Phân tích dư nợ tín dụng theo ngành sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam chinh nhánh Bình Dương (Trang 41)

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷđồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Công nghiệp chế biến 116,13 21 107,83 20,5 56,64 19,2 Thương mại - dịch vụ 138,25 25 143,1 27,2 82,01 27,8 Giao thông vận tải 71,89 13 76,27 14,5 44,25 15 Xây dựng, bất động sản 88,48 16 89,42 17 59 20

Nông lâm nghiệp 44,24 8 39,45 7,5 17,7 6

Khách sạn và nhà hàng 33,18 6 28,93 5,5 23,6 8

Ngành khác 60,83 11 41 7,8 11,8 4

Tổng cộng 553 100,00 526 100,00 295 100,00

Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam CN Bình Dương

Qua số liệu bảng 2.5 cho thấy, ngành công nghiệp chế biến và ngành thương mại là hai ngành mà VIB BD tập trung vốn để cho vay, điều này cũng đúng với đặc thù kinh tế của tỉnh Bình Dương. Tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp chế biến và ngành thương mại - dịch vụ luôn chiếm trên 20% tổng dư nợ cho vay. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngành thương mại, dịch vụ của VIB BD lần lượt qua 3 năm 2010, 2011, 2012 là 25%, 27,2% và 27,8%. Quy mô tín dụng của ngành này năm 2010 đạt 138,25 tỷ đồng, năm 2011 là 143,1 tỷđồng và năm 2012 là 82,01 tỷ đồng; mặc dù năm 2012 ngành này có giảm về giá trị nhưng vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất. VIB BD hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương - có kinh tếđang phát triển mạnh nên dành ưu tiên vốn cho ngành này là hợp lý.

Ngành công nghiệp chế biến là ngành chiếm tỷ trọng cao thứ hai. Năm 2010 dư nợ cho vay ngành này đạt 116,13 tỷ đồng, chiếm 21% tổng dư nợ cho vay. Năm 2011 dư nợ cho vay ngành này đạt 107,83 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 20,5% dư nợ cho vay. Đến năm 2012, dư nợ cho vay ngành công nghiệp chế biến đạt 56,64 tỷ đồng, chiếm 19,2% tổng dư nợ. Như vậy, dư nợ của ngành này qua các năm có xu hướng giảm nhưng tỷ trọng cho vay vẫn ở mức cao xấp xỉ 20%. Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nên VIB BD định hướng cho vay ngành công nghiệp chế biến là một hướng đi đúng.

Đứng thứ 3 trong tổng dư nợ cho vay là ngành xây dựng, bất động sản. Ngành này ở nước ta những năm gần đây, có sự phát triển mạnh mẽ, nhất là ở tỉnh Bình Dương. Nhu cầu xây dựng bùng nổ và phát triển mạnh mẽ mấy năm trở lại đây đã tạo điều kiện cho các ngân hàng đẩy mạnh vốn cho vay. Năm 2010, dư nợ cho vay ngành xây dựng, bất động sản đạt 88,48 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16% tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ cho vay tăng lên 89,42 tỷđồng chiếm 17% tổng dư nợ. Đến năm 2012, dư nợ cho vay ngành này giảm xuống còn 59 tỷ đồng, do tình hình kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn.

Đứng thứ 4 trong tổng dư nợ cho vay là ngành giao thông vận tải. Muốn thu hút đầu tư, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì cơ sở vật chất hạ tầng phải đi trước một bước. Tỉnh Bình Dương những năm gần đây đang có nhiều những dự án giao thông quan trọng nên cần một lượng vốn rất lớn. Chính vì thế mà dư nợ cho vay ngành giao thông vận tải cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ cho vay của VIB BD. Năm 2010, dư nợ cho vay ngành giao thông vận tải đạt 71,89 tỷđồng, chiếm 13% tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ đạt 76,27 tỷđồng, chiếm 14,5% tổng dư nợ. Đến năm 2012, dư nợ cho vay đạt 44,25 tỷđồng, chiếm 15% tổng dư nợ cho vay của cả năm.

Ngoài việc tập trung vốn cho ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, bất động sản, VIB BD cũng không ngừng mở rộng cho vay sang các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh khác. Đó là các ngành nông lâm nghiệp, khách sạn

- nhà hàng, giáo dục, y tế… Việc VIB BD mở rộng danh mục cho vay sang các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau có tác dụng phân tán và hạn chế RRTD.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam chinh nhánh Bình Dương (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)