Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân số 29 (Trang 42)

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TƯ NHÂN SỐ

2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Để có cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta xét các chỉ tiêu trên bảng 2.6. Kết quả phản ánh cho thấy tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp có những thành công nhất định.

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1.DTT 13.744.322.259 27.416.752.147 40.501.428.461 2. DT và TN khác 14.203.390.810 27.794.932.285 40.612.085.825 3.LNTT và lãi vay 666.481.174 1.180.094.421 1.568.865.985 4. LNTT 679.752.174 1.241.764.883 1.712.863.555 5.LNST 463.197.737 1.005.433.872 1.267.519.031 6.VCSH bình quân 4.029.435.962 4.256.713.087 5.745.804.565 7.TTS bình quân 12.473.723.705 22.842.991.545 35.806.112.850 8. Vòng quay VKD 1,1 1,2 1,13 9.Hiệu quả sử dụng TS 1,14 1,22 1,13 10. Tỷ suất LNTT và lãi vay/TTS 0,0534 0,0517 0,0438 11.Tỷ suất LNTT/TTS 0,0545 0,0544 0,0478 12.Tỷ suất LNST/TTS (ROA) 0,0371 0,044 0,0354 13. Tỷ suất LNVCSH (ROE) 0,115 0,2362 0,2206

(Nguồn: Dựa trên bảng CĐKT và BCKQKD)

Vòng quay toàn bộ VKD:

Qua bảng ta thấy năm 2010 vòng quay vốn kinh doanh của doanh nghiệp là 1,1 vòng tức là với một đồng vốn của doanh nghiệp sẽ thu được 1,1 đồng doanh thu. Năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên 1,2 đồng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên. Có thể thấy đây là một cố gắng của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sự dụng vốn. tuy nhiên đến năm 2012 vòng quay 2012 giảm xuống chỉ còn 1,13 vòng do TTS tăng lên quá nhanh so với DTT. Thực tế doanh nghiệp chưa khai thác hết hiệu suất sử dụng của các TS mới đưa vào sử dụng làm giảm hiệu quả của VKD. DN nhận thêm nhiều hợp đồng thi công nhỏ lẻ làm tăng các KPT, HTK, chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Đây là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả sử dụng của VKD.

Hiệu quả sử dụng tài sản:

Hiệu quả sử dụng tài sản cũng có xu hướng tăng lên trong năm 2011 cho thấy khả năng tạo doanh thu của TS tăng lên. Mặc dù tăng DT và TN khác (tăng 13,6 tỷ đồng) lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân (tăng 10,4 tỷ đồng) mặc dù tổng tài sản tăng lên khá lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản khá tốt, kể các tài sản mới đưa vào sản xuất. Tuy nhiên trong năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống. Doanh nghiệp cần chú trọng khai thác hết hiệu suất của TS trong những năm tới.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay tên TTS

Chỉ tiêu này loại trừ ảnh hưởng của thuế và lãi vay đến khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh. Trong năm 2010 cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì doanh nghiệp thu được 0.0534 đồng lợi nhuận. Năm sau giảm nhẹ xuống còn 0.0517 đồng và năm 2012 còn 0.00438 do tốc độ tăng của LNTT & LV nhỏ hơn tốc độ gia tăng của VKD mà thực tế lượng tài sản tăng lên rất lớn nên đây không thể hiện mặt tiêu cực của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên TTS

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập và nguồn gốc của vốn kinh doanh. Cũng tương tự như tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên VKD, chỉ tiêu này cũng có xu hướng giảm trong giai đoạn này chứng tỏ doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi yếu tố lãi vay do doanh nghiệp không phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên TTS

Chỉ tiêu này thể hiện sự ảnh hưởng của thuế đến mỗi đồng vốn kinh doanh. Quan sát bảng ta thấy có sự gia tăng về lợi nhuận sau thuế trên mỗi đồng vốn từ năm 2010 đến năm 2011 nhưng cũng bị giảm trong năm 2012. Điều này thể hiện sự không cân xứng trong việc gia tăng nguồn vốn và lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận VCSH

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Năm 2010 REO mới chỉ

khiêm tốn ở mức 0,115 lần nhưng sang năm 2011 đã nhảy vọt lên 0,2362 lần. năm 2012 chỉ tiêu này giảm nhẹ còn 0,2206 lần. kết quả này phản ánh hiệu quả sử dụng và trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp đang được nâng cao dần.

Vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp:

Là doanh nghiệp xây dựng trên cơ cấu TSCĐ của DN rất đặc trưng: TSCĐHH chiếm phần lớn TSCĐ. Qua bảng trên ta thấy nguyên giá TSCĐ có xu hướng tăng lên qua ba năm.

