Phân tích nợ quá hạn theo thời gian

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam chinh nhánh Bình Dương (Trang 44)

Bảng 2.10: Dư nợ quá hạn theo thời gian

Đơn vị: tỷđồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Dưới 90 ngày 0 0 0 0 5,96 31,37

91 – 180 ngày 2,815 97,07 11,825 86,31 9,66 50,84

Trên 360 ngày 0,085 2,93 0,085 0,62 1,79 9,42

Tổng cộng 2,9 100 13,7 100 19 100

Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam CN Bình Dương

Trong năm 2010 và 2011, VIB BD không có dư nợ quá hạn dưới 90 ngày. Đến năm 2012, dư nợ quá hạn dưới 90 ngày là 5,96 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 31,37% tổng dư nợ quá hạn. Như vậy qua 3 năm, dư nợ quá hạn dưới 90 ngày có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ quá hạn. Tuy vậy, đối với các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày thì RRTD đối với ngân hàng ở mức thấp.

Nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ quá hạn qua các năm. Năm 2010, dư nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày là 2,815 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 97,07% trên tổng dư nợ quá hạn; năm 2011 là 11,825 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 86,31% và sang năm 2009 là 9,66 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,84% tổng dư nợ quá hạn. Như vậy, dư nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày có xu hướng tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối qua các năm.

Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày năm 2011 là 1,79 tỷ đồng, chiếm 13,07% tổng dư nợ quá hạn và sang năm 2012 là 1,59 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,37% tổng dư nợ quá hạn. Như vậy qua 3 năm liên tiếp, dư nợ nhóm này có xu hướng giảm.

Nợ quá hạn trên 360 ngày so với nợ quá hạn ở thời hạn trên chiếm con số thấp cả về tỷ trọng lẫn quy mô. Năm 2010 dư nợ quá hạn nhóm này là 0,085 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,93%; năm 2011 là 0,085 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,62% và năm 2012 là 1,79 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,42% trên tổng dư nợ quá hạn. Như vậy, nợ quá hạn nhóm này có xu hướng bất lợi về số tuyệt đối và số tương đối, tỷ trọng nợ xấu không giảm qua các năm, có khoản vay qua 2 năm vẫn chưa thu hồi được. Đây là dấu hiệu chứng tỏ VIB BD chưa có biện pháp phù hợp để thu hồi nợ xấu.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam chinh nhánh Bình Dương (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)