Phân tích dư nợ tín dụng theo thời gian

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam chinh nhánh Bình Dương (Trang 37)

Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng theo thời gian

Đơn vị: tỷđồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Cho vay ngắn hạn 411 74,32 399 75,86 188 63,73 Cho vay trung dài hạn 142 25,68 127 24,14 107 36,27

Tổng cộng 553 100,00 526 100,00 295 100,00

Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam CN Bình Dương

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng theo thời gian

Đơn vị: tỷđồng

Chỉ tiêu Năm 2011 so với 2010 Năm 2012 so với 2011

Giá trị % Giá trị %

Cho vay ngắn hạn -12 -2,92 -211 -52,88

Cho vay trung dài hạn -15 -10,56 -20 -15,75

Tổng cộng -27 -4,88 -231 -43,92

Qua bảng 2.1 và 2.2 cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợở cả hai chỉ tiêu có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2010, dư nợ cho vay ngắn hạn là 411 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 74,32% tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay trung dài hạn là 142 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,68% tổng dư nợ cho vay. Sang năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn giảm 12 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng giảm 2,92%, chiếm tỷ trọng 75,86%; dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 127 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,14% tổng dư nợ và giảm 10,56% so với năm 2010. Đến năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 188 tỷ đồng, giảm 52,88% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 63,73 tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay trung dài hạn giảm 20 tỷ đồng so với năm 2011, giảm 15,75% và chiếm tỷ trọng 36,27% tổng dư nợ cho vay.

Cũng giống như các NHTM khác ở Việt Nam, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn của VIB BD đều cao hơn so với dư nợ cho vay trung dài hạn vì:

- Cho vay ngắn hạn an toàn hơn cho vay trung dài hạn.

- Ngân hàng thiếu vốn để cho vay trung dài hạn (theo quy định của NHNN, các NHTM được phép trích tối đa 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn). Nhưng việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thì ngân hàng dễ gặp rủi ro thanh khoản và lãi suất.

Tuy nhiên, dư nợ cho vay ngày càng giảm về giá trị và tỷ trọng là do chính sách thắt chặt cho vay của VIB BD và do ảnh hưởng của tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn. Nhiều cơ chế, chính sách thay đổi, đầu tư công bị cắt giảm; thị trường không thuận lợi cho doanh nghiệp và người sản xuất. Nguồn lực hạn chế nên nhiều chương trình chưa hoàn thành. Nhiều dự án đầu tư chậm triển khai do nhà đầu tư còn hoài nghi về sự phục hồi của thị trường.

Kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tếđầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến

hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam chinh nhánh Bình Dương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)