Bảng 2.7: Nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ

(Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % TSCĐ 3.220.085. 150 6.767.777. 019 7.785.175. 141 3.547.691.869 110,17 % 1.017.398.122 15,03 % TSCĐHH 2.948.854. 357 6.701.267. 347 7.796.456. 602 3.752.412.990 127,25 % 1.095.189.256 16,34 % Nguyên giá 3.283.120. 355 7.638.669. 853 8.385.591. 691 HMLK (334.265.9 98) (937.402.5 06) (589.135.0 89) Chi phí 271.230.79 4 66.509.672 78.718.539 (204.721.122) - 75,48 % 12.208.867 18,36 %

(Nguồn: dựa trên BCĐKT)

Năm 2011 tăng 3.548 triệu đồng (tương đương 110,17%). Năm 2012 chỉ tăng nhẹ 1.017 triệu đồng (tương đương tăng 15,03%). Nguyên nhân chính gây ra sự gia tăng đột biến trong năm 2011 là do doanh nghiệp mua thêm một số TSCĐ phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của mình.

Doanh nghiệp thực hiện khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính. Thời gian khấu hao được áp dụng cho các TSCĐ như sau:

Chỉ tiêu Số năm

Nhà cửa, kiến trúc 30

Máy móc thiết bị 3-8

Phương tiện vận tải 6-8

Thiết bị quản lý 4-5

Các trang thiết bị của doanh nghiệp hầu như mới đưa vào sử dụng, các máy móc cũ khấu hao hết đã được thanh lý nên hao mòn lũy kế giai đoạn này thấp là tất yếu. Như vậy, doanh nghiệp đã có sự đầu tư đáng kể vào máy móc thiết bị phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của mình. Điều này cũng chúng tỏ doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ trong xu thế cạnh tranh khi mở rộng quy mô.

Với cơ cấu TSCĐ như trên ta sử dụng các chỉ tiêu trên bảng sau để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ.

Hiệu suất sử dụng VCĐ

Chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên từ năm 2010 đến năm 2011. Trong năm 2010 cứ một đồng vốn cố định tạo ra 4,19 đồng DTT. tới năm 2011 giảm xuống chỉ còn 3,56 đồng doanh thu và 2012 là 3,48 đồng. Nguyên nhân chủ yếu do quy mô tài sản cố định tăng lên rất nhiều, khấu hao không đáng kể dẫn tới tốc độ tăng của DTT chậm hơn tốc độ tăng của VCĐ. Điều này cũng là dễ hiểu. các TSCĐ mới đưa vào sử dụng cần có thời gian luân chuyển giá trị vào trong sản phẩm. Trong các năm tiếp theo hiệu suất sử dụng VCĐ sẽ tăng dần lên.

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

1.DTT 13.744 27.442 40.501

2. Nguyên giá TSCĐ bình quân 2.512 5.461 7.543

3. VCĐ bình quân 3.273 7.693 1.163

4. Hiệu suất sử dụng VCĐ=(1)/(3) 4,19 3,56 3,48

5. Hàm lượng VCĐ=(3)/(1) 0,24 0,28 0,29

6. Hiếu suất sử dụng TSCĐ=(1)/(2) 5,47 5,02 5,37

(Nguồn: Dựa trên BCTC)

Tương tự những gì phản ánh qua việc phân tích hiệu suất sử dụng VCĐ ở trên, ta có thể thấy hàm lượng VCĐ tăng lên. Để có được một đồng doanh thu trong năm 2010 có thể thấy hàm lượng VCĐ, trong năm 2011 tăng lên 0,28 đồng VCĐ và 2012 là 0,29 đồng VCĐ. Căn cứ vào các con số đó có thể khẳng định đây là thời gian doanh nghiệp tăng cường đưa các trang thiết bị mới vào khai thác sản xuất, các máy móc thiết bị chưa phát huy hết công suất hoạt động vốn có.

• Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm trong năm 2011 nhưng tăng trở lại trong năm 2012 năm 2010 đạt 5,47 lần nhưng năm 2011 chỉ còn 5,02 lần cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp bị giảm dần. sự gia tăng trở lại của hiệu suất sử dụng TSCĐ trong năm 2012 là do trong năm này, doanh nghiệp thực hiện thanh lý hết các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu không còn phù hợp với nhu cầu sản xuất làm nguyên giá TSCĐ giảm. Bên cạnh đó kết quả kinh doanh tốt, DTT cũng tăng mạnh. Hai nhân tố này góp phần tích cực nâng cao hiệu hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.

Tóm lại, giai đoạn 2010-2012 doanh nghiệp đã có chiến lược đầu tư công nghệ mới, hiện đại hóa máy móc trang thiết bị. Trong thời gian tới doanh nghiệp cần đẩy mạnh hiệu suất sử dụng VCĐ nhằm tránh lãng phí, thất thoát nguồn lực.

Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng VLĐ:

Vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp, trung bình khoản 70%. Do đó công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động rất quan trọng. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng VLĐ trước tiên ta cùng xem xét cơ cấu TSLĐ của doanh nghiệp. Qua biểu đồ ta thấy chiếm tỷ trọng lớn trong VLĐ của doanh nghiệp là bộ phận HTK và KPT. Trong đó tỷ trọng HTK có xu hướng giảm dần qua các năm và KPT tăng dần.

