Phòng ngừa rủi ro tín dụng bằng việc liên kết đồng bộ các tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam chinh nhánh Bình Dương (Trang 77)

chức tín dụng

Trong nhiều giải pháp hạn chế RRTD, hầu như các TCTD quan tâm nhiều đến việc xây dựng hệ thống giải pháp phòng ngừa hay kiểm soát rủi ro nhưng do từng TCTD tự xây dựng cơ chế quy định riêng và lại điều chỉnh cho đối tượng là các khách hàng có quan hệ tín dụng và thanh toán với nhiều TCTD. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp, TCTD không biết rõ những mưu lợi của khách hàng khi đến quan hệ với tổ chức mình. Do đó, để trang bị thêm các công cụ quản trị RRTD một cách triệt để, đòi hỏi một sự liên kết đồng bộ và có hệ thống giữa các TCTD với nhau.

Cần phải có sự liên kết giữa các TCTD vì trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế phát triển theo cơ chế mở, tổ chức kinh tế cũng theo đó mở rộng bất cứ ngành nghề sản xuất kinh doanh nào miễn là họ có có được một chút cơ hội để làm. Và với mục đích thực hiện được các cơ hội đó, các tổ chức kinh tế vì không đủ tiềm lực tài chính nền đã không ngần ngại đến gõ cửa ngân hàng, thậm chí ngay cả nhiều dự án, công trình hầu như không có đồng vốn nào đối ứng nhưng họ cũng tìm cách vay được, đấy là chưa kểđến kinh nghiệm thực hiện dự án, công trình… tức là một dự án, công trình, một bộ hồ sơ hay một bộ hoá đơn chứng từđược đem đi vay tại nhiều tổ chức tín dụng.

Để hỗ trợ cho hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng, hiện nay Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN là nơi cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy về các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo ý kiến đánh giá của những người trực tiếp làm công tác cho vay ở ngân hàng, đa số thông tin mà trung tâm cung cấp vẫn chưa đáp ứng được cả

yêu cầu số lượng lẫn yêu cầu chất luợng nên các ngân hàng trong quá trình thẩm định khách hàng vay hầu như chỉ dựa trên thông tin tự tìm hiểu qua các nguồn khác. Để khắc phục tình hình nói trên, NHNN cần có những chính sách để không ngừng nâng cao chất lượng của thông tin tín dụng phù hợp với đòi hỏi thực tế, đáp ứng yêu cầu của công tác thông tin tín dụng thông qua công tác mở rộng thành viên trung tâm, gồm các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, từđó có được nhiều thông tin hơn. Bên cạnh đó, NHNN cần có các biện pháp chế tài để các TCTD tôn trọng triệt để quy chế hoạt động thông tin tín dụng nói riêng và cho toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung.

Trong xu thế hội nhập, với một nền kinh tế mở, việc liên kết đồng bộ các TCTD là một hướng đi tất yếu mà các NHTM luôn hướng đến nhằm đạt được những hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. VIB BD cũng không phải là ngoại lệ, từ những mối liên kết đó đã giúp cho VIB BD rất nhiều trong công tác tín dụng của mình. Cụ thể:

- Có được những thông tín quý báu về nhìn nhận đánh giá các khách hàng đúng đắn hơn.

- Nâng cao nghiệp vụ thông tin giữa các bộ phận chuyên môn của các tổ chức tín dụng với nhau.

- Tăng mối đoàn kết trong cộng đồng TCTD.

3.2.1.3. Thiết lập các biện pháp ngăn ngừa khi nhận thấy khoản vay có vấn đề

Qua quá trình phân loại rủi ro, khi một khoản cho vay được ngân hàng nhận thấy có dấu hiệu rủi ro thì phải lập ngay một kế hoạch để ngăn chặn RRTD có thể xảy ra.

Thiết lập kế hoạch gặp gỡ khách hàng và thông báo cho khách hàng về thực trạng hiện tại cũng như loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh của mình để khách hàng có thể kết hợp cùng ngân hàng đưa ra phương án ngăn ngừa và phương án khắc phục cho doanh nghiệp trong tiến trình kinh doanh của đơn vị.

Trong thời gian đưa ra phương án khắc phục, ngân hàng luôn phải theo dõi một cách sát sao quy trình thực hiện phương án của doanh nghiệp có tiến triển khả quan hay không. Qua đó, giúp ngân hàng có những định hướng quản trị RRTD một cách chính xác nhất trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam chinh nhánh Bình Dương (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)