Giải pháp về ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng chế định

Một phần của tài liệu Tái phạm, Tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trên cơ sở số liệu xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) (Trang 95)

tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự

Thứ nhất, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cần phải ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết hơn nữa những dấu hiệu chưa rõ ràng trong chế định tái phạm, tái phạm nguy hiểm như “dấu hiệu đã bị kết án” để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Thứ hai, cần phải hướng dẫn về trường hợp tội thực hiện trước bị xét xử sau, tội thực hiện sau xét xử trước. Trong thực tiễn xét xử thì hai trường hợp này là tương đối phổ biến. Về cơ bản các Hội đồng xét xử đều xác định tội phạm bị xét xử sau không thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm là đúng quy định của pháp luật vì trong trường hợp này, tội phạm xét xử sau không thoả mãn dẫn hiệu “đã bị kết án mà lại phạm tội”. Tuy nhiên, trên thực

tế vẫn có không ít trường hợp xác là định tái phạm, tái phạm nguy hiểm mà nguyên nhân của tình trạng này là chưa có văn bản hướng dẫn thống nhất của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Thứ ba, cần phải hướng dẫn về trường hợp phạm tội trong thời gian thử thách của án treo. Như tác giả đã đưa ra hai ví dụ về hai bản án áp dụng khác nhau đối với hai vụ án cùng tính chất trong phần tồn tại, hạn chế tại Chương 2. Hiện nay, cũng có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng, cần phải áp dụng chế định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với người phạm tội vì hành vi của họ đã thoả mãn điều kiện “Đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội”. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, vì bị cáo phạm tội trong thời gian thử thách nên theo khoản 5 Điều 60 BLHS thì Toà án sẽ buộc họ phải chấp hành hình phạt của bản án phạt tù nhưng cho hưởng án treo và tổng hợp với hình phạt của bản án mới. Như vậy, nếu lại áp dụng tình tiết tái phạm sẽ là bất lợi cho bị cáo.

Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 2009 sửa đổi có quy định không xử lý về hình sự đối với người thực hiện một số hành vi được quy định là tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999. Nghị quyết số 33/2009/NQ – QH ngày 19/6/2009 được ban hành, hướng dẫn một số điều của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009, trong đó có quy định về trường hợp đương nhiên được xóa án tích đối với những người trong trường hợp này. Theo quy định của Nghị quyết 33/2009/NQ – QH hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 và Mục 4 Công văn số 105/TANDTC – KHXX ngày 17/7/2009 của Tòa án nhân dân tố cao hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 33/2009/NQ – QH, đối với một số trường hợp đã bị xử lý về tội phạm theo Bộ luật hình sự năm 1999 mà đến Bộ luật hình sự năm 2009 sửa đổi hành vi này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa thì những người thực hiện hành vi này và bị áp dụng hình phạt sẽ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc

phần hình phạt còn lại. Và theo điểm e khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 33/2009/NQ – QH, những người này đương nhiên được xóa án tích. Tuy nhiên, các văn bản nêu trên lại chưa đề cập đến người trong tường hợp này nếu bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo sẽ xử lý thế nào.

Ví dụ: tháng 5 năm 2009, A và B cùng phạm tội trộm cắp tài sản trị gía 500.000đ. A bị phạt 6 tháng tù giam, còn B được hưởng án treo với thời gian thử thách 12 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Theo Nghị quyết 33/2009/NQ – QH thì A được miễn chấp hành hình phạt nên A đương nhiên được xoá án tích còn B không được xoá án tích do không có văn bản hướng dẫn. Nếu B lại phạm tội mới trong thời gian thử thách thì có tổng hợp hình phạt theo khoản 5 Điều 60 BLHS hay không và trong trường hợp này có tính là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm hay không.

Một phần của tài liệu Tái phạm, Tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trên cơ sở số liệu xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) (Trang 95)