Tỷ trọng HTK (chủ yếu là các công trình, dự trữ nguyên vật liệu) giảm trong điều kiện doanh nghiệp mở rộng quy mô, nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn chứng tỏ tốc độ thi công công trình của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện. Đây là kết quả của việc hiện đại hóa trang thiết bị và nỗ lực của các cán bộ nhân viên thi công sản xuất.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu Tài sản lưu động

(Đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: Bảng CĐKT)

Trong khi đó tỷ trọng KPT năm 2011 giảm khi quy mộ tăng lên phản ánh trình độ quản lý KPT đã tốt lên. Vốn ít bị chiếm dụng làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhưng sang năm 2012, tỷ trọng này tăng mạnh. Nếu chỉ dựa vào đây có thể dẫn tới kết luận sai lầm rằng công tác quản lý KPT của doanh nghiệp yếu kém. Nhưng trên thực tế vốn ứ đọng trong KPT nhiều nhưng đây không phải là dấu hiệu xấu mà ngược lại, chúng ta cần phải nhớ rằng năm 2012 là năm doanh nghiệp mở rộng hoạt động mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 2010-2012 điều đó đồng nghĩa với số lượng công trình tăng lên đáng kể. mà đặc trưng của doanh nghiệp xây dựng là kỳ thu tiền dài. Thậm chí cả khi nghiệm thu công trình thì chủ đầu tư vẫn luôn giữ lại một khoản chi bảo hiểm, bảo hành công trình, thường chiếm khoảng 5%-8% giá trị công trình. Chính vì vậy, KPT tăng đột biến cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có các biện pháp tích cực hơn trong việc quản lý các KPT thì có thể chủ động hơn trong khâu thanh toán, ngân quỹ, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Để có cái nhìn cụ thể và chính xác hơn về hiệu quả sự dung VLĐ ta sẽ đi tính toán các chỉ tiêu tổng hợp trên bảng qua đó ta thấy:

Bảng 2.9: Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ (Đơn vị:VNĐ) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 1.DTT 13.744.322.259 27.416.752.147 40.501.428.461 13.672.429.888 13.084.676.314 2.VLĐ bình quân 9.200.158.050 15.149.741.880 24.170.558.960 5.949.583.830 9.020.817.080 3. Vòng quay VLĐ=(1)/(2) 1,49 1,81 1,68 0,32 -0,13 4. Hàm lượng VLĐ=(2)/(1) 0,67 0,55 0,6 -0,12 0,05

(Nguồn: dựa trên BCĐKT và BCKQHĐKD)

Vòng quay VLĐ có xu hướng tăng lên so với năm 2010 thì năm 2011 vòng quay VLĐ tăng lên 0,32 vòng. Sang năm 2012 vòng quay VLĐ có giảm đi đôi chút, giảm 0,13 vòng so với năm 2011 nhưng vẫn cao hơn năm 2010. Tương ứng với sự tăng lên của số vòng quay VLĐ là sự giảm đi của hàm lượng VLĐ. Đây là một thành công của doanh nghiệp vì giai đoạn này KPT vẫn tăng lên chứng tỏ DTT tăng lên rất nhiều. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp nhanh chóng được nâng cao, giúp doanh nghiệp tiết kiệm một lượng vốn đáng kể.

Như vậy xét một cách tổng quát việc quản lý VLĐ của doanh nghiệp đạt được khá nhiều thành tích. Để thấy rõ hơn tình hình quản lý và sử dụng VLĐ ta đi sâu xem xét sự biến động của từng khoản mục. Cụ thể:

Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp:

Bảng 2.10: Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Hệ số KNTT nợ ngắn hạn 1,00 0,75 0,88

Hệ số KNTT nhanh 0,35 0,21 0,44

Hệ số KNTT tức thì 0,06 0,08 0,08

(Nguồn: Dựa trên Bảng CĐKT)

Trong giai đoạn này ta thấy chỉ tiêu về khả năng thanh toán nói chung là quá thấp. Quá trình tăng giảm không theo quy luật nào.

+ Hệ số KNTT nợ ngắn hạn năm 2010 bằng 1 nhưng tỷ trọng HTK rất lớn, khả năng chuyển dổi thành tiền của HTK lại kém nhất dẫn tới rủi ro mất KNTT. Tình hình còn xấu đi trong 2 năm tiếp theo mặc dù năm 2010 đã có cải thiện sơ với 2011 nhưng không đáng kể.

+ Hệ số thanh toán nhanh phản ánh KNTT mà không tính đến sự chuyển hóa của HTK. Hệ số này giảm trong năm 2011 nhưng đã tốt hơn rất nhiều trong năm 2012. Hệ số này thấp do kỳ thu tiền trung bình của các công trình có vốn đầu tư lớn thường dài ảnh hưởng tới KNTT của doanh nghiệp.

+ Hệ số thanh toán tức thời thấp và không có thay đổi rõ rệt trong giai đoạn này. Hệ số này thấp chứng tỏ lượng tiền mặt thấp gây bị động trong thanh toán nhưng dự trữ tiền ít cũng khiến tiền sinh lời, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. thực tế điều này bị tác động với chính sách của doanh nghiệp vì có khả năng chiếm dụng vốn tốt nên không cần phải dự trữ quá nhiều tiền mặt gây lãng phí nguồn lực.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân số 29 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w