng tương đương 364,7% so với năm 2008; năm 2012 tăng 82,3 triệu đồng tương đương 133,5% do quy mô hoạt động được mở rộng, nhu cầu vốn tăng lên dẫn tới chi phí lãi vay tăng lên

Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Có xu hướng tăng khá mạnh qua từng năm. Chi phí tăng làm giảm lợi nhuận. tuy nhiên cần phải xem xét việc tăng chi phí này có phù hợp không. Thực tế, việc mở rộng quy mô tả về số lượng và chất lượng làm tăng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp do doanh nghiệp cần vốn để đầu tư trang thiết bị, nguyên vật liệu và nhân công. Tuy chi phí quản lý tăng nhanh (tốc độ tăng chi phí QLDN lần lượt năm 2011, 2012 là 29,4% và 7,5%) nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của DTT lần lượt năm 2011, 2012 là 99,5% và 47,7%.Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên DTT giảm. Điều này thể hiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp trong giai đoạn này ngày càng tốt hơn.

Lợi nhuận trước thuế:

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được sự thay đổi rất lớn của chỉ tiêu tổng LNTT năm 2011 LNTT tăng 562012709 VND, tương đương tăng 82,68%. Trong 2012 chỉ tiêu này tăng 471098672 VND, tương đương tăng 37,94%. LNTT và LNST vẫn có mức tăng trưởng đều đặn qua từng năm. LN của doanh nghiệp phần lớn là từ LN từ hoạt động kinh doanh. Kết quả này chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn hiệu quả trong cả ba năm. Đây là một thành tích của tập thể cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhưng cũng cần chú ý giảm thiểu chi phí phát sinh.

Các doanh nghiệp xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội có tổng số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm 2012 trên 300 người (không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng) xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội được giảm thuế TNDN 30%. Tuy nhiên DN XDTN số 29 chỉ có quy mô 52 người lao động dài hạn chính thức, ngoài ra khoảng 80 người lao động ký hợp đồng

ngắn hạn dưới 3 tháng (do chủ các đội xây dựng tự tìm kiếm và huy động khi cần). Vậy nên DN XDTN số 29 không được miễn giảm thuế 2012.

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trước thuế 2010-2012

(đơn vị:triệu đồng)

(Nguồn: Bảng BCKQHĐKD)

2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của DNXDTN số 29

DNXDTN số 29 hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Đặc trưng riêng của ngành là các tài sản ban đầu của nó là các tài sản thâm dụng vốn và chi phí cố định của ngành khá cao, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, tổ chức sản xuất theo kiểu dự án, quy trình sản xuất không đồng bộ, Hơn thế nữa sản phẩm dở dang mang giá trị lớn, dự trữ nguyên vật liệu nhiều. Do vậy nhu cầu về vốn lưu động là rất lớn. cùng với sự phát triển về quy mô, nhu cầu vốn của công ty ngày càng tăng cao. Trong khi đó nền kinh tế khủng hoảng tín dụng bị thắt chặt ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn vốn của doanh nghiệp. Để thấy rõ sự biến động của nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn hơn nữa ta sẽ đi sâu phân tích các chỉ tiêu nguồn vốn dựa trên các báo cáo tài chính.

Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm: tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng dần từ 16.555.705.591 VND (2010) đến năm 2011 là 29.130.277.496 VND ( tăng

12.574.571.906 VND tương đương tăng 75,95% so với năm 2010) và tiếp tục tăng lên 42.481.934.710 VND năm 2012 ( tăng 13.351.657.214 VND tương đương tăng 45,83%). Việc mở rộng quy mô với tốc độ khá cao phần nào thể hiện kết quả hoạt động sản xuất đã được cải thiện đáng kể.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tiền % Tiền % Tiền

A. NỢ PHẢI TRẢ 12.438.793.990 75,13 24.733.762.924 84,91 35.293.169.740

I. Nợ ngắn hạn 12.438.793.990 75,13 23.654.737.366 84,91 34.721.808.108

1.Vay và nợ NH 0 1.468.068.116 5,04 922.917.097

2. Phải trả người bán 3.057.838.215 18,47 9.220.424.485 31,65 7.869.494.4573.Người mua trả tiền trước 7.688.180.662 46,44 9.750.688.842 33,47 20.883.253.851 3.Người mua trả tiền trước 7.688.180.662 46,44 9.750.688.842 33,47 20.883.253.851 4. Thuế và các khoản phải nộp 347.922.621 2,10 866.094.453 2,97 1.757.967.434 5. Phải trả công nhân viên 801.861.207 4,84 1.432.942.309 4,92 1.652.748.121 7.Phải trả phải nộp khác 542.991.286 3,28 916.519.161 3,15 1.635.427.148 II. Nợ dài hạn 0 1.079.025.558 3,70 571.361.632 2. Vay và nợ dài hạn 0 1.056.334.000 3,63 528.167.000 3. Dự phòng trợ cấp mất việc 0 19.969.488 0,07 43.194.632 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.116.911.601 24,87 4.396.514.572 15,09 7.095.094.565 I. Vốn chủ sở hữu 4.072.911.601 24,60 4.273.998.357 14,67 7.095.094.565 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.049.751.714 24,46 4.049.751.714 13,90 6.189.500.000 3. Quỹ đầu tư phát triển 0 100.543.379 0,35 100.543.379 4. Quỹ dự phòng tài chính 23.159.887 0,14 73.431.576 0,25 73.431.576 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 0 0 731.619.611

