Thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam về tái phạm nguy hiểm

Một phần của tài liệu Tái phạm, Tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trên cơ sở số liệu xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) (Trang 61)

Cũng giống như tái phạm, trong Bộ luật hình sự năm 1999 chế định tái phạm nguy hiểm cũng được quy định thành một chế định độc lập (Điều 49), cũng như được ghi nhận là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điểm g khoản 1 Điều 48) và là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của một số loại tội.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm

trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý [34, tr.39-40].

Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 viện dẫn ở trên thì có ba trường hợp được xác định là tái phạm nguy hiểm.

Trường hợp 1: Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý.

Trường hợp này có ba yếu tố.

Yếu tố 1: Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội đã bị Toà án kết tội và bị xử phạt do thực hiện tội phạm là tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý mà không phân biệt hình phạt đã áp dụng là hình phạt gì. Như vậy, đối với những trường hợp đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng do vô ý, như tội quy định tại khoản 2 Điều 98 (tội Vô ý làm chết người), tội quy định tại khoản 2 Điều 99 (tội Vô ý làm chết người do Vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính) thì không thuộc trường hợp này.

Yếu tố 2: Chưa được xoá án, là trường hợp bị can, bị cáo đang phải chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp luật, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội mới hoặc đã chấp hành xong hình phạt và quyết định của bản án nhưng chưa được xoá án tích theo quy định tại các Điều từ 64 đến điều 67 Bộ luật hình sự mà lại phạm tội mới.

Yếu tố 3: mà lại phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội đã bị kết án và xử phạt, chưa được xoá án tích lại phạm tội mới là tội rất nghiêm trọng do cố ý. Như vậy nếu tội mới mà

người đó phạm phải là tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng thì không thuộc trường hợp này.

Trường hợp 2: Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

Trường hợp này có ba yếu tố.

Yếu tố 1: Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội đã bị Toà án kết tội và bị xử phạt do thực hiện tội phạm là tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý mà không phân biệt hình phạt đã áp dụng là hình phạt gì. Như vậy, đối với những trường hợp đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng do vô ý, như tội quy định tại khoản 2 Điều 98 (tội Vô ý làm chết người), tội quy định tại khoản 2 Điều 99 (tội Vô ý làm chết người do Vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính) thì không thuộc trường hợp này.

Yếu tố 2: Chưa được xoá án, là trường hợp bị can, bị cáo đang phải chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp luật, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội mới hoặc đã chấp hành xong hình phạt và quyết định của bản án nhưng chưa được xoá án tích theo quy định tại các Điều từ 64 đến điều 67 Bộ luật hình sự mà lại phạm tội mới.

Yếu tố 3: mà lại phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội đã bị kết án và xử phạt, chưa được xoá án tích lại phạm tội mới là tội đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợp 3: Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.

Trường hợp này có ba yếu tố bắt buộc

bản án đã có hiệu lực pháp luật, mà bản án đó kết luận bị cáo là tái phạm theo quy định tại khoản 1 của Điều 49 BLHS.

Yếu tố 2: Chưa được xoá án tích, là trường hợp bị can, bị cáo đang chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp luật hoặc đã chấp hành xong bản án (Bản án này đã xác định bị cáo tái phạm – Bản án thứ 2) nhưng chưa được xoá án tích theo quy định tại các điều từ 64 đến 67 BLHS.

Yếu tố 3: Mà lại phạm tội do cố ý là trường hợp bị can, bị cáo đã tái phạm, chưa được xoá án tích lại phạm tội do cố ý. Tội mới phạm do cố ý không phân biệt là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy nếu tội mới phạm này là tội do vô ý thì không phải là tái phạm nguy hiểm.

Nghị Quyết số 32/1999/NQ – QH ngày 21/12/1999 của Quốc Hội về thi hành BLHS năm 1999; Nghị quyết số 01/2000/HĐTP ngày 04/8/2000 và Nghị quyết số 01/2006/HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là những văn bản hướng dẫn chung về tái phạm và tái phạm nguy hiểm nên khi áp dụng trong thực tiễn xét xử chúng ta cần phải vận dụng các văn bản này và cần lưu ý: trong BLHS năm 1999 thu hẹp phạm vi trấn áp đối với hình thức tái phạm nguy hiểm, tức là có lợi hơn cho người phạm tội nên quy định về tái phạm nguy hiểm sẽ được áp dụng để xem xét TNHS đối với hành vi phạm tội trước xảy ra trước ngày 01/7/2000.

Một phần của tài liệu Tái phạm, Tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trên cơ sở số liệu xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) (Trang 61)