Một số tồn tại, thiếu sót trong việc áp dụng những quy định về

Một phần của tài liệu Tái phạm, Tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trên cơ sở số liệu xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) (Trang 68)

tái phạm, tái phạm nguy hiểm và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

2.3.1. Một số tồn tại, thiếu sót trong việc áp dụng những quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2000 ngày 04/8/2000 và Nghị quyết 01/2006 ngày 15/6/2006 hướng dẫn việc xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong một số trường hợp cụ thể. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn việc áp dụng chế định tái phạm, tái phạm nguy hiểm cơ bản đã được áp dụng thống nhất trong toàn ngành Toà án. Tuy nhiên, trên thực tiễn xét xử việc xác định hành vi phạm tội của bị can, bị cáo có phải là tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay không còn có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, dẫn đến việc định tội danh khác nhau giữa Toà án cấp sơ thẩm với Toà án cấp phúc thẩm hoặc ngay trong cùng Toà án một cấp, mỗi Hội đồng xét xử cũng có quan điểm khác nhau. Các trường hợp đó thường là:

- Xác định tái phạm không đúng;

- Xác định tái phạm nguy hiểm không đúng; - Không xác định tái phạm không đúng;

- Không xác định tái phạm nguy hiểm không đúng.

Dưới đây, tác giả xin đưa ra một số trường hợp xác định tái phạm, tái phạm không đúng và không xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm không đúng cũng như các quan điểm khác nhau về việc áp dụng chế định tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong thực tiễn xét xử tại thành phố Hà Nội.

* Xác định tái phạm không đúng

Ví dụ: Bản án hình sự sơ thẩm số: 68/2014/HSST ngày 15/5/2014 của Toà án nhân dân huyện Sóc Sơn xét xử bị cáo Nguyễn Đắc Hải, sinh năm: 1987, bị truy tố về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138.

Nội dung: Khoảng 15 giờ ngày 04/01/2014, Nguyễn Đắc Hải đi từ nhà đến khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn thì phát hiện trong nhà anh Cường đang để 01 chiếc xe đạp mini ở sân trị giá 764.000đ, Hải đi vào bên trong quan sát thấy không có người liền dắt xe đạp đi ra đến đầu ngõ thì bị anh Cường phát hiện hô hoán quần chúng nhân dân bắt giữ và đưa về trụ sở Công an giải quyết.

Xét về nhân dân, bị cáo Nguyễn Đắc Hải có 01 tiền sự và 04 tiền án: Ngày 02/12/2002, UBND huyện Sóc Sơn có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thời hạn 12 tháng; Bản án số 82/HSST ngày 29/12/2004 TAND huyện Sóc Sơn xử phạt bị cáo 06 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”; Bản án số 234/HSST ngày 21/12/2006 của TAND huyện Đông Anh xử phạt 12 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”; Bản án số 23/HSST ngày 27/3/2007 của TAND huyện Sóc Sơn xử phạt 09 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”, tổng hợp với hình phạt 12 tháng tù của bản án số 234/HSST ngày 21/12/2006; Bản án số: 158/HSST ngày 08/12/2009 của TAND huyện Sóc Sơn xử phạt 05 năm tù về tội Cướp giật tài sản. Ngày 16/9/2013 bị cáo ra trại.

Tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát đề nghị áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm h, g, p khoản 1 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48 (tái phạm) Bộ luật hình sự.

Hội đồng xét xử đã áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự. Xử phạt bị cáo Nguyễn Đắc Hải 10 tháng tù.

Sau khi vụ án được xét xử, đã có nhiều quan điểm khác nhau về việc định tội danh đối với Nguyễn Đắc Hải.

Quan điểm thứ nhất đồng tình với quan điểm của Hội đồng xét xử sơ thẩm là: xét xử Nguyễn Đắc Hải về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Tái phạm” theo điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự với lập luận như sau: Bản án số 158/HSST ngày 08/12/2009 của TAND huyện Sóc Sơn xử phạt bị cáo 5 năm tù về tội “Cướp giật tài sản”, bản án này chưa được xoá án tích nên sẽ được coi là tình tiết định tội (Cấu thành tội phạm) để xác định Hải phạm tội “trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Còn bản án số 23/HSST ngày 27/3/2007 của TAND huyện Sóc sơn xử phạt bị cáo 21 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” sẽ được coi là tình tiết để xác định bị cáo tái phạm.

Quan điểm thứ hai cho rằng cần phải xét xử bị cáo theo điểm c khoản

2 Điều 138 Bộ luật hình sự với tình tiết định khung tăng nặng “Tái phạm nguy hiểm”. Những người theo quan điểm này cho rằng: Bản án số 158/HSST ngày 08/12/2009 của TAND huyện Sóc Sơn đã xác định bị cáo “Tái phạm”. Trong khi đó chỉ cần một trong các tiền án về tội “Trộm cắp tài sản” cũng đủ yếu tố để xác định hành vi trộm chiếc xe đạp trị giá 746.000đ phạm tội theo khoản 1 Điều 138 BLHS, tức là một trong các tiền án đó được coi làm tình tiết định tội. Như vậy, hành vi của bị cáo đã tái phạm, nay lại phạm tội thì phải là tái phạm nguy hiểm.

Quan điểm thứ ba, đó là hành vi của bị cáo Nguyễn Đắc Hải chỉ phạm

tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 và không bị áp dụng tình tiết tăng nặng “tái phạm”.

Vấn đề này, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 7.3 mục 7 Nghị quyết số 01/2006/NQ – HĐTP ngày 12/5/2006 như sau: Khi áp dụng tình tiết “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”, cần phân biệt:

a) Trường hợp các tiền án của bị cáo đã được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì các tiền án đó không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với bị cáo.

Ví dụ: D là người có hai tiền án đều về tội chiếm đoạt tài sản (có thể đều cùng về tội trộm cắp tài sản, có thể về tội trộm cắp tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản). Sau khi ra tù, chưa được xoá án tích D lại trộm cắp tài sản có giá trị dưới năm trăm ngàn đồng, thì trong trường hợp này hai tiền án về tội chiếm đoạt tài sản được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” để truy cứu trách nhiệm hình sự D theo khoản 1 Điều 138 của Bộ luật hình sự mà không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với D [45].

Theo hướng dẫn này thì tiền án về 04 tội chiếm đoạt đã nêu trên chỉ được dùng làm dấu hiệu định tội: “Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” đối với hành vi trộm cắp tài sản trị giá 764.000đ, mà không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với Hải. Như vậy, khi Hải thực hiện hành vi trộm cắp tài sản trị giá 764.000đ đã cấu thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Do đó việc Toà án cấp sơ thẩm áp dụng điểm g khoản 1 Điều 48 (tái phạm) đối với bị cáo là không đúng quy định của pháp luật.

* Xác định tái phạm nguy hiểm không đúng

Ví dụ: Tối ngày 02/6/2009, Trần Anh Dũng đi xe máy lên khu vực thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn để chơi. Đi đến khu vực đường Núi Đôi đoạn gần quán cà phê lầu 333 thị bị đào Minh Thông đi xe máy đèo Hoa Văn Giang đuổi theo chặn xe của Dũng lại, sau đó Thông và Giang đưa Dũng đến quán Hùng Béo tại Phù Mã, xã Phù Linh dẫn Dũng vào phòng số 3 gần khu

bếp nơi Nguyễn Xuân Quyền, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Bá Tài (tức Tuấn) đang ngồi ăn cơm. Tại đây, Quyền hỏi Dũng hôm trước đánh bạc bịp được bao nhiêu tiền, Dũng nói em không đánh bạc bịp, Quyền nói mày không nhận thì đừng nghĩ đến đường về. Dũng nói em được mấy triệu thôi. Dũng nói xong thì Tài, Hòa dùng tay đấm vào ngực, mặt Dũng làm Dũng bị ngã xuống đất, Tài dùng chân đá tiếp vào người Dũng làm mồm Dũng bị chảy máu. Quyền hỏi tiếp những Dũng bảo được có mấy triệu, thì Tài, Hòa tiếp tục đánh Dũng và đe dọa Dũng, lúc đó Mạnh Tuấn cùng tham gia vào đánh Dũng. Dũng bị đánh đau không chịu được đã nói “em được 30 triệu đồng”. Quyền bảo “bây giờ tính thế nào?”, Dũng bảo “cho em xin” nhưng Quyền không nói gì. Tài, Mạnh Tuấn tiếp tục tát vào mặt Dũng, Quyền nói “bây giờ cho mày tự giải quyết”, Dũng bảo “để em nhờ người vay 30 triệu đồng mang lên cho các anh”, Quyền bảo “cho một tiếng phải có tiền không thì mày khó mà về được”. Dũng lấy điện thoại gọi cho Tiến, Thịnh là bạn của Dũng nhờ vay 30 triệu đồng đem lên quán nhà Hùng Béo để đưa cho Quyền và nhờ Thịnh hỏi xem có ai quen Quyền không lên xin hộ Dũng. Khi Tiến, Thịnh chưa lên thì Phạm Tuấn Anh gọi điện vào máy của Dũng, Mạnh Tuấn cầm máy của Dũng thấy số của Tuấn Anh, vì Mạnh Tuấn biết Tuấn Anh nên Mạnh Tuấn nghe máy bảo Tuấn Anh đến, Tuấn Anh đến xin cho Dũng nhưng không được, lúc sau Thịnh, Tiến đến không đem theo tiền, Thịnh, Tiến xin cho Dũng nhưng không được, sau đó Thịnh về vay tiền còn Tiến ở lại cùng Dũng với nhóm của Quyền, do đêm khuya nên tất cả chuyển từ quán nhà Hùng Béo xuống quán nhà anh Thanh ở Quốc lộ 3 đối diện cổng UBND huyện Sóc Sơn, tại đây Thịnh đưa cho Dũng 30 triệu đồng. Dũng cầm tiền đưa cho Quyền nhưng Quyền không cầm, Quyền nói “thằng nào vào mà cầm”, nghe Quyền nói vậy, Bá Tài đến cầm 30 triệu đồng đút vào túi quần bò, sau khi đưa tiền xong, Dũng và mọi người có mặt ở đó đều đi về nhà.

Tại bản Cáo trạng số 15/CT/VKS – HS ngày 19/01/2010 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Sóc Sơn truy tố Nguyễn Xuân Quyền, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Mạnh Tuấn về tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự. Nguyễn Bá Tài (tức Tuấn) bị truy tố về tội “Cướp tài sản” theo điểm c khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự.

Về nhân thân:

- Bị cáo Nguyễn Xuân Quyền có 01 tiền án: Bản án số 67/HSST ngày 26/8/1998 của Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn xử phạt 05 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thử thách 12 tháng về tội “gây rối trật tự công cộng”.

- Bị cáo Nguyễn Xuân Hòa có 02 tiền án, 01 tiền sự: năm 2001 bị Công an huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội xử phạt hành chính cảnh cáo về hành vi cố ý gây thương tích; Bản án số 362/HSST ngày 18/8/2003 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa xử phạt 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thử thách 24 tháng về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; Bản án số 147/HSST ngày 30/8/2005 Tòa án nhân dân quận Long Biên xử phạt 08 tháng tù về tội “Đánh bạc”, tổng hợp với hình phạt 12 tháng tù của bản án số 362 chuyển thành giam, tổng hợp chung cả hai bản án là 20 tháng tù.

- Nguyễn Mạnh Tuấn có 02 tiền án: Bản án số 46/HSST ngày 28/8/2002 của Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn xử phạt 12 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản”; Bản án số 55/HSST ngày 01/10/2002 của Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn xử phạt 12 tháng tù về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và 06 tháng tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tổng hợp hình phạt cho cả hai tội là 18 tháng tù, tổng hợp với 12 tháng tù của bản án số 46, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 30 tháng tù. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyễn Bá Tài (tên gọi khác: Nguyễn Bá Tuấn) có 01 tiền án: Bản án số 280/HSST ngày 24/02/2002 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xử phạt 5 năm tù về tội cướp tài sản. (Bị cáo chấp hành xong bản án ngày 25/5/2006).

Tại bản án hình sự sơ thẩm số: 23/2010/HSST ngày 13/4/2010, Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn đã áp dụng: khoản 1 Điều 133; điểm p khoản 1 Điều 46 (đối với Quyền, Hòa thêm điểm b khoản 1 Điều 46, đối với Hòa thêm Điều 47, đối với Nguyễn Mạnh Tuấn thêm điểm g khoản 1 Điều 48 – tái phạm”) Bộ luật hình sự. Xử phạt: Nguyễn Xuân Quyền: 36 tháng tù; Nguyễn Xuân Hòa: 30 tháng tù; Nguyễn Mạnh Tuấn: 36 tháng tù.

Áp dụng điểm c khoản 2 Điều 133; điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự; Xử phạt: Nguyễn Bá Tài 8 năm tù.

Chúng tôi cho rằng, trong vụ án này Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn đã áp dụng điểm g khoản 1 Điều 48 (tái phạm) đối với bị cáo Tuấn là chính xác vì ngày 11/7/2006 bị cáo mới nộp tiền án phí của bản án số 55 ngày 01/10/2002, theo quy định tại khoản 1 Điều 67 và điểm b khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999 thì trong thời hạn 3 năm kể từ ngày 11/7/2006 mà bị cáo phạm tội mới thì bị cáo đương nhiên được xóa án tích, nhưng đến ngày 02/6/2009 bị cáo đã phạm tội mới nên tiền án của bản án số 55 chưa được xóa án tích nên lần phạm tội này của bị cáo được xác định là tái phạm. Còn đối với bị cáo Nguyễn Bá Tài, Tòa án xác định lần phạm tội này của bị cáo là tái phạm nguy hiểm là không đúng với quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự, bởi lẽ điều quan trọng nhất trong việc xác định đối với tái phạm nguy hiểm trong trường hợp này là xem xét tình trạng án tích của Nguyễn Bá Tài. Cụ thể:

Về việc chấp hành bản án ngày 22/02/2002: Căn cứ vào khoản 3 Điều 67 Bộ luật hình sự năm 1999 về cánh tính thời hạn để xóa án tích và kết quả thi hành án thì Tài đã chấp hành xong bản án từ ngày 25/5/2006. Do vậy ngày 25/5/2006 là thời điểm để xác định thời hạn xóa án tích đối với bị cáo.

Về thời hạn để được xóa án tích: theo quy định tại khoản 1 Điều 67 và điểm c khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999 thì kể từ ngày 25/5/2006 đến ngày 02/6/2009 là trong thời hạn 5 năm. Trong vụ án này Tòa án đã căn

cứ vào đó để xác định hành vi phạm tội của bị cáo Tài là tái phạm nguy hiểm. Tuy nhiên, tại thời điểm thực hiện hành vi “cướp tài sản” vào năm 2002 thì khi đó bị cáo mới có 17 tuổi 03 tháng 18 ngày, là tuổi chưa thành niên do đó Tòa án căn cứ vào khoản 1 Điều 67 là không chính xác mà phải căn cứ vào Điều 77 Bộ luật hình sự “thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự”[34,tr.90]. Như vậy, thời gian để xóa án tích đối với Tài sau khi chấp hành xong hình phạt tù chỉ là 02 năm 6 tháng, vì thế tính đến ngày 26/11/2008 là thời hạn đã xóa án tích. Do đó hành vi của bị cáo chỉ phạm tội Cướp tài sản theo khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự.

* Không xác định tái phạm nguy hiểm

Một phần của tài liệu Tái phạm, Tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trên cơ sở số liệu xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) (Trang 68)