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 44.000.000 0,27 122.516.215 0,42 93.683.904

TỔNG NGUỒN VỐN 16.555.705.591 100,00 29.130.277.49

6 100,00

42.481.934.710 0

(Nguồn: BCTC của DNXDTN số 29)

Trong kết cấu của tổng nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng tương đối lớn, trung bình khoảng 81% trong tổng nguồn vốn, VCSH chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ ( khoảng trên dưới 20% ) cụ thể:

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn của DN XDTN số 29

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Hệ số nợ 0,75 0,85 0,83

Hệ số VCSH 0,25 0,15 0,17

(Nguồn: Bảng CĐKT của doanh nghiệp)

Về phương diện lý thuyết, hệ số nợ càng cao thì mức độ phụ thuộc vào các chủ nợ càng lớn, rủi ro tài chính càng cao nhưng đồng thời cũng thể hiện khă năng

chiếm dụng vốn của doanh nghiệp với bên thứ ba. Ngược lại với hệ số VCSH càng cao càng chứng tỏ mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.

Nhìn vào bảng trên ta thấy hệ số nợ của doanh nghiệp khá cao. Tuy nhiên đây là mức có thể chấp nhận được đối với các doanh nghiệp trong ngành nghề xây dựng. Hệ số nợ tăng dần qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp tranh thủ chiệm dụng vốn tốt hơn. Bảng cân đối kế toán cho thấy mức tăng này là do tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, nợ phải trả tăng lên do hai nguyên nhân chính:

Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Trong đó:

- Vay và nợ ngắn hạn tăng lên. Năm 2010, doanh nghiệp không có khoản vay và nợ ngắn hạn nào. Năm 2011 là 1.468 triệu đồng nhưng lại giảm xuống ở năm 2011 còn 922,9 triệu đồng. Một điểm đáng lưu ý là khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng không nhiều trong nợ ngắn hạn cũng như trong nguồn vốn, chứng tỏ doanh nghiệp hầu như không phải chịu áp lực phụ thuộc vào nguồn vốn từ các Ngân hàng thương mại. Nhìn chung khoản vay và nợ ngắn hạn tăng lên chứng tỏ chính sách huy động vốn của doanh nghiệp linh động, hợp lý hơn đồng thời uy tín của doanh nghiệp đới với các nhà tín dụng cũng tăng lên đáng kể. Việc giảm xuống trong năm 2012 chủ yếu do điều kiện khách quan (nền kinh tế gặp khó khăn khiến số lượng các công trình giảm, làm phát tăng cao đầy lãi suất huy động lên cao đồng thời buộc các ngân hàng phải thắt chặt tín dụng) tác động tới.

- Phải trả người bán tăng từ 3.058 triệu đồng năm 2010, 9.220 triệu đồng năm 2011 lên đến 7.869 triệu đồng năm 2012. Người mua trả tiền trước (từ 7,7 triệu đồng lên đến 20.883 triệu đồng), thuế và các khoản phải nộp , phải trả phải nộp khác cũng đều tăng cao. Trong quá trình thi công công trình, được sự thỏa thuận của nhà cung cấp, doanh nghiệp nhận nợ các nguyên vật liều đầu vào. Sau khi đã nghiệm thu từng phần, nhận được tiền doanh nghiệp sẽ thanh toán cho nhà cung cấp. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng được nguồn vốn với chi phí thấp, góp phần đem lại lợi nhuận cao. Mặt khác, điều này cũng phản anh uy tín, hình ảnh

của doanh nghiệp được cải thiện trong mắt bạn hàng. Doanh nghiệp cần tiếp tục giữ vững và phát huy.

- Tuy nhiên khoản phải trả công nhân viên cũng tăng cao. Năm 2012 tăng so với 2010 là 850,88 triệu đồng, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp không thực sự tốt. Thực tế, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh, đa dạng hóa nguồn huy động vốn, hạn chế rủi ro tập trung vay vốn ở ngân hàng, doanh nghiệp đã thực hiện huy động vốn từ cán bộ công nhân viên để tự bổ sung nguồn vốn, hạn chế rủi ro tập trung vay vốn ở ngân hàng, doanh nghiệp đã thực hiện huy động vốn từ cán bộ công nhân viên để tự bổ sung nguồn vốn vào việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất doanh của mình.

Nợ dài hạn

Do nợ dài hạn tăng lên chủ yếu do khoản vay nợ dài hạn tăng lên đông thời doanh nhiệp có trích lập dự phòng trợ cấp mất việc tăng lên. Như phân tích ở trên khoản nợ dài hạn tăng cũng phần nào thể hiện mặt tích cực trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp. Việc nhận thêm 1 số công trình mới trong năm 2011 khiến yêu cầu về vốn tăng, DN đã tìm tới ngân hàng để nhận thêm sự hỗ trợ vốn. Việc tăng dự phòng trợ cấp mất việc là một hành động hợp lí trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn như thời gian qua.

VCSH có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Nhưng nguyên nhân gia tăng VCSH không hẳn xuất phát từ lợi nhuận chưa phân phối. Chỉ có năm 2012 lượng VCSH mới được bổ sung do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 681,62 triệu đồng, còn năm trước đó VCSH chỉ được bổ sung từ các quỹ và số lượng không đáng kể. Điều đó chứng tỏ năm 2010 và 2011, doanh nghiệp làm ăn không thực sự hiệu quả nhưng đã có sự cải thiện tương đối trong năm 2012. Tình hình kinh doanh trong hai năm trước không khả quan cũng là điều dễ hiểu, một phần vì chưa tận dụng hết nguồn lực, hoạt động chưa hiệu quả, một phần vì đây là thời kỳ khủng hoảng cũng gây nên tác động không nhỏ tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ta có thể khái quát hóa tình hình nguồn vốn thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Từ biểu đồ trên ta dễ dàng nhận thấy nợ phải trả tăng nhanh qua từng năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Hệ số nợ tăng lên giúp doanh nghiệp được sử dụng một lượng vốn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra một lượng vốn rất nhỏ để mở rộng quy mô giúp cho doanh nghiệp khuyếch đại được lợi nhuận VCSH. Đây cũng là một trong những chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận nhưng phải hết sức thận trọng đảm bảo khả năng thanh toán vì đòn bẩy tài chính bao giờ cũng là con dao hai lưỡi với các doanh nghiệp sử dụng nó. Đặc biệt trong cơ cấu NPT thì vay và nợ NH là chiếm tỷ trọng rất lớn nên doanh nghiệp dễ gặp rủi ro thanh toán.

Tuy nhiên, đây là những đánh giá sơ bộ. Để có cái nhìn chính xác và toàn diện về nguồn vốn của doanh nghiệp, ta xét các cân bằng trên báo cáo tài chính.

Bảng 2.4: Mối quan hệ trên bảng CĐKT

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

VLĐTX 49,3 -5.818,3 -4.217,1

NCVLĐ -671,3 -7.647,6 -7.015,8

(Nguồn:Bảng CĐKT của doanh nghiệp)

Vốn lưu động thường xuyên (VLĐTX)

VLĐTX có xu hướng giảm do tốc độ tăng của TSDH lớn hơn tốc độ tăng của NVDH. VLĐTX năm 2010 là 49,3 triệu đồng chứng tỏ TSDH của doanh nghiệp được tài trợ bởi NVDH. Mà NVDH năm 2010 không có Nợ DH mà chỉ là VCSH, điều này cho thấy DN chưa tận dụng được nguồn vốn bên ngoài để tài trợ cho TSDH mà phải tự bỏ toàn bộ vốn CSH ra. Sang năm 2011, VLĐTX là -5.818,3 triệu đồng tức là NVDH của doanh nghiệp càng thiếu hụt trầm trọng, không đủ để tài trợ cho TSDH. Doanh nghiệp buộc phải sử dụng NVNH để tài trợ cho TSDH. Mà đặc điểm của NVNH là chi phí thấp hơn so với NVDH nhưng biến động nhiều trong khi thời gian thu hồi vốn từ các TSDH lại cao. Đây là cơ cấu vốn với rủi ro tài chính cao. VLĐTX năm 2012 có phần tăng lên so với 2011 nhưng vẫn âm ở mức cao, Doanh ngiệp XDTN số 29 tiềm ẩn nguy cơ mất khả năng thanh toán rất cao.

Các nhân tố ảnh hưởng đến VLĐTX:

+ Giai đoạn này chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của TSDH: 4.068triệu đồng năm 2010 đến năm 2012 đã là 11.977,2 triệu đồng , gần gấp 3 lần năm 2010. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đang trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất, máy móc thiết bị (mua thêm 1 máy xúc, 1 máy san, 1 máy lu, 1 máy dải nhựa). Ngoài ra còn do các công trình xây dựng dở dang (tuyến đường thành phố Điện Biên – cửa khẩu Tây Trang đang làm dở dang) và sửa chữa lớn TSCĐ (sửa lại văn phòng đại diện tại tổ 20, phường Mường Thanh) tăng lên góp phần làm tăng TSDH.

+ VCSH cũng tăng mạnh. Năm 2012 VCSH gấp 1,7 lần so với năm 2010. Kết quả này có được là do doanh nghiệp liên tục làm ăn có lãi trong suốt giai đoạn 2010-2012 nhưng mức tăng này không đủ bù đắp cho mức tăng của TSDH.

+ VLĐTX giảm quá mạnh mang ý nghĩa tiêu cực, thể hiện cơ cấu vốn chưa hợp lý nhưng VCSH và TSDH tăng là dấu hiệu tốt chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô và làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn vay dài hạn của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân số 29